LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về một văn bản, một thể loại văn học đơn giản

4 trả lời
Hỏi chi tiết
888
1
0
Nguyễn Đình Thái
22/02/2019 20:28:35
Dấu ấn và phong cách của người nghệ sĩ in dấu ấn trong lòng độc giả không phải chỉ là những tư tưởng và bài học của anh để lại mà trước hết qua những hình thức, cách mà anh nói. Một trong những thể thơ thành công trong việc biểu đạt tâm ý của người viết chính là thơ thất ngôn bát cú. Thơ thất ngôn bát cú ở Việt Nam có một vị trí riêng.
Thể thơ thất ngôn bát cú xuất hiện từ thế kỉ VI đến thể kỉ VII thời Đường với những nhà thơ nổi tiếng như Lí Bạch, Đỗ Phủ, Thôi Hiệu, … Thơ du nhập vào Việt Nam từ thế kỉ X và phát triển rực rỡ vào thế kỉ XII đến thế kỉ XIX. Ta biết đến những tác giả thành công ở thể loại này như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, …
Những đặc điểm của thơ thất ngôn bát cú dễ phân biệt với những thể thơ khác. Bài thơ gồm có 8 câu (bát cú), mỗi câu có 7 chữ (thất ngôn). Bố cục của một bài thơ thất ngôn bát cú thông thường có 4 phần: Đề- thực- luận- kết. Hai câu đề đầu tiên để nêu nội dung khái quát của bài thơ. Hai câu thực để giải thích, triển khai, làm rõ cho hai câu để. Hai câu luận đánh giá, bày tỏ cảm xúc của tác giả và hai câu kết sẽ khẳng định nội dung tư tưởng tác phẩm. Tuy nhiên, một số bài lại chia bố cục theo 2 phần hoặc 3 phần.
Bài thơ bát cú còn có quy định về luật bằng- trắc, niêm luật. Dựa vào tiếng thứ hai của câu thứ nhất để xác định bài thơ đó có luật bằng hay trắc. Câu thơ đầu của Hồ Xuân Hương trong “Đánh đu” là “Bốn cột khen ai khéo khéo trồng”. Dựa vào chữ “cột”, bài thơ có luật trắc. Còn “niêm” là cách phối thanh hàng dọc để bài thơ có sự kết dính với nhau. Quy định bắt buộc: các tiếng 2,4,6 ở các cặp câu 1-8, 2-3, 4-5, 6-7 bắt buộc phải giống nhau về thanh điệu. Các tiếng 1,3,5 thì không bắt buộc. Quy luật ấy có thể phát biểu ngắn gọn:
  • “Nhất, tam, ngũ bất luận
  • Nhị, tứ, lục phân minh”
Chính cách sắp xếp và phối thanh như thế làm nên sự nhịp nhàng, tính nhạc cho bài thơ:
  • “Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe.
  • T B T
  • Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
  • T B T
  • Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
  • B T B
  • Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?
  • B T B
Phép đối cũng là một trong những bút pháp trong thơ thất ngôn bát cú, gồm đối ý và đối lời. Đối ý gồm có đối tương đồng và đối tương hỗ. Về phép đối tương đồng như:
  • “Xách búa đánh tan năm bảy đống,
  • Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
  • Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
  • Mưa nắng càng bền dạ sắt son.”
  • (Đập đá ở Côn Lôn”- Phan Trâu Trinh)
Về phép đối tương hỗ, có thể thấy trong bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan:
  • “Lom khom dưới núi tiều vài chú,
  • Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
  • Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc,
  • Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.”
Một bài thơ thất ngôn bát cú cũng cần đảm bảo yêu cầu về cách gieo vần, thường là vần chân ở câu 1,2,4,6,8. Nhịp câu thơ thường được ngắt theo nhịp chắn 4/3, 2/2/3 hay 2/5. Như câu thơ:
  • “Bước tới đèo Ngang/ bóng xế tà”
Thất ngôn bát cú là một trong những thế thơ chính và thịnh hành của thơ trung đại thời Đường cũng như ở Việt Nam. Những câu thơ ngắn gọn tạo sự hàm súc, lời ít mà ý nhiều, gợi nhiều liên tưởng và suy ngẫm sâu sắc. Ý thơ cân đối hài hòa, nhịp thơ du dương, lời thơ trang trọng, mực thước. Vì vậy mà nhân dân ta yêu mến gọi là thể thơ bác học. Đọc thơ Đường luật gây thích thú bởi những khoảng trống của câu thơ, “ý tại ngôn ngoại” mà lời thơ mang lại. Nhưng chính sự niêm luật chặt chẽ đôi khi lại mang lại sự khó khăn trong quá trình sáng tác, về số câu và cách gieo vần, ngắt nhịp. Những câu thơ hàm súc, sử dụng nhiều từ Hán Việt gây khó khăn trong việc hiểu và tiếp nhận với một bộ phận người đọc.
Nhìn vào lịch sử văn học Trung Quốc cũng như Việt Nam, tự thời gian đã chứng minh những giá trị của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Những câu thơ được xếp vào hàng tuyệt cú sẽ còn mãi lưu danh tới muôn đời sau:
  • “Cô phàm viễn ảnh bích không tận
  • Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu”
  • (“Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng”- Lý Bạch)
  • “Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
  • Bạch vân thiên tải không du du.”
  • (“Hoàng Hạc Lâu”- Thôi Hiệu)

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
Nghiêm Xuân Hậu
22/02/2019 20:29:44
Chúng ta đang được sống trong một thế giới tràn đầy hạnh phúc,một thế giới có sự bình đẳng về chủng tộc về mọi tầng lớp dân tộc. Mà trong ta có ai biết được trong xã hội xa xưa người phụ nữ phải chịu đựng một quan niệm cổ hữu sai trái”trọng nam khinh nữ”Sống trong hoàn cảnh đó ,cũng mang trong mình số phận người phụ nữ Hồ Xuân Hương đã viết nên tác phẩm “Bánh trôi nước”
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầ tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
Chỉ có những chiếc bánh trôi nước mộc mạc giản đơn thế thôi mà tác giả Hồ Xuân Hương đã làm nên một bài thơ nói lên sự chịu đựng, gánh lấy quan niệm sai trái trọng nam khinh nữ của người phụ nữ lúc bấy giờ. Bài thơ chỉ có những vốn từ đơn giản thân thuộc mà chất chứa biết bao nhiêu tình cảm.
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”
Tác giả đã sử dụng mô típ ca dao quen thuộc “Thân em” để ngưởi phụ nữ có thể hóa thân vào những chiếc bánh trôi nước dân dã đáng yêu. Hàm chứa bên trong vẫn là ca ngợi vè đẹp của người phụ nữ biến họ thành những đóa hoa xinh đẹp, lộng lẫy và thắm tươi nhất của cuộc đời. Làm cho cuộc sống này thêm tươi đẹp thêm màu sắc.
“Bảy nổi ba chìm với nước non”
Thành ngữ “bảy nổi ba chìm” được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Để bày tỏ nỗi xúc động thương cảm của bà Hồ Xuân Hương đứng trước số phận lênh đênh chìm nổi chẳng biết đi về đâu của người phụ nữ. Chỉ mặc cho số phận định đoạt. Tôi tự hỏi:”Một người phụ nữ đẹp đến mà vì lẽ gì phải chịu đựng cuộc đời như vậy, chẳng lúc nào được sống trong cuộc sống vui vẻ hạnh phúc?” Tại sao những người đàn ông to lớn khỏe mạnh như thế mà không chịu những số phận khổ cực mà bắt những phụ nữ nhỏ bé kia phải gánh lấy chứ?
“Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”Tác giả sử dụng một biện pháp kinh tế:đảo ngữ. Nó lên người phụ nữ phải sống lê thuộc. “Tại gia tòng phụ, xuất giá tỏng phu, phu tử tòng tử” . Lúc ở nhà thì phụ thuộc vào cha, cha bảo gì làm nấy chằng giám làm trái. Khi lập gia thất thì phải cung phụng cho chồng , cũng chẳng giám làm sai. Lúc chồng mất sống phận của mình phải nương nhờ vào con của mình. Trên cuộc đời này làm gỉ có quan niệm vô lí đến thế! Vậy biết bao giờ họ mới có được cuộc sống riêng tự lâp cho chính bản thân mình. Họ phải đau khổ biết bao để chịu đựng những thứ đao lí như thế
“Mà em vẫn giữ tấm lòng son
Giọng thơ tự hào quả quyết biểu thị thái độ kiên trì, bền vững. “Tấm lòng son” tượng trưng cho phẩm chất sắc son thủy chung, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam đối với chồng con, Với mọi người tuy bị cuộc sống phụ thuộc, đối xử không công bằng trong cuộc đời. Câu thơ thể hiện niềm tự hào và biểu lộ khá đậm tính cách của Hồ Xuân Hương: cảm thương cho người phụ nữ, căm phẫn đối với người chồng.
Bài thơ nói về người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua hình ảnh bánh trôi nước - một món ăn dân tộc bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, dân gian. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được Việt hóa hoàn toàn. Thơ hàm súc đa nghĩa giàu bàn sắc Xuân Hương. Bài thơ biểu lộ niềm thông cảm và tự hào đối với số phận, thân phận và của người phụ nữ Việt Nam nó có gái trị nhân bản đặc sắc. Nữ sĩ viết với tất cả lòng yêu mến, tự hào bản sắc nền văn hóa Việt Nam. ​
1
0
Quỳnh Anh Đỗ
23/02/2019 11:24:29
Thuyết minh về thơ lục bát

Lục bát là một trong hai thể loại thơ chính của Việt Nam (lục bát và song thất lục bát). Thơ lục bát ở Việt Nam được truyền bá và phát triển hàng trăm năm nay. Thơ lục bát đã thấm đẫm tâm hồn người Việt chúng ta vì đó là thể thơ trong ca dao, đồng dao và các bài ru con. Ngày nay thơ lục bát vẫn được các nhà thơ hiện đại tiếp thu, hoàn chỉnh và giữ một vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ lục bát rất giản dị về quy luật, thường dùng để diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau trong tâm hồn con người.

Thơ lục bát có nguồn gốc lâu đời, là một thể thơ dân tộc ta, thơ lục bát bao gồm có thể từ hai câu trở lên. Trong đó cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác, số câu trong bài không giới hạn. Thông thường thì bắt đầu bằng câu sáu chữ và chấm dứt ở câu tám chữ. Nhưng cũng có khi kết thúc bằng câu sáu để đạt tính lơ lửng, thanh và vần, vì vậy tìm hiểu thơ lục bát là tìm hiểu về luật và vần của nó. Luật về thanh giúp cho câu thơ trở nên hài hoà. Các vần chính là hình thức kết dính các câu thơ lại với nhau.

Luật thanh trong thơ lục bát: Thơ lục bát có 2 câu chuẩn là câu lục và câu bát, cũng như thơ Đường luật, nó tuân thủ quy tắc nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh. Nghĩa là các tiếng thứ 1, 3, 5 trong câu có thể tự do về thanh, nhưng các tiếng thứ 2, 4, 6 thì phải theo luật chặt chẽ. Luật như sau:

Câu lục: Theo thứ tự tiếng thứ 2 - 4 - 6 là Bằng (B) - Trắc (T) - Bằng (B)
Câu bát: Theo thứ tự tiếng thứ 2 - 4 - 6 - 8 là B - T - B - B

Về phối thanh, chỉ bắt buộc các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám phải là bằng, nhưng trong câu tám các tiếng thứ sáu thứ tám phải khác dấu, nếu trước là dấu huyền thì sau phải là không dấu hoặc ngược lại:

Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Thế nhưng đôi khi có thể tự do về tiếng thứ hai của câu lục hay câu bát, có thể biến nó thành thanh trắc. Hoặc là câu lục giữ nguyên mà câu bát thì lại theo thứ tự T - B - T - B những câu thơ thế này ta gọi là lục bát biến thể.

Cách gieo vần trong thơ lục bát: Thơ lục bát có cách gieo vần khác với các thơ khác. Có nhiều vần được gieo trong thơ nhiều câu chứ không phải là một vần, điều này tạo cho thơ lục bát tính linh hoạt về vần. Thể thơ lục bát thường được gieo vần bằng; tiếng cuối của câu lục hợp với tiếng thứ sáu của câu bát, tiếng thứ sáu của câu bát hợp với tiếng của câu lục tiếp; cứ như thế đến hết bài lục bát:

Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thay mà đau đớn lòng.

Như thế ngoài vần chân có ở hai câu 6 8, lại có cả vần lưng trong câu tám. Tiểu đối trong thơ lục bát: Đó là đối thanh trong hai tiếng thứ 6 (hoặc thứ 4) của câu bát với tiếng thứ 8 câu đó. Nếu tiếng này mang thanh huyền thì tiếng kia bắt buộc là thanh ngang và ngược lại.

Ví dụ:

Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung

Ngoài đối thanh còn có đối ý:

Dù mặt lạ, đã lòng quen
(Bích câu kì ngộ)

Cách ngắt nhịp trong thơ lục bát: Thơ lục bát thông thường ngắt nhịp chẵn, là nhịp 2/2/2, hoặc 4/4 để diễn tả những tình cảm thương yêu, buồn đau...

Người thương/ơi hỡi/người thương
Đi đâu/mà để/buồng hương/lạnh lùng

Đôi khi để nhấn mạnh nên người ta đổi thành nhịp lẻ đó là nhịp 3/3: Chồng gì anh/ vợ gì tôi chẳng qua là cái nợ đòi chi đây. Khi cần diễn đạt những điều trắc trở, khúc mắc, mạnh mẽ, đột ngột hay tâm trạng bất thường, bất định thì có thể chuyển sang nhịp lẻ 3/3, 1/5, 3/5... Thể thơ lục bát với cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp giản dị mà biến hóa vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng, nó rất dồi dào khả năng diễn tả. Đa số ca dao được sáng tác theo thể lục bát. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu có hơn 90% lời thơ trong ca dao được sáng tác bằng thể thơ này.

Từ những đặc trưng cấu trúc ngữ nghĩa trên có thể thấy về cơ bản thể thơ lục bát vẫn là thể thơ nền nã, chỉnh chu với những quy định rõ ràng về vần nhịp, về số tiếng mỗi dòng thơ, về chức năng đảm trách của mỗi câu trong thể. Tuy vậy cũng có lúc câu lục tràn sang câu bát, câu lục và câu bát dài quá khổ, có khi xê dịch phối thanh, hiệp vần... đó là dạng lục bát biến thể. Sự biến đổi đó là do nhu cầu biểu đạt tình cảm ngày càng phong phú, đa dạng phá vỡ khuôn hình 6/8 thông thường. Tuy nhiên dù phá khuôn hình, âm luật, cách gieo vần của thể thơ lục bát cơ bản vẫn giữ nguyên. Đó là dấu hiệu đặc trưng cho ta nhận biết nó vẫn là thể lục bát.

Bên cạnh lục bát truyền thống còn có lục bát biến thể là những câu có hình thức lục bát nhưng không phải trên sáu dưới tám mà có sự co giãn nhất định về âm tiết về vị trí hiệp vần... Hiện tượng lục bát biến thể là vấn đề đáng chú ý trong ca dao, chúng ta có thể xem xét một số trường hợp: Lục bát biến thể tăng, tiếng lục bát biến thể giảm số tiếng.

Xét về mặt nội dung thơ lục bát diễn đạt tâm trạng nhiều chiều của nhàn vật trữ tình. Thông thường người bình dân hay mượn thể loại văn vần này để bày tỏ nỗi lòng, tâm trạng của mình trong cuộc sống, sinh hoạt, tình yêu... do vậy thể thơ chủ yếu của ca dao vần là thể lục bát vì nó có khả năng diễn đạt tất thảy những cung bậc cảm xúc như: Tình yêu trai gái, tình yêu gia đình, xóm làng, yêu đồng ruộng, đất nước, yêu lao động, yêu thiên nhiên.... Dân tộc nào cũng có một thể thơ, một điệu nhạc phù hợp với cuộc sống của dân tộc đó. Lục bát là thể thơ hài hoà với nhịp đập của con tim, nếp nghĩ, cách sinh hoạt của người dân Việt Nam. Ca dao, tiếng nói mang đầy âm sắc dân tộc cũng được chuyển tải bằng lục bát. Việc sáng tạo thể thơ độc đáo này thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người bình dân, rất nhiều nhà thơ thành công nhờ thể thơ này. Những truyện thơ vĩ đại nhất của Việt Nam như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên đều được thể hiện bằng hình thức thơ lục bát. Sau này các nhà thơ hiện đại cũng đã rất thành công khi vận dụng thể lục bát trong các sáng tác của mình. Nguyễn Bính, Đồng Đức Bốn tiêu biểu cho dòng lục bát dân gian. Dòng lục bát trí tuệ có thể xem Lửa thiêng của Huy Cận trong phong trào Thơ Mới là thành tựu mở đầu. Dòng lục bát hiện đại có Bùi Giáng, Nguyễn Duy, Tố Hữu ...

Bởi cái chất duyên dáng, kín đáo, không ồn ào của lối nghĩ phương Đông, lục bát đã giữ cho mình luôn có cái vẻ nền nã. Ngày nay thể lục bát vẫn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

1
0
Quỳnh Anh Đỗ
23/02/2019 11:26:30
Thuyết minh văn bản Làng:

Tác phẩm Làng là một tác phẩm rất đặc sắc của Kim Lân khi viết về đề tài trên. Ra đời đầu thời kì chống Pháp năm 1948, Làng kể về nhân vật có tên là ông Hai. ông Hai vô cùng yêu cái làng Chợ Dầu của mình, vì thế khi Pháp đến đánh chiếm ông quyết định ở lại làng làm du kích, làm thanh niên chống giặc, mặc dù tuổi ông đã cao. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình neo đơn ông buộc phải cùng gia đình tản cư lên thị trấn Hiệp Hoà, đi đến đâu ông cũng khoe với mọi người cái làng của mình. Vào một ngày, ông nghe tin làng Chợ Dầu yêu quý của ông theo giặc làm Việt gian, ông cảm thấy vô cùng đau khổ và gia đình ông lãm vào tình cảnh mất nơi ở. Đến khi nghe tin cải chính làng của ông là làng kháng chiến thì ông vô cùng sung sướng, ông đi khoe cái nhà của ông bị đốt hết trong niềm tự hào, sung sướng. Vậy đó, với cốt chuyện thật đơn giản, ít nhân vật, tuy nhiên lại có sự đỉnh điểm rồi cởi nút rất dễ dàng. Truyện ngắn Làng bao hàm một giá trị nội dung vô cùng sâu sắc. Ông Hai là một con người vô cùng yêu làng quê của mình. Khi nghe tin làng theo giặc, ông tỏ thái độ vô cùng bất ngờ, đau đớn. Từ lúc đó trở đi, ông không ra khỏi nhà, gia đình ông im lặng và tràn đầy nỗi buồn, nó như một nấm mồ chôn sống tất cả tâm tư, tình cảm của những con người sống trong đó. Nhà văn Kim Lân thật tài tình khi xây dựng tình huống truyện để bộc lộ nội tâm nhân vật. Điều này được thể hiện rất rõ qua đoạn ông Hai trò chuyện với thằng con út đã thể hiện tình yêu làng sâu sắc, gắn bó tình yêu nước, niềm tin vào cách mạng. Đến một đứa trẻ bé tuổi như con út ông không có lí gì lại không tin vào việc cái làng Chợ Dầu là làng kháng chiến, tất cả nhân dân trong làng đều đồng lòng chống Pháp. Mặc dù ông ở xa cái làng quê yêu dấu của mình nhưng ông vẫn luôn trông ngóng tin tức và dõi mắt theo công cuộc kháng chiến của cả làng. Câu chuyện đang lúc lên cao trào như vậy mà Kim Lân đã có cách mở nút câu chuyện hết sức đơn giản, nhẹ nhàng. Rằng ông nghe tin cải chính từ ông chủ tịch. Khỏi phải nói ông vui mừng cỡ nào, ông lại đi khoe với mọi người thái độ vội vàng, lời nói tràn đầy cảm xúc, có phần nào ông vỗ về kháng chiến, toàn sai sự mục đích cả. Tất cả đã bộc lộ nội tâm một cách tự nhiên phù hợp với tâm trạng của ông lúc đó. Qua đây tác giả muốn nêu lên một lớp nghĩa nữa, lớp nghĩa này bao hàm lên cả tình yêu làng quê đó chính là tình yêu đất nước vô bờ bến. Tinh thần quyết chiến quyết thắng khi đất nước bị giặc xâm lăng và muốn nói lên rằng người dân cần phải tin tưởng vào đường lối của Đảng và Nhà nước ta, tin vào công cuộc cách mạng của nhân dân ta. Cùng đoàn kết với mong đuổi được giặc xâm lược ra khỏi đất nước. Để có được nội dung câu chuyện sâu sắc đến vậy, tác giả Kim Lân cũng tạo ra những biện pháp nghệ thuật vô cùng đặc sắc như: độc thoại, ngôi kể, điểm nhìn của người kể, những mâu thuẫn nội tâm, đối thoại, miêu tả dáng người để từ đó bộc lộ tình cảm…

Nếu được phép đặt tên lại cho tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân thì em xin được đặt đó là Tình yêu quê hương để từ đó muốn nói lên tình yêu của nhân dân ta với quê hương nói riêng và với Tổ quốc nói chung là mãi mãi vĩnh cửu, không bao giờ đổi thay.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư