Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về Đền Hùng, Đền Mẫu Âu Cơ

6 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
5.757
5
3
Lê Ngọc Hoa
08/02/2018 18:59:31
Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam. Hàng năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, hàng vạn người từ khắp mọi miền tổ quốc đổ về đền Hùng để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc. Đền Hùng là một khu du lịch nổi tiếng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú cách Hà Nội 100km về phía Bắc. Đó là một quần thể kiến trúc bao gồm lăng tẩm, đền, miếu cổ kính. Do những biến động của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian, các kiến trúc ở đền Hùng đã được trùng tu và xây dựng lại nhiều lần, gần đây nhất là vào năm 1922. Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, điểm dừng chân của du khách là đền Hạ, tương truyền là nơi bà Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lại làm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất). Qua đền Hạ là đền Trung, nơi các vua Hùng dùng làm nơi họp bàn với các Lạc hầu, Lạc tướng. Trên đỉnh núi là đền Thượng là lăng Hùng Vương thứ sáu (trong dân gian gọi là mộ tổ) từ đền Thượng đi xuống phía Tây nam là đền Giếng, nơi có cái giếng đá quanh năm nước trong vắt. Tương truyền ngày xưa các công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương thứ mười tám, thường tới gội đầu tại đó.
Lễ hội đền Hùng bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác… Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Đó là hai nghi lễ được cử hành đồng thời trong ngày chính hội. Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đó là một đám rước tưng bừng những âm thanh của các nhạc cụ cổ truyền và màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống… Dưới tán lá mát rượi của những cây trò, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá huyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng.
Góp phần vào sự quyến rũ của ngày lễ hội, ngoài những nghi thức rước lễ còn những hoạt động văn hóa quần chúng đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Vĩnh Phú, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.
Người hành hương tới đền Hùng không chỉ để vãn cảnh hay tham dự vào cái không khí tưng bưng của ngày hội mà còn vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người hành hương đều cố thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.
Trẩy hội Đền Hùng là truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam. Trong rất nhiều những ngày hội được tổ chức trên khắp đất nước, hội đền Hùng vẫn được coi là hội linh thiêng nhất bởi đó là nơi mỗi người Việt Nam nhớ về cội nguồn và truyền thống oai hùng, hiển hách của cha ông.
“Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.”
Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam. Hàng năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, hàng vạn người từ khắp mọi miền tổ quốc đổ về đền Hùng để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.
Đền Hùng là một khu du lịch nổi tiếng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú cách Hà Nội 100km về phía Bắc. Đó là một quần thể kiến trúc bao gồm lăng tẩm, đền, miếu cổ kính. Do những biến động của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian, các kiến trúc ở đền Hùng đã được trùng tu và xây dựng lại nhiều lần, gần đây nhất là vào năm 1922. Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, điểm dừng chân của du khách là đền Hạ, tương truyền là nơi bà Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lại làm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất). Qua đền Hạ là đền Trung, nơi các vua Hùng dùng làm nơi họp bàn với các Lạc hầu, Lạc tướng. Trên đỉnh núi là đền Thượng là lăng Hùng Vương thứ sáu (trong dân gian gọi là mộ tổ) từ đền Thượng đi xuống phía Tây nam là đền Giếng, nơi có cái giếng đá quanh năm nước trong vắt. Tương truyền ngày xưa các công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương thứ mười tám, thường tới gội đầu tại đó.
Lễ hội đền Hùng bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác… Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Đó là hai nghi lễ được cử hành đồng thời trong ngày chính hội. Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đó là một đám rước tưng bừng những âm thanh của các nhạc cụ cổ truyền và màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống… Dưới tán lá mát rượi của những cây trò, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá huyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng.
Góp phần vào sự quyến rũ của ngày lễ hội, ngoài những nghi thức rước lễ còn những hoạt động văn hóa quần chúng đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Vĩnh Phú, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.
Người hành hương tới đền Hùng không chỉ để vãn cảnh hay tham dự vào cái không khí tưng bưng của ngày hội mà còn vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người hành hương đều cố thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.
Trẩy hội Đền Hùng là truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam. Trong rất nhiều những ngày hội được tổ chức trên khắp đất nước, hội đền Hùng vẫn được coi là hội linh thiêng nhất bởi đó là nơi mỗi người Việt Nam nhớ về cội nguồn và truyền thống oai hùng, hiển hách của cha ông.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
9
4
Su Bi Ka
08/02/2018 19:23:11
Đền Mẫu Âu Cơ tọa lạc tại xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Đây là một công trình lịch sử văn hóa đặc biệt, gắn liền với hình tượng Mẹ Âu Cơ sinh ra con Lạc cháu Hồng trong một bọc trăm trứng, vốn đã ghi tạc trong tâm trí và tình cảm của các thế hệ người Việt.
Tục truyền rằng, ngày nàng Âu Cơ chào đời ở động Lăng Xương (nay thuộc huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ) có mây lành che chở, hương thơm tỏa ngát. Lớn lên, nàng xinh đẹp, thông minh hơn người, chăm đọc chữ, giỏi đàn sáo, lại tinh thông âm luật. Về sau kết duyên với Lạc Long Quân (con trai của Kinh Dương Vương), nàng Âu Cơ sinh hạ một bọc trứng, nở thành một trăm người con. Khi các con đã lớn khôn, Lạc Long Quân nói với mẹ Âu Cơ: “Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, chung hợp thật khó vì dòng giống bất đồng”. Nói xong, Lạc Long Quân dẫn 50 con xuống biển.
Mẹ Âu Cơ đưa 50 con lên non, đi đến đâu cũng thu phục nhân tâm, khai phá rừng hoang. Một ngày, đi qua vùng đất Hiền Lương, nơi có núi cao, sông dài, cảnh vật hữu tình, Mẹ liền cho khai hoang, dạy dân cấy lúa, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải. Khi trang ấp đã tươi đẹp, Mẹ Âu Cơ đi tiếp đến vùng đất mới. Sau này, Mẹ trở về Hiền Lương, gắn bó suốt phần đời còn lại với nơi này. Ngày 25 tháng chạp năm Nhâm Thân, Mẹ Âu Cơ cùng các tiên nữ bay về trời, để lại dưới gốc đa dải yếm lụa. Tại đó, nhân dân trong vùng đã dựng lên Đền Mẫu Âu Cơ, đời đời tưởng nhớ công đức Mẹ Âu Cơ.
- Trong 50 người con theo Mẹ Âu Cơ, người con đầu lên nối ngôi vua, lấy niên hiệu Hùng Vương thứ nhất, đặt tên nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu, truyền 18 đời vua Hùng và trị vì đất nước trong 2621 năm, trở thành tổ tiên của dân tộc Việt Nam.
Trong lịch sử tồn tại mấy ngàn năm, đền thờ Mẫu Âu Cơ đã ba lần được các triều đại nhà nước Việt Nam sắc phong. Lần thứ nhất dưới triều vua Lê Thánh Tông, năm 1465 vua đã ra chiếu chỉ phong thần, cấp tiền, tôn tạo Đền Mẫu Âu Cơ, giao cho nhân dân xã Hiền Lương thờ phụng. Thế kỷ 15, triều đình Hậu Lê đã phong sắc và trùng tu đền. Đến thế kỷ 19, nhà Nguyễn một lần nữa sắc phong Đền Mẫu Âu Cơ.
- Năm 1991, đền Mẫu Âu Cơ đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Ngôi đền nằm ẩn dưới gốc đa cổ thụ phủ tán xum xuê, mặt quay về hướng chính nam, bên tả có giếng Loan, bên hữu có giếng Phượng, phía trước có núi Giác đẹp như một án thư, sau lưng sông Hồng uốn khúc như rồng thiêng bao bọc. Tuy không đồ sộ nhưng Đền Mẫu Âu Cơ có giá trị cao về mặt nghệ thuật kiến trúc.
- Đền gồm năm gian hình chữ nhất (-), cột gỗ lom, mái lợp ngói vẩy. Bên trong là pho tượng Quốc Mẫu Âu Cơ cao 0.93m đặt trên ngai vị, hai tay đặt lên đầu gối, chân đi hài cong, đầu đội mũ lấp lánh kim cương, dáng hình hiền hậu và thanh tú. Toàn bộ tượng và ngai được đặt trong một khám cao 1.82m, xung quanh trạm trổ tùng, cúc, mai và rồng chầu mặt nguyệt. Ngoài ra, các phần kiến trúc bằng gỗ trong Đền Mẫu Âu Cơ đều được chạm trổ cầu kỳ, tinh tế...
Mùa xuân đến cũng là lúc người dân Hiền Lương rục rịch tập tế nam, tế nữ, rước kiệu, chuẩn bị lễ vật... cho ngày “Tiên giáng”. Và du khách thập phương lại cùng nhau hành hương về đất Tổ, hòa mình vào không khí nhộn nhịp của lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ.
Ngày lễ chính ở Đền Mẫu Âu Cơ là ngày “Tiên giáng” tức mùng 7 tháng Giêng hàng năm, và kéo dài trong ba ngày liên tiếp. Từ xưa, người dân trong vùng đã có câu ca lưu truyền: Mùng bảy trong tiết tháng Giêng, dân Hiền lễ tế trống chiêng vang trời...
- Khai hội Đền Mẫu Âu Cơ là lễ tế Thành Hoàng ở đình, đội tế toàn nam giới. Sau đó, 8 cô gái mặc đồng phục sẽ uyển chuyển rước cỗ kiệu bát cống sơn son thếp vàng theo nhịp trống từ đình vào đền. Đi đầu đám rước là những lá cờ thần, sau kiệu là những vị chức sắc mặc áo dài khăn xếp, rồi đến dòng người trẩy hội.
- Tiếp đến là lễ tế nữ do 12 cô gái thanh tân, có nhan sắc và học vấn thực hiện. Các thiếu nữ đều mặc áo dài, đầu đội khăn kim tuyến, chân đi hài thêu, thắt lưng lụa, riêng chủ tế mặc trang phục hoàn toàn màu đỏ. Lễ vật dâng lên Mẫu không quá cầu kỳ, đều là cỗ chay, ngũ quả, tiền giấy... Trong đó có bánh truyền thống của người Hiền Lương, làm từ bột nếp hảo hạng và mật ong, được cắt thành từng khoanh như đốt tre, với 100 cầu bánh ngọt tượng trưng cho lễ vật của 100 người con dâng lên mẹ.
- Trong các ngày diễn ra lễ hội, trước sân đền và tại đình làng còn có nhiều trò chơi dân gian như: đu tiên, cướp cờ, đánh phết, hát ghẹo, hát xoan... thu hút sự tham gia của người dân địa phương lẫn du khách hiếu kỳ. Đến ngày cuối là diễn ra lễ rước kiệu từ đền trở về đình, và kết thúc lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ.
Bên cạnh lễ chính “Tiên giáng”, trong năm còn có ngày “Tiên thăng” 25 tháng chạp, ngày 10-11 tháng hai, ngày 12 tháng ba, ngày 13 tháng tám âm lịch.
7
2
Su Bi Ka
08/02/2018 19:24:08
Từ xa xưa, thờ Mẫu đã trở thành nét đẹp tiêu biểu trong văn hóa của người Việt. Nhiều nhà sử học cho rằng, mỹ tục này xuất phát từ mảnh đất Hiền Lương (huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ), nơi có đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ.
Lịch sử của ngôi đền huyền thoại
Dưới tán lá sum suê của cây đa cổ thụ, không biết bao nhiêu thế hệ con cháu Lạc Hồng đã từng dâng hương tỏ lòng thành kính với mẹ Âu Cơ và kể cho nhau nghe truyền thuyết về người mẹ vĩ đại của dân tộc.
Tục truyền rằng, ngày nàng Âu Cơ chào đời ở động Lăng Xương (nay thuộc huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ) có mây lành che chở, hương thơm tỏa ngát khắp không gian. Lớn lên, nàng xinh đẹp, thông minh hơn người, chăm đọc chữ, giỏi đàn sáo, lại tinh thông âm luật. Sau khi kết duyên với Lạc Long Quân – con trai của Kinh Dương Vương, nàng Âu Cơ sinh hạ một bọc trứng, nở thành một trăm người con. Một ngày, thấy các con đã lớn khôn, Lạc Long Quân nói với mẹ Âu Cơ: “Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, tuy khí âm dương hợp lại mà thành trăm con, nhưng chung hợp thật khó vì dòng giống bất đồng”. Nói xong, Lạc Long Quân dẫn 50 con xuống biển.
Mẹ Âu Cơ đưa 50 con lên non, đi đến đâu cũng thu phục nhân tâm, khai phá rừng hoang. Một ngày, đi qua Hiền Lương, nơi có núi cao, đồng rộng, sông dài, Mẹ liền cho khai hoang, dạy dân cấy lúa, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải. Khi trang ấp đã tươi đẹp, Mẹ vội vã đi đến vùng đất mới. Sau này, mẹ Âu Cơ trở về Hiền Lương, gắn bó suốt phần đời còn lại với nơi này. Ngày 25 tháng chạp năm Nhâm Thân, mẹ Âu Cơ bay về trời, để lại dưới gốc đa dải yếm lụa. Ở đó, nhân dân đã dựng lên ngôi miếu thờ phụng, đời đời tưởng nhớ Quốc Mẫu.
Tượng Mẫu Âu Cơ được tạo tác vào thời Lê.
Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ chính thức được xây dựng dưới triều vua Lê Thánh Tông (1442 – 1497). Thần tích của đền ghi lại rằng, ngôi đền nằm ẩn dưới gốc đa cổ thụ, mặt quay về hướng chính nam, bên tả có giếng Loan, bên hữu có giếng Phượng, phía trước có núi Giác đẹp như một án thư, sau lưng sông Hồng uốn khúc như rồng thiêng bao bọc. Trải qua hơn năm thế kỷ, đền Mẫu xuống cấp nghiêm trọng. Năm 1998, Đảng bộ và nhân dân Hiền Lương tiến hành trùng tu ngôi đền.
Ngôi đền không rộng lớn, đồ sộ nhưng lại được đánh giá cao về mặt nghệ thuật. Khách tham quan có thể tìm thấy ở đây nhiều di vật như tượng Tổ Mẫu Âu Cơ, tượng Đức Ông Đột Ngột Cao Sơn hay các bức chạm tinh tế trên cửa võng, xà ngang, diềm chung quanh cửa thượng cung. Hiện nay, đền chính có bố cục theo kiểu chữ Đinh với ba gian hậu cung và năm gian đại bái.
Đền thờ Mẫu Âu Cơ kết hợp với chùa Linh Phúc tạo thành một quần thể di tích có sức hút đặc biệt với du khách thập phương. Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Trưởng Ban Quản lý Khu di tích Đền Mẫu Âu Cơ cho biết: “Được sự đồng ý của chính quyền, chúng tôi đang nhanh chóng khôi phục đình thờ Đức Ông Đột Ngột Cao Sơn (người con thứ hai của Mẫu) nằm cách đền Mẫu 500m về phía đông để đáp ứng nhu cầu tham quan, tín ngưỡng của nhân dân”.
Con cháu Lạc Hồng hướng về cội nguồn
“Mồng bảy trong tiết tháng giêng
Dân Hiền tế lễ trống chiêng vang trời...”
Như một thói quen đã ngấm vào máu thịt, mùa xuân đến cũng là lúc nhân dân Hiền Lương rục rịch tập tế nam, tế nữ, rước kiệu, chuẩn bị lễ vật,... cho ngày “Tiên giáng”. Còn hàng triệu đồng bào ta ở mọi miền đất nước ùn ùn hành hương về đất Tổ, cúi lạy anh linh mẹ Âu Cơ và hòa mình vào không khí nhộn nhịp của mùa lễ hội.
Sáng sớm mùng bảy tháng giêng, lễ hội đền Mẫu được mở đầu bằng lễ tế Thành Hoàng ở đình, đội tế toàn nam giới. Sau đó, tám cô gái mặc đồng phục sẽ uyển chuyển rước một cỗ kiệu bát cống sơn son thiếp vàng theo nhịp trống từ đình vào đền. Đi đầu đám rước là những lá cờ thần, sau kiệu là những vị chức sắc mặc áo dài khăn xếp, rồi đến người đi trảy hội.
Có nhiều ý kiến cho rằng, điểm thu hút nhất của lễ hội nằm ở lễ tế nữ do 12 cô gái thanh tân, có nhan sắc và học vấn thực hiện. Các thiếu nữ đều mặc áo dài, đầu đội khăn kim tuyến, chân đi hài thêu, thắt lưng lụa, riêng chủ tế mặc trang phục hoàn toàn mầu đỏ. Sau khi lễ tế nữ kết thúc, các trò chơi dân tộc như đu tiên, cờ người, chọi gà, tổ tôm điếm có thưởng sẽ được tổ chức ở ngoài sân đền.
Lễ vật dâng lên Mẫu không quá cầu kỳ, đều là cỗ chay, ngũ quả, tiền giấy,... Trong đó có một thứ bánh truyền thống của người Hiền Lương, làm từ bột nếp hảo hạng và mật ong, được nhào kỹ thành hình trụ tròn, rồi cắt thành từng đoạn như đốt tre hấp chín. 100 cầu bánh ngọt tượng trưng cho lễ vật của 100 người con dâng lên mẹ.
Bên cạnh ngày lễ chính “Tiên giáng” mùng bảy tháng giêng, trong năm còn có ngày “Tiên thăng” 25 tháng chạp, ngày 10 – 11 tháng hai, ngày 12 tháng ba, ngày 13 tháng tám âm lịch.
Khách thập phương đến tận hưởng mùa lễ hội rộn rã trên đất thiêng, có người dù chưa từng gặp mặt, biết tên, nhưng vẫn trao nhau nụ cười thân thiện, ánh mắt trìu mến. Có lẽ, ngôi đền cổ kính nằm khiêm nhường bên gốc đa mấy trăm năm tuổi đã làm sống dậy trong trái tim họ niềm tự hào về nòi giống Tiên Rồng và bọc trăm trứng huyền thoại, khiến người với người gần gũi nhau hơn.
Vào tháng giêng, tháng hai, khu di tích đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ có nhiều nét đẹp làm say lòng người. Còn vào những ngày chớm đông như bây giờ, đến thăm đền lại đem đến một cảm giác bình yên lạ thường! Không cờ hoa rực rỡ, không trống kèn vang trời, không tấp nập người qua lại, chỉ còn mùi hương trầm quyện với hương ngọc lan phả vào tiết trời se se lạnh của miền bắc. Dưới mái đền rêu phong, đưa tầm mắt ra xa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những ruộng ngô xanh non, núi Giác nằm uy nghiêm trong làn sương mờ ảo.
Trong khoảnh khắc thiêng liêng ấy, hồn người trở về với sự thư thái, tĩnh lặng vốn có để lắng nghe lời thì thầm của sông núi. Rằng áo cơm, đất đai, biên cương ta có hôm nay đều do mẹ Âu Cơ cùng các con vun trồng, khai khẩn, giữ gìn. Khi thiên tai ập đến hay chiến tranh gian khổ, Mẹ vẫn luôn dang tay che chở, dẫn lối cho con cháu vượt qua sóng gió.
Ngày nay, đồng bào ta dù đi xa tới đâu, dù đang hạnh phúc hay hoạn nạn, vẫn có một nơi để trở về. Đó là nơi mẹ Âu Cơ đã để lại dải lụa đào rồi bay về trời. Hình ảnh người mẹ nhân từ của dân tộc vừa nhắc nhở mỗi chúng ta luôn khắc ghi đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, vừa tiếp thêm sức mạnh cho dòng giống Tiên Rồng giữ vững tinh thần đoàn kết, tự lực tự cường để xây dựng và bảo vệ từng tấc đất tổ tiên truyền lại.
2
4
Su Bi Ka
08/02/2018 19:24:48
Di tích lịch sử Đền Mẫu Âu Cơ xã Hiền Lương – Hạ Hòa Phú Thọ
Đền mẫu Âu Cơ là nơi thờ Mẹ Âu Cơ được xây dựng từ thời Hậu Lê, nằm trên địa phận xã Hiền Lương, huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ ngày nay. Đền Mẫu Âu Cơ là một công trình lịch sử văn hoá đặc biệt, là biểu tượng của tinh thần yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc. Hình tượng mẹ Âu Cơ sinh ra con Lạc cháu Hồng nước Việt trong một bọc trăm trứng đã trở thành hình tượng bất hủ sống mãi trong tư tưởng tình cảm và tâm trí của các thế hệ người Việt Nam. Hàng năm, không chỉ người dân trong vùng mà cả du khách thập phương từ nhiều nơi khác cùng hội tụ về đây vui đón Lễ hội Đền mẫu Âu Cơ diễn ra vào ngày 7 tháng Giêng là ngày “Tiên giáng”.
Mùng bảy đang tiết tháng Giêng
Dân hiền tế lễ trống chiêng vang trời
Anh em Bách Việt ta ơi!
Ngày xuân thong thả tới nơi xem tường
Đây ngày hội tế Mẫu vương
Người sinh ra Tổ Hùng Vương nước nhà…
Tục truyền rằng khi Ngọc Nương phu nhân sinh nàng Âu Cơ thấy có mây lành che chở, hương thơm toả ngát khắp nơi, là điềm “Tiên nữ giáng trần”. Nàng Âu Cơ rất xinh đẹp, chăm đọc chữ, giỏi đàn sáo. Sau khi kết duyên, Lạc Long Quân đưa Âu Cơ từ động Lăng Xương về núi Nghĩa Lĩnh, Âu Cơ trở dạ sinh được một bọc trăm trứng nở thành một trăm người con. Khi các con lớn lên Lạc Long Quân nói với bà Âu Cơ “Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, thuỷ hoả khó mà hoà hợp …bèn chia 50 người con theo mẹ lên núi, 50 người con theo cha xuống biển để lưu truyền đựơc lâu dài, về sau tất cả các con đều hoá thần”.
Trong 50 người con theo mẹ thì người con đầu lên nối ngôi vua, lấy niên hiệu Hùng Vương thứ nhất, đặt tên là nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu, truyền 18 đời vua Hùng, trị vì đất nước trong 2621 năm (Từ năm Nhâm Tuất 2879 đến năm 258 TCN).
Bà Âu Cơ cùng các con đi đến đâu cũng thu phục nhân tâm, dạy dân cấy lúa trồng dâu, nuôi tằm dệt vải. Trên con đường dài muôn dặm đó, một ngày kia Người đến trang Hiền Lương, quận Hạ Hoa, trấn Sơn Tây. Thấy phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, có núi cao đồng rộng, sông dài, có hồ nước trong xanh bát ngát, cỏ cây hoa lá tốt tươi, cá chim muông thú dồi dào. Người cho khai hoang lập ấp, dạy dân cấy lúa trồng dâu, nuôi tằm dệt vải. Khi trang ấp đã ổn định, người lại cùng các con lên đường đến các vùng đất mới. Đến khi giang sơn đã thu về một mối, bờ cõi biên cương được mở rộng, Người lại trở về với Hiền Lương, nơi người đã chọn để gắn bó cuộc đời của mình. Tương truyền ngày 25 tháng chạp năm Nhâm Thân, bà Âu Cơ cùng bầy tiên nữ bay về trời để lại dưới gốc đa một dải yếm lụa, ở đó nhân dân đã dựng lên một ngôi miếu thờ phụng, đời đời hương khói.
Trong lịch sử tồn tại mấy ngàn năm, đền thờ Mẫu Âu Cơ đã ba lần được các triều đại nhà nước Việt Nam sắc phong. Lần thứ nhất dưới triều vua Lê Thánh Tông (1428-1527), nhà vua đã sai giám quốc sư lên Hạ Hoà phong thần và cấp tiền cho nhân dân tôn tạo đền Mẫu Âu Cơ. Dưới triều Nguyễn, năm 1874 vua Tự Đức sắc phong là đền thờ Quốc Mẫu. Ngày 3-8-1991 đền Mẫu Âu Cơ được Bộ VH-TT cấp bằng công nhận di tích lịch sử quốc gia.
Lễ chính đền Mẫu Âu Cơ vào ngày 7-1, kéo dài trong ba ngày. Trong dịp lễ hội trước sân đền và tại đình làng có nhiều trò chơi dân gian địa phương như: cướp cờ, đánh phết, hát ghẹo, hát xoan… Đặc biệt có tục làm bánh vôi từ bột gạo nếp và nước mía là đặc sản ngon nổi tiếng của vùng Hạ Hoà.
Đối với các ngày lễ khác trong năm tuy không sôi động, nhộn nhịp bằng 3 ngày lễ hội đầu tháng Giêng trên đây nhưng vẫn diễn ra rất trang trọng, thiêng liêng và được nhân dân địa phương cùng đông đảo du khách thập phương từ mọi miền đất nước và cả Việt kiều ở nước ngoài hành hương về lễ tổ Mẫu.
2
0
Su Bi Ka
08/02/2018 19:25:33
Phần 1: Cảm nghĩ chung
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba
Bất cứ những người con Việt Nam nào dù đi đâu về đâu cũng đều nhớ tới những giá trị văn hóa của dân tộc, nhớ tới những lễ hội tôn vinh chiến công, công sức dựng nước của mười tám vị vua Hùng- những người đã xây những nền móng đầu tiên của đất nước Việt Nam chúng ta. Do vậy, năm nào cũng thế, vào ngày mùng mười tháng ba âm lịch, cả nước đều hướng tới Đền Hùng- Phú Thọ. Đây là nơi thờ tụng những vị vua Hùng và là nơi tổ chức lễ hội vào những ngày này. Nhà nước quy định, vào những năm chẵn sẽ được tổ chức theo nghi lễ của quốc gia còn những năm lẻ sẽ do tỉnh Phú Thọ phụ trách. Nhưng dù có ở năm nào đi chăng nữa thì vào những ngày này, mọi người ai cũng muốn được tới nơi đây để thể hiện tấm lòng thành kính của mình dâng lên cho tổ tiên và những người đi trước. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất của đất nước chúng ta.
Lễ hội Đền Hùng và giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức hằng năm vào ngày mùng mười tháng ba âm lịch. Những ngôi đền thờ các vị vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Nơi đây thể hiện một cách vô cùng sâu sắc những hình thức sinh hoạt tín ngưỡng truyền thống của nhân dân. Lễ hội được bắt đầu cũng từ chính thời đại của vua Hùng Vương trong quá trình dựng nước và giữ nước. Cũng chính bởi những lí do như vậy mà việc chúng ta suy trì lễ hội này và được tổ chức với quy mô lớn qua các năm càng chứng tỏ tấm lòng của nhân dân, những người thuộc thế hệ đi sau vẫn luôn nhớ tới với niềm biết ơn sâu sắc những vị cha ông ta đã hi sinh để bảo vệ cho đất nước.
Qua đây, chúng ta cũng nhận thấy một cách sâu sắc lòng yêu nước của dân tộc chúng ta. Trong những dịp lễ như thế này, chúng ta không thể nào quên được lễ hội Rước kiệu. Đây là một trong những công việc thể hiện sự nghiêm trang, kính lễ tới những người đã khuất. Không khí của buổi lễ vô cùng nghiêm túc, không hề có những hành động như cười đùa, nghịch ngợm. Mọi người sẽ nâng kiệu đi qua các đền và chùa ở trên núi Hùng. Trên đó là những lễ vật như xôi, gà, bánh chưng,… Đó đều là những món cúng truyền thống của dân tộc chúng ta. Tất cả sẽ được xếp một cách gọn gàng và đẹp đẽ ở trong năm bộ kiệu. Đoàn rước kiệu thường được tổ chức một cách vô cùng trang nghiêm và cẩn thận. Thường thì đó chính là những người có sức khỏe tốt, ưa nhìn được xã lựa chọn. Họ đều mặc những đồng phục thống nhất và gon gàng. Mỗi người lại mang những vũ khí thời xưa được phóng tác lại bằng gỗ như đao, chùy, cờ, long,.. để mô phỏng lại như thời ngày trước. Đoàn rước kiệu đi tới đâu, tiếng chiêng tiếng trống như rộn ràng tới đó. Sau đó, những đoàn đại biểu sẽ xếp hàng chỉnh tề để đi sau kiệu và cùng nhau lần lượt đi theo kiệu lên tới trên đỉnh. Điểm dừng đầu tiên chính là “ Điện kính thiên” . Lúc ấy, cả đoàn dừng lại và thực hiện nghi lễ dâng hương. Cả bầu không khi như khẩn trương và trang nghiêm vô cùng. Mọi người ai cũng chăm chú để theo dõi quá trình dâng hương tới thần linh. Tiếp theo, mọi người đi vào trong thượng cung của đền Thượng. Đây là ngôi đền cao nhất và là ngôi đền chính trong số những đền ở đây. Do đó, tại nơi này, thường thì sẽ có một vị lãnh đạo đại diện cho nhân dân cả nước phát biểu cảm ơn những gì mà ông cha ra đã để lại, sau đó sẽ hứa cố gắng hơn cho những năm sau, cầu mong sự an lành và kinh tế đất nước phát triển. Thường thì nghi lễ này sẽ được báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng theo dõi và phát lại trực tiếp để cho dân chúng cả nước cùng nhau theo dõi. Tất cả mọi người lúc này, ai nấy đều nói thầm những lời nguyện cầu từ trong trái tim của mình, mong nhận được sự phù hộ bình an của tất cả thần linh dành cho con cháu.
Sau phần lễ tế những vị vua Hùng là phần hội. Đây cũng là phần được mọi người rất yêu thích, nhất là với những người thuộc thế hệ trẻ. Mở màn năm nào hầu như cũng là phần thi kiệu của những làng ở xung quanh. Sự tham gia hào hững khiến cho không khí của mùa lễ hội như được dâng cao lên rất nhiều. Bởi mọi người sẽ xem xét và chấm xem cỗ kiệu của làng nào là đẹp nhất thì năm sau, cỗ kiệu của làng đó sẽ được thay mắn những làng còn lại được rước lên đền Thượng làm lễ. Đó chính là niềm vinh dự vô cùng lớn lao đối với ngôi làng được giải nhất vì theo như tập tục cho rằng, ngôi làng có cỗ kiệu được chọn thì trong năm làm ăn sẽ gặp nhiều may mắn, được các Ngài phù hộ tốt lành. Qua đó, chúng ta thấy rõ được những đặc điểm trong đời sống tâm linh của những làng xã quanh chân núi Hùng nói riêng và toàn thể nhân dân Việt Nam nói chung.
Trong lễ hội, chúng ta sẽ dễ dàng được xem nghi lễ hát Xoan. Đây là nghi lễ vô cùng độc đáo mà chỉ nơi đây mới có bởi chiếu theo lịch sử thì đây là điệu múa hát được bà Lan Xuân- vợ của vua Lý Thần Tông vô cùng yêu thích và có nhiều sự đóng góp giúp cho điệu hát này trở thành điệu hát thờ tại các đền thờ của vua Hùng. Không chỉ có hát Xoan mà ở đền Hạ còn có ca trù. Đây cùng là một loại hình ca hát truyền thống của dân tộc Viết Nam chúng ta. Bên ngoài sân, mọi người cùng nhau tụ tập để chơi một số những trò chơi dân gian như đu quay, đánh cờ, chọi gà, đấu vật,.. Với rất nhiều những trò chơi khác nhau, những người đến thăm hội được thưởng thức bất cứ một loại hình nào mà mình yêu thích. Ví như những bạn trẻ thường chọn chơi đánh đu trên những đu quay làm bằng tre, nứa rất chắc chắn. Buổi tối, những người yêu thích ca hát có thể cùng nhau tham gia những bài hát đối, hát giao duyên, hát chèo,… ngay tại sân của đền Hạ hoặc đền Giếng. Với biết bao những hoạt động bổ ích, hằng năm những lượt khách tới thăm đền Hùng là vô cùng nhiều. Ai cũng muốn được tới nơi thờ phụng tổ tiên của đất nước một lân để thể hiện tấm lòng thành kính.
Lễ hội Đền Hùng là một phong tục rất đẹp trong đời sống tâm linh của dân tộc người Viết. Chúng mang những giá trị về văn hóa lịch sử vô cùng to lớn đối với sự phát triển của đất nước. Chính bởi vậy mà đã từ lâu, Phú Thọ được coi là thánh địa của cả nước, là cái nôi của dân tộc. Trải qua một quãng thời gian rất dài với biết bao thăng trầm trong lịch sử nhưng nhà nước vẫn cố gắng tổ chức lễ hội Đền Hùng tưởng nhớ tới những vị vua khai sáng ra nước Việt ta. Những người hành hương tới với nơi đây đều mang trong mình những niềm thành kính, mong muốn gửi lên tấm lòng chân thành của mình tới tổ tiên. Điều đó khiến cho chúng ta càng cảm thấy tự hào về nguồn gốc con Rồng cháu Tiên của dân tộc Việt Nam ta.
Phần 2: Tổng quan Đền Hùng
Vị – Thế – Địa
Khu Di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; là nơi thờ các vua Hùng có công dựng nước, Tổ Tiên của dân tộc Việt Nam. Ngày xa xưa vùng đất này là khu vực trung tâm của nước Văn Lang, nằm giữa hai dòng sông giống như hai dãy hào thiên nhiên khổng lồ bao bọc lấy cố đô xưa của các vua Hùng. Phía đông với các dãy núi non trung điệp. Vùng đất này có nhiều sông ngòi ao hồ, đồi núi, lại có những cánh đồng màu mỡ phì nhiêu do phù xa của ba con sông bồi đắp, vừa thuận lợi cho cuộc sống định canh định cư, vừa thuận lợi cho việc phòng thủ hay rút lui khi xảy ra các cuộc xung đột bộ lạc.
Hiện nay dấu vết cư trú của dân cư thời đại các vua Hùng còn để lại trong hàng chục di chỉ khảo cổ học, được phân bố dày đặc từ huyện Lâm Thao tới ngã ba Bạch Hạc – Việt Trì. Những di chỉ khảo cổ học đo là minh chứng một thời đại, với nghề luyện kim đồng thau và trồng lúa nước của một nền văn minh nông nghiệp, đã từng tồn tại trược công nguyên hàng nghìn năm.
Đền Hùng là trung tâm, là tiêu điểm về thời đại các vua Hùng, các ngôi đền thờ vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh (còn gọi là núi Cả theo địa phương hay các tên khác: núi Hùng, núi Hy Cương), có độ cao 175 mét so với mặt nước biển. Trước kia khu vực này là cánh rừng già nhiệt đới. Ngày nay núi Hùng vẫn giữ dáng vẻ của rừng tự nhiên với nhiều thế hệ cây tầng khác nhau, gồm 150 loài thảo mộc, thuộc 35 họ, trong đó còn lại một số cây đại thụ lớn như: đa, thông, thiên tuế, trò v.v…
Núi Hùng trông xa giống như đầu của một con rồng lớn hướng về Nam, mình rồng uốn lượn thành núi Trọc, núi Vặn, núi Pheo. Phía sau núi Hùng có những quả đồi lớn san sát nối liền dài tới 10km giống như đàn voi chầu về Đất Tổ, phía trước là ngã ba Bạch Hạc với sự hợp lưu của ba dòng sông lớn nhất miền Bắc: sông Hồng, sông Lô, sông Đà tạo ra một vùng nước lớn mênh mông, từ đó có những quả đồi thấp lô nhô giống như một đàn rùa nước bò lên trầu về Nghĩa Lĩnh. Phía Đông xa mờ là dãy Tam Đảo trùng điệp (núi mẹ), xa về phía nam là dãy Ba Vì cao ngất (núi cha) tụ lại. Sát núi Hùng còn có những quả đồi như phượng cặp như (Tiên Kiên), hổ phục (Khang Phụ – Chu Hoá). Cảnh thế ngoạn mục hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thuỷ tụ hội. Đứng trên đỉnh cao Nghĩa Lĩnh ta có thể bao quát toàn bộ một vùng rộng lớn với cảnh đẹp của sơn thuỷ hữu tình. Tương truyền vua Hùng đã đi khắp mọi miền, về đây chọn làm đất đóng đô.
Đền Hạ
Được xây dựng vào thế kỷ XVII – XVIII. Kiến trúc kiểu chữ nhị (=) gồm Tiền bái và Hậu cung. Kiến trúc đền Hạ đơn sơ, kèo cầu suốt, quá giang đóng trụ, mái lợp ngói mũi.
Tương truyền rằng nơi đây, mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành trăm người con trai, nguồn gốc của cộng đồng người Việt, nghĩa “đồng bào” (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây.. Khi các con khôn lớn cha Lạc Long Quân mang theo 50 người con về vùng biển quai đê lấn biển, mở mang bờ cõi. Mẹ Âu Cơ mang theo 49 người con ngược lên vùng núi, trồng dâu, chăn tằm, dệt vải, xây dựng cuộc sống. Người con trưởng ở lại làm Vua, cha truyền con nối 18 đời đều gọi là Hùng Vương.
Chùa Thiên Quang
Chùa xưa có tên gọi là ” Viễn Sơn Cổ Tự ” sau đổi thành ” Thiên Quang Thiền Tự “. Chùa được xây dựng vào thời Trần đến thế kỷ XV xây dựng lại, thời Nguyễn chùa được đại trùng tu. Hiện nay chùa có kiến trúc kiểu chữ công (I) gồm ba toà tiền đường (5 gian) Tam bảo (3 gian) và Thượng điện (3 gian) các toà được làm theo kiểu cột trụ, quá giang gối đầu vào cột, kèo suốt cài nóc. Phía ngoài có hành lang xây xung quanh. Mái chùa lợp ngói mũi có đầu đao cong, bờ nóc đắp hình lưỡng long chầu nguyệt.
Chùa thờ Phật theo phái Đại thừa.
Trước cửa chùa có cây Vạn tuế có tuổi gần tám trăm năm. Nơi đây ngày 19/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi về tiếp quản thủ đô Hà Nội, Bác đã ngồi làm việc bên gốc cây Vạn Tuế.
Đền Trung
Có tên Hùng Vương Tổ miếu. Đền được xây dựng vào thời Lý – Trần. Đến thế kỷ XV bị giặc Minh tàn phá, sau này được xây dựng lại, kiến trúc hiện nay kiểu chữ nhất (-) 3 gian, kiến trúc đơn sơ không có cột, kèo cầu quá giang cột trốn gối vào tường, mái lợp ngói mũi.
Tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng Lạc Hầu, Lạc Tướng ngắm cảnh và họp bàn việc nước. Nơi đây vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu người con hiếu thảo sáng tạo ra bánh chưng, bánh dầy.
Đền Thượng
Có tên chữ là Kính thiên lĩnh điện (Điện thờ trời trên núi Nghĩa Lĩnh). Tương truyền các vua Hùng thường lên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh để tiến hành nghi lễ tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thờ trời đất, thờ Thần lúa cầu mong cho mùa màng tốt tươi, nhân khang vật thịnh. Trên đỉnh núi Hùng xưa có mảnh vỏ chấu khổng lồ, có chiếc thuyền nan ba cắng gắn với truyền thuyết về hạt lúa thần, phản ánh mơ ước về cuộc sống ấm no.
Truyền thuyết kể rằng vua Hùng thứ 6 sau chiến thắng giặc Ân đã lập miếu thờ Thánh Gióng để ghi nhớ công ơn người anh hùng đã đánh giặc cứu nước.
Người đời sau, biết ơn các vua Hùng nhân dân ta đã lập đền thờ Hùng Vương.
Đền thượng đến thế kỷ XV được xây dựng quy mô, vào thời Nguyễn triều đình cấp tiền, cử quan về giám sát việc đại trùng tu.
Hiện nay đền có kiến trúc kiểu chữ Vương, được xây dựng 4 cấp: Nhà chuông trống, Đại bái, Tiền tế và Hậu cung.
Ngày 18/9/1962 Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Đền Hùng, người đã nghỉ trưa ở cửa ngách Đông Nam đền Thượng trước khi về Bác căn dặn phải trồng cây cối. Xây dựng Đền Hùng thành công viên lịch sử cho con cháu sau này thăm viếng.
Lăng Hùng Vương
Tương truyền là mộ vua Hùng thứ 6, trước khi chết có dặn hãy chôn ta trên núi Cả để đứng trên núi cao ta còn trông nom bờ cõi cho con cháu. Xưa là mộ đất, đến thời Tự Đức năm thứ 27 (1870) cho xây Lăng Mộ, thời Khải Định năm thứ 2 (1922) được đại trùng tu như ngày nay.
Cột đá thề
Tương truyền rằng Thục Phán An Dương Vương khi được vua Hùng nhường ngôi đã thề nguyện muôn đời bảo vệ giang sơn gấm vóc mà vua Hùng trao lại và đời đời hương khói họ Hùng.
Đền Giếng
Tên chữ là Ngọc Tỉnh. Tương truyền là nơi hai nàng công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa con gái Vua Hùng thứ 18 thường soi gương chải tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này. Hai nàng là người có công dậy dân trồng lúa, trị thuỷ nên nhân dân lập đền thờ.
Đền được xây dựng vào thế kỷ thứ 18, đền được xây dựng lên trên giếng nên hiện nay giếng ở bên trong hậu cung của đền bốn mùa nước trong mát, không bao giờ cạn.
Hiện nay đền có kiến trúc kiểu chữ công (I) gồm Tiền bái, ống muống, Hậu cung, hậu cung được xây dựng kiểu chuỗi vồ. Mái đền lợp ngói mũi, bờ nóc trang trí lưỡng long chầu nguyệt.
Ngày 19/9/1954 Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Đền Hùng, Người nói chuyện với các đồng chí cán bộ Đại Đoàn quân tiên phong, tại đền Giếng Người căn dặn
” Các Vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”
Đền Tổ Mẫu Âu Cơ
Đền Tổ Mẫu Âu Cơ được xây dựng trên đỉnh núi Vặn (Tên mỹ là tự là núi Ốc Sơn), thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, có độ cao 170,2m so với mặt biển, nằm trong hệ thống “Tam sơn cấm địa” là núi Hùng, núi Trọc, núi Vặn.
Đứng trên đỉnh núi Vặn có thể bao quát một vùng rộng lớn sơn thuỷ hữu tình. Phía trước núi Vặn là núi Hùng, nơi thờ tự các vua Hùng. Núi Hùng trông xa giống như đầu con rồng lớn, mình rồng uốn lượn thành núi Trọc, núi Vặn ở phía sau. Bên tả có dòng sông Hồng, bên hữu có dòng sông Lô tựa như hai dải lụa đào, bao bọc lấy ba ngọn “Tổ Sơn” ở giữa. Phía sau núi Vặn là những dãy đồi lớn san sát như bát úp, gắn với truyền thuyết “Trăm voi chầu về Đất Tổ”. Cảnh thế ngoạn mục hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thuỷ tụ hội.
Đền Tổ Mẫu Âu Cơ là một quần thể kiến trúc bao gồm: Đền chính thờ Mẫu Âu Cơ, nhà tả vu, nhà hữa vu, nhà bia, trụ biểu, tam quan… được thiết kế theo phong cách xây dựng truyền thống, xen lẫn tính hiện đại. Các họa tiết trên trống đồng Đông Sơn: Cột gỗ có thớt đá kê, tường xây gạch mộc đỏ, mái đền có đầu đao cong vút như cánh chim Lạc, trụ biểu đá giống như cây bút đang viết lên trời xanh… cho nhân dân ta vừa cảm giác gần gũi với mẹ vừa thiêng liêng cao quý.
Trong Hậu cung đền đặt tượng Tổ Mẫu Âu Cơ được làm bằng đồng. Phía dưới đặt tượng Lạc hầu, Lạc tướng.
Truyền thuyết xưa kể rằng: 3 ngọn “Tổ Sơn” là nơi lưu giữ dấu tích của Tổ tiên. Mẹ Âu Cơ kết duyên cùng cha Lạc Long Quân tại Động Lăng Xương – Thanh Thuỷ, về đến núi Hùng, sinh ra một bọc trăm trứng, sau nở thành trăm người con trai. Khi các con khôn lớn, Cha Lạc Long Quân đưa 50 người con xuôi về vùng biển mở mang bờ cõi. Mẹ Âu Cơ đưa 49 người con lên vùng núi sinh cơ lập nghiệp, trồng dâu, chăn tằm, dệt vải xây dựng cuộc sống. Trong dân gian hình ảnh mẹ Âu Cơ là người mẹ đầu tiên khai sinh ra cả dân tộc.
Về thăm Di tích lịch sử Đền Hùng, viếng đền Tổ Mẫu Âu Cơ, thể hiện đạo lý truyền thống của dân tộc “Uống nước nhớ nguồn”, mà câu đối ở Đền Tổ Mẫu đã nói hộ tấm lòng của nhân dân ta:
– Tòng lai thiên thượng hữu tiên biệt thành vũ trụ.
– Thí vẫn nhân gian vô mẫu hà đẳng càn khôn
Dịch: – Xưa nay trên trời có tiên tạo thành vũ trụ
– Thử hỏi ở đời không mẹ sao có đất trời.
Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ là một công trình văn hoá lớn của thời đại chúng ta – con cháu các vua Hùng xây dựng nên, nhằm mục đích “quy tụ” và “hội tụ” văn hoá “Đền Hùng”. Bổ sung cho quần thể kiến trúc tín ngưỡng trong Di tích lịch sử Đền Hùng, thể hiện tình cảm của nhân dân ta đối với Tổ Mẫu Âu Cơ người mẹ thiêng liêng huyền thoại của dân tộc Việt Nam.
Đền Thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân
Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân được xây dựng dưới chân núi Sim vào năm 2006, nằm trong quần thể kiến trúc của Di tích lịch sử Đền Hùng.
Núi Sim nhìn xa có hình giống con rùa lớn đang hướng về Hồ Hóc Trai. Núi có độ cao 94m, diện tích rộng 5ha. Cách cổng chính Đền Hùng về phía Đông Nam chừng hơn 100m theo đường chim bay.
Đứng trên đỉnh núi Sim, có thể nhìn bao quát một vùng đất rộng lớn, nơi đây có núi non trùng điệp. Trước mặt là cánh đồng trải rộng bằng phẳng, thoải thoải dần về phía hồ nước mênh mông. Bên trái có núi Hóc Nay, bên phải có núi Nỏn xa xa ẩn hiện đền Tổ Mẫu Âu Cơ. Cảnh thế hùng vĩ uy linh của sơn thuỷ tụ hội.
Đền thờ Lạc Long Quân quay về hướng Tây Nam. Đền được xây dựng kiến trúc kiểu chữ đinh gồm: Cổng đền, Phương đình, Tả Vu, Hữu Vu, trụ biểu, đền thờ. Kiến trúc truyền thống gỗ lim, sơn son thếp vàng, tường bao xây gạch chỉ màu đỏ, mái lợp ngói mũi.
Trong đền đặt tượng Quốc Tổ Lạc Long Quân, tượng Lạc Hầu, Lạc Tướng được đúc bằng đồng. Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân tạo thành một quần thể kiến trúc cảnh quan, góp phần bảo tồn, tái tạo hình ảnh lịch sử, đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong việc thờ tự thuỷ tổ dân tộc. Nhằm giáo dục các giá trị truyền thống dân tộc.
Bảo tàng Hùng Vương
Bảo tàng Hùng được xây dựng năm 1986 do Hội kiến trúc sư Việt Nam thiết kế phỏng theo truyền thuyết bánh Chưng, bánh Dầy phản ánh quan niệm của người Việt cổ về vũ trụ trời tròn, đất vuông.
Năm 1993 Bảo tàng mở của đón khách thăm quan, với hơn 700 hiện vật, 102 bức ảnh, 4 bức tranh bằng gốm tráng men, 5 bức tranh sơn mài, 9 bức gò đồng, 5 hộp hình, một nhóm tượng bằng đồng và nhiều hiện vật bổ trợ. Bảo tàng đã giới thiệu khái quát sự nghiệp dựng nước Văn Lang của các vua Hùng thông qua các nội dung trung bầy với các chủ đề chính:
I. Đất nước con người một thời nguyên thuỷ
Từ Ba Vì đến Tam Đảo, từ vài vạn năm về trước trên nền tảng của những cao nguyên, bình nguyên vùng hồ đứt gãy thành những dòng sông cổ với những thềm phù xa cổ, đã có 3 miền núi non, đồi gò, đồng bãi với 3 dòng sông lớn, tụ hội quanh miền núi Hùng. Những quần thể động vật, thực vật cổ, sống phủ khắp nơi này tạo môi trường sinh tụ cho người cổ. Hươu, nai, lợn rừng… còn xương, răng hóa thạch cổ ở Hang Ngựa (Thanh Sơn) có tuổi 4 vạn năm. Văn hoá Sơn Vi gồm hơn 100 địa điểm khảo cổ chứa đựng những công cụ đá cuội ghè giống những di vật tìm được đầu tiên ở đồi Sơn Vi (Lâm Thao) có tuổi 2 vạn năm, là chứng tích của những người nguyên thuỷ trên đất Phú Thọ xưa, để cho sau này, có ngày các vua Hùng bắt đầu thời dựng nước…
II. Bắt đầu thời dựng nước
Giới thiệu 4 nghìn năm trước những hiện vật khảo cổ được chọn lọc từ các di chỉ theo giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn thế hệ cư dân cổ trên miền núi non đồi gò đồng bãi từ Ba Vì đến Tam Đảo mà trung tâm là miền hội lưu của 3 dòng sông Hồng, Lô, Đà đã nhận những sáng tạo luyện kim đồng thau và nông nghiệp trồng lúa, đẩy kỹ thuật chế tác đã tới đỉnh cao, liên kết các nghề gốm, dệt, chài, săn… thực hiện một bước phát triển văn minh và xã hội đặc sắc trong suốt thiên niên kỷ thứ 2 trước công nguyên. Đó là thời kỳ trỗi dậy tại chỗ của một bộ lạc có tên cổ là Văn Lang mang nghĩa cổ là con người tập hợp quanh những thủ lĩnh cha truyền con nối được gọi là Hùng. Nòng cốt của cuộc vận động dựng nước đầu tiên đã thành hình và để lại trong lòng đất vô vàn chứng tích mà những cuộc khai quật đã phát hiện và sắp xếp lại thành những văn hoá cổ có niên đại từ 4 đến 3 nghìn năm, mang tên của những địa danh: Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun…
III. Sự nghiệp dựng nước Văn Lang của các Vua Hùng
Ở thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên – niên đại của những trống đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ, Miếu Môn, Hy Cương, của văn hoá Đông Sơn rực rỡ có diện phân bố từ biên giới phía Bắc vào tới miền Trung đất nước bấy giờ bằng các hiện vật tiêu biểu ở Phú Thọ với các di tích Làng Cả Gò De, . Các thủ lĩnh Hùng, từ cương vị quân chủ bộ lạc Văn Lang, từ nền tảng kỹ thuật cuối hậu kỳ đá mới – sơ kỳ đồng thau, đã vượt lên mở rộng địa bàn và ảnh hưởng – đẩy mạnh sự phát triển văn minh và xã hội tới mức kỹ thuật đồng thau – sắt sớm, liên minh và áp phục 15 bộ lạc, trở thành thủ lĩnh liên minh bộ lạc, rồi quân chủ quốc gia. Vua Hùng! Phú Thọ ở Thiên niên kỷ thứ I TrCN từ chỗ là bộ lạc Văn Lang đã trở thành địa bàn gốc của nước Văn Lang. Một dân tộc – một nhà nước, một xã hội của phương thức sản xuất châu Á, một bản sác dân tộc đều mang tên là Văn Lang: Con người! Đó là thành tựu công đức lớn lao từ một thời rất xa xưa: thời đại các vua Hùng dựng nước đầu tiên.
IV. Con cháu tưởng nhớ các Vua Hùng
Giới thiệu về Di tích lịch sử Đền Hùng từ xưa đến nay và việc thờ cúng tổ tiên trên vùng đất cổ Phong Châu, về sự quan tâm của Nhà nước phong kiến, của Đảng, Chính phủ, đặc biệt là sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Đền Hùng. Ngày nay, Đền Hùng đã và đang được tôn tạo, tu bổ, xây dựng xứng đáng là trung tâm văn hoá tâm linh của dân tộc Việt Nam.
6
3
Su Bi Ka
08/02/2018 19:29:24
Đền Tổ Mẫu Âu Cơ là nơi thờ mẹ Âu Cơ được xây dựng từ thời Hậu Lê, là một di sản quý báu của cả nước, có ý nghĩa giáo dục truyền thống lịch sử, truyền thống văn hoá cho lớp lớp con cháu muôn đời.
Tục truyền rằng, Lộc Tục lên ngôi vua khoảng năm 2879 trước công nguyên (TCN), xưng là Kinh Dương Vương. Kinh Dương Vương truyền ngôi cho con là Sùng Lãm năm 2793 TCN, xưng là Lạc Long Quân, kết duyên với Âu Cơ. Sau khi kết duyên, Lạc Long Quân đưa Âu Cơ về núi Nghĩa Lĩnh và sinh hạ được một bọc trăm trứng nở thành một trăm người con trai hồng hào, khoẻ mạnh. Khi các con lớn, Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con: 50 người con theo mẹ lên núi, 50 người con theo cha xuống biển để lưu truyền được lâu dài, về sau tất cả các con đều hoá thần. Trong 50 người con theo mẹ thì người con cả lên nối ngôi vua, lấy niên hiệu là hùng Vương thứ nhất, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu, truyền 18 đời Vua Hùng, trị vì đất nước trong 2621 năm (từ năm Nhâm Tuất 2879 đến năm 258 TCN)
Bà Âu Cơ đi đến đâu cũng thu phục nhân tâm, dạy dân trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải. Trên đường dài muôn dặm đó, một ngày kia đến trang Hiền Lương, quận Hạ Hoa, trấn Sơn Tây, thấy phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, có núi cao đồng rộng, sông dài, có hồ nước trong xanh bát ngát, cỏ cây hoa lá tốt tươi,…bèn cho khai hoang, lập ấp. Tương truyền ngày 25 tháng Chạp năm nhâm Thìn, bà Âu Cơ cùng bầy tiên nữ bay về trời để lại dưới gốc đa 1 dải yếm lụa. Ở đó, nhân dân đã dựng lên một ngôi miếu thờ phụng, đời đời hương khói. Đến thời Lê sơ đã cho xây dựng thành đền Mẫu Âu Cơ.
Trước đây, đền được xây dựng kiểu 5 gian thờ dọc, mái lợp ngói mũi hài cổ kính. Các cột đều làm bàng gỗ tứ thiết được sơn son vẽ thếp hình rồng cuốn rất nghiêm trang. Kết cấu vì kèo theo kiểu chồng rường hạ bẩy. Đặc biệt các bức trạm trên cốn mê, cửa võng và diềm xung quanh cửa thượng cung thể hiện hết sức công phu hình ảnh tứ linh, tứ quí. Các bức chạm này dùng ký thuật đục bong, chạm nổi điêu luyện và được sơn son thếp vàng lộng lẫy, uy nghiêm. Gian trong cùng của ngôi đền tạo dựng 1 thượng cung thờ cao 2,2m rất bề thế. Trên đặt khám thờ lồng kính 3 mặt. Trong lòng khám đặt tượng Tổ Mẫu Âu Cơ uy nghi trên ngai cao 0,95m, mình mặc áo đỏ yếm hồng, đầu đội mũ kim cương lấp lánh, 1 tay cầm viên ngọc, tay kia đặt trên gối thư thái. Đây là pho tượng tròn đực tạo tác vào thời Lê sơ, có giá trị cao về nghệ thuật tạo hình và thẩm mỹ.
Hiện nay, kiến trúc đền chính theo kiểu chữ đinh với 3 gian hậu cung và 5 gian đại bái. Các cột xà và phần cấu kiện đều sử dụng các loại gỗ quí trong nhóm tứ thiết, đều đạt trình độ cao cả về kỹ thuật phục chế và thẩm mỹ.
Ngày lễ chính của đền Tổ Mẫu Âu Cơ là ngày “Tiên giáng” mùng 7 tháng giêng. Đền Tổ Mẫu Âu Cơ đã trở thành một trung tâm tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hoá của nhân dân cả nước, gắn liền với truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ mà bất cứ người dân nào cũng tự hào về dòng giống Tiên Rồng của mình. Nhân dân trên mọi miền đất nước luôn tâm niệm miếng cơm manh áo hôm nay bắt nguồn từ cây lúa ngày xưa mẹ Âu Cơ cày cấy, áo quần ta mặc từ cây dâu con tằm mẹ dạy ta trồng. Chính lòng biết ơn tổ tiên, nhớ về cội nguồn đã trở thành sức mạnh để dòng giống Lạc Hồng bảo vệ giang sơn của tổ tiên để lại, xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, ấm no, hạnh phúc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×