Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về lễ hội đền Trần - Nam Định

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
12.094
71
20
Nấm lùn
14/01/2018 19:49:47
Thuyết minh về lễ hội đền Trần - Nam Định
''Hỡi cô thắt dải lưng xanh
Có về Nam Định quê anh thì về''
Nam Định là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi phát tích của triều đại nhà Trần - một triều đại hưng thịnh bậc nhất của nước ta đã 3 lần đánh đuổi giặc Nguyên - Mông xâm lược. Với đạo lí ''Uống nước nhớ nguồn'', người dân Thành Nam đã xây dựng đền Trần - một di tích lịch sử văn hóa của người Việt.
Đền Trần ở đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định là nơi thờ 14 vị vua cùng các quan lại phò tá nhà Trần. Đền Trần được được xây dựng trên nền Thái Miếu cũ của nhà Trần đã bị quân Minh phá hủy vào thế kỉ XV. Đó là khu đất cao thế tọa long trước kia có con sông Vĩnh Giang chảy qua tạo cảnh sắc thanh bình. Dòng họ Trần dựng nghiệp ở vùng đất Tức Mạc. Đó là vùng đất phát tích đế vương. Năm 1239, vua Trần cho dựng cung điện nhà cửa. Năm 1262, vua Trần Thánh Tông mở yến tiệc đổi Tức Mạc thành phủ Thiên Trường. Phủ Thiên Trường là kinh đô thứ 2 sau Thăng Long.
Đền Trần gồm có 3 công trình kiến trúc gồm: đền Thiên Trường (đền Thượng), đền Cố Trạch (đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Trước khi vào đền, ta phải qua hệ thống cổng ngũ môn. Qua cổng là một hồ nước hình chữ nhật. Chính giữa phía sau hồ là khu đền Thiên Trường. Phía Tây đền Thiên
Trường là đền Trùng Hoa, phía Đông là đền Cố Trạch. Cả 3 đều có kiến trúc chung và quy mô ngang nhau. Mỗi đền gồm tòa Tiền Đường 5 gian, tòa Trung Đường 5 gian và tòa Chính Tổng 3 gian.
Đền Trần là khu di tích lịch sử văn hóa đặc biệt, quan trọng của tỉnh Nam Định được nhà nước xếp hạng di tích tích lịch sử cấp quốc gia năm 2012. Lễ hội đền Trần diễn ra vào tháng 8 âm lịch hàng năm, ngày chính hội là ngày 25-8. Người xưa có câu ''Tháng 8 giỗ cha, tháng 3 giỗ mẹ'' để gợi nhắc con cháu Thành Nam nhớ về lễ hội, cùng với đó là lễ hội khai ấn thu hút rất nhiều khách thập phương.
Với sự quan tâm của Đảng và nhà nước, đền Trần đã được tôn tại xây dựng để xứng đáng là di tích lịch sử cấp quốc gia. Nét đẹp cổ kính, sự linh thiêng của đền Trần sẽ được những du khách hành nhương ghi nhớ mãi.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
53
11
Bạch Ca
14/01/2018 19:59:27
Khu di tích đền Trần gồm các hạng mục: ngũ môn, hồ nước, nghi môn, giải vũ, đền Thiên Trường, đền Cổ Trạch và đền Trùng Hoa.
Ngũ môn Ngũ môn gồm năm cửa (ba cửa lớn và hai cửa nhỏ). Bước qua ngũ môn vào bên trong sẽ thấy hồ nước có diện tích khoảng 1.000m2.Hồ thoáng, cảnh trí đẹp, cây cao in bóng xuống mặt hồ rất nên thơ, lãng mạn.
Đền nằm chính giữa khu di tích là đền Thiên Trường. Chuyện kể rằng, khi khởi dựng, đền có ba gian, kết cấu bằng gỗ lim. Đến niên hiệu Long Đức 2 (1733), đền được mở rộng, với năm gian tiền đường, kết cấu bằng gỗ lim.
Bao quanh đền là các hạng mục kiến trúc như: nghi môn, sân trong, hai nhà giải vũ, tiền đường, thiêu hương, tả vu, hữu vu, hậu cung.
Trong sân đền Thiên Trường Tiền đường dài 12m, rộng 6,6m, gồm năm gian. Hai cánh cửa gian giữa bằng gỗ lim, được làm công phu nhất, với họa tiết lưỡng long chầu nguyệt, mang phong cách nghệ thuật thời hậu Lê, thế kỷ XVII. Bộ khung tiền đường bằng gỗ lim, với bốn hàng chân cột, chân tảng đá chạm hoa văn hình cánh sen, mang phong cách nghệ thuật thời Trần, thế kỷ XIII-XIV.
Tất cả các hạng mục kiến trúc đền Thiên Trường hợp thành thế tay ngai, đối xứng với nhau theo trục Bắc – Nam.
Đền Cổ Trạch Nằm ở phía đông đền Thiên Trường là đền Cổ Trạch. Mặt bằng kiến trúc có bố cục dạng tiền chữ “Nhất”, hậu chữ “Đinh”, gồm các hạng mục: nghi môn, sân trong, giải vũ phía đông, tiền đường, thiêu hương, tả vu, hữu vu, trung đường, hậu cung.
Nằm ở phía tây đền Thiên Trường là đền Trùng Hoa, kiến trúc gồm: tiền đường, thiêu hương, trung đường và cung cấm. Khung nhà được dựng bằng gỗ lim, các tòa đều thiết kế theo kiểu bốn mái, với bốn đầu đao được uốn cong tạo dáng mềm mại, thanh thoát.
Trong đền Trùng Hoa có 14 pho tượng bằng đồng của 14 hoàng đế nhà Trần đặt tại tòa trung đường và tòa chính tẩm.
Đền Trùng Hoa Lễ hội ở đền Trần diễn ra ba ngày, từ 13-15 tháng Giêng Âm lịch hằng năm, mở đầu bằng lễ khai ấn bắt đầu từ giờ Tý (giữa đêm). Lễ khai ấn đền Trần là một trong những tập tục được gìn giữ từ năm 1239, triều đại nhà Trần thực hiện nghi lễ tế tiên tổ.
Tại phủ Thiên Trường, vua Trần mở tiệc chiêu đãi và phong chức cho những quan quân có công. Những năm kháng chiến chống Nguyên – Mông và sau đó lễ khai ấn bị gián đoạn cho tới năm 1262 được Thượng hoàng Trần Thánh Tông cho mở lại. Trải qua nhiều năm, lễ khai ấn đền Trần vẫn được người dân duy trì và phát triển.
Trải bao thế kỷ, ấn cũ không còn. Năm 1822, vua Minh Mạng qua Ninh Bình có ghé lại đây và cho khắc lại.Ấn cũ khắc là “Trần triều chi bảo”, ấn mới khắc là “Trần triều điển cố” để nhắc lại tích cũ.
Quang cảnh đền Trần Dưới đó có thêm câu “Tích phúc vô cương”. Trong lễ khai ấn nhà vua tế lễ Trời, Đất, Tiên tổ thể hiện lòng thành kính biết ơn non sông, cha ông. Và cũng là thông điệp nhắc nhở người dân đã hết tết để bắt tay vào công việc.
Ngoài ra còn có lễ hội lớn được mở vào dịp từ 15-20 tháng 8 Âm lịch hằng năm với lễ rước từ các đền chùa xung quanh về làm lễ dâng hương và tế tựở đền Thiên Trường và Cố Trạch.
Các đám rước gồm có: cờ, bát kiệu, kiệu long đình, đội trống nhạc lễ cùng đông đủ các bô lão và dân các làng xung quanh tham dự. Khi đám rước về đến đền thì bắt đầu nghi lễ.
Sau phần lễ là phần hội với các sinh hoạt văn hóa phong phú và độc đáo như hội diễn võ của ba thế hệ (ông, cha, con), đấu vật, múa rồng, múa sư tử, hội chọi gà, ném vòng cổ chai, chơi đu, chơi cờ thẻ…
Không chỉ ngày lễ hội, đền Trần quanh năm đều có du khách thăm viếng, là điểm tham quan của các bạn trẻ những ngày nghỉ cuối tuần.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×