LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về Trần Quốc Tuấn

3 trả lời
Hỏi chi tiết
700
2
1
Nguyễn Nhật Thúy ...
16/03/2019 19:22:15
Nhìn lại một vĩ nhân Đức thánh Trần là tên gọi suy tôn đầy thành kính của nhân dân Việt Nam dành cho Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn – vị anh hùng dân tộc thiên tài đã lãnh đạo quân dân Đại Việt ba lần chiến thắng quân Mông Nguyên vang dội. Sự nghiệp, tài năng và hơn hết là nhân cách lớn lao, kì vĩ của Người đã để lại trong lòng người dân muôn đời lòng biết ơn sâu sắc.Và Người đã hoá Thánh trong tâm thức dân gian trong niềm ngưỡng vọng về một nhân vật lịch sử kết tinh tất cả truyền thống tinh hoa của văn hoá nước Việt.
Năm 1228, nhà Trần vừa giành được ngôi báu từ tay nhà Lý, đang phải gồng mình chống lại các thế lực cát cứ nổi lên khắp nơi như Đoàn Thượng, Nguyễn Nộn… và với cả tôn thất nhà Lý với lời dị nghị cướp giang sơn bằng cuộc đảo chính cung đình êm thấm mà thực chất là cuộc hôn nhân đầy toan tính và sắp xếp của Thái sưTrần Thủ Độ giữa vị “vua bà” cuối cùng của triều Lý – Lý Chiêu Hoàng và vị vua mở nghiệp đế vương Trần triều -Trần Cảnh .
Cũng trong hoàn cảnh hết sức rối ren và phức tạp ấy, Trần Quốc Tuấn ra đời với lời tiên tri của vị đạo sĩ rằng cậu bé này ngày kia có thể “kinh bang tế thế”, giúp nước cứu đời. Trần Liễu – cha Trần Quốc Tuấn, vốn đang ôm mối hận bị cướp vợ là Lý Thuận Thiên (chị gái Chiêu Hoàng) trong lòng , thấy thế càng đặt nhiều kì vọng và tâm huyết vào đứa con trai. Liễu kén thầy giỏi văn, võ khắp nơi về dạy cho con từ thuở nhỏ, ký thác vào con mối thù sâu nặng.
Cậu bé Trần Quốc Tuấn càng lớn càng thông minh, đọc rộng biết nhiều, thông kim bác cổ. Liễu lấy đó làm mừng lắm, hi vọng con có thể giành được ngôi báu để trả lại mối thù năm xưa.
Năm 1258, quân Nguyên Mông tràn vào biên giới Đại Việt . Khi ấy vị Hưng Đạo vương vừa tròn 30 tuổi, cũng đem hết tài sức cùng triều đình chống lại đội quân Tác-ta “bách chiến bách thắng”. Tuy thắng được quân Nguyên nhưng triều đình Đại Việt vẫn phải cống nộp nhiều sản vật quý hiếm và nhà Nguyên liên tục cho sứ sang đòi vua Trần sang chầu, tệ hơn nữa là đặt ra bao nhiêu thứ thuế , sưu nặng nề bắt “tiểu quốc” phải phục tùng.
Với sự tính toán của một nhà quân sự thiên tài, Hưng Đạo vương biết chắc rằng quân Nguyên sẽ không từ bỏ giã tâm xâm chiếm đất nước Đại Việt để làm bàn đạp đánh chiếm các nước lân cận, nên ngay sau trận chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất , Hưng Đạo Vương đốc thúc các quân sĩ nhà Trần liên tục chuẩn bị lương thực và vũ khí cho trận chiến tiếp theo chắc chắn sẽ xảy ra với dã tâm lớn của nhà Nguyên.
Quả như dự đoán, trận chiến với quân Nguyên Mông lần thứ hai (1285) là lần đầu tư và chuẩn bị kĩ lưỡng và to lớn nhất của quân đội Nguyên Mông. Sau nhiều lần hoãn bất hoãn bất thành, năm 1285, chiến sự bùng nổ.Hốt Tất Liệt phong con trai là Thoát Hoan là Trấn Nam Vương cho đem 50 vạn quân sang xâm lược nước ta. Hưng Đạo Vương được phong làm Quốc công Tiết chế thống lĩnh toàn bộ quân đội. Biết trước con đường tiến quân của giặc nên Hưng Đạo Vương đã cho mai phục ở các cửa ải Vĩnh Châu, Nội Bàng, Thiết Lược …
Nhưng thế giặc quá mạnh khiến cho quân Trần phải lui về Vạn Kiếp. Hưng Đạo Vương nghe lời Dã Tượng chạy về Bãi Tân theo thuyền của Yết Kiêu rút lui. Không ngờ Yết Kiêu vẫn kiên gan chờ đợi trong khi quân giặc sắp kéo đến nơi. Nên khi thuyền vừa ra xa , quân giặc đuổi theo bắn tên như mưa khiến Trần hưng đạo cảm động tấm lòng của hai gia nô trung thành mà thốt lên : “Chim hồng hộc sở dĩ bay cao được là nhờ sáu trụ xương cánh, nếu không cũng chỉ như chim thường thôi”.
Bởi Hưng đạo Vương biết rõ : muốn thành công nghiệp lớn phải có người tâm phúc giúp đỡ, chứ chỉ một mình thì dù có tài giỏi cũng không thể làm nên đại sự. Mặt trận ở Tuyên Quang , trần Nhật Duật cũng phải lui biunh khiến vua Trần Thái Tông vô cùng lo lắng . Người dò ý Tiết Chế ngỏ ý hàng giặc để giữ sinh mạng cho bá tính. Nhưng lòng tự tôn dân tộc khiến Trần Hưng Đạo khảng khái: “Nếu bệ hạ muốn hàng xin hãy chém đầu lão thần trước đã”. Với chiến thuật nhà binh “dĩ đoản chế trường” mà Trần Hưng Đạo đã khéo léo vận dụng để điều binh khiển tướng tuỳ thời, quân Trần đã dần chiếm ưu thế trên mặt trận và cuối cùng , quân Nguyên tàn dư giẫm đạp lên nhau mà chạy thoát thân, còn Thoát Hoan thì phải chui vào ống đồng nhục nhã chạy về nước.
Mùa xuân năm Đinh Hợi(1287) nhà Nguyên ra lênh xuất quân đánh Đại việt lần thứ ba, chủ trương đánh trên trận thuỷ, ngoài Thoát Hoan còn cử thêm các tướng Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Áo Lỗ Xích tiến vào nước ta theo 3 đường chính. Cứ tưởng thế giặc như chẻ tre , thế nhưng dưới sự lãnh đạo của Trần Hưng đạo với kế “lấy quân nhàn thắng giặc mệt”, quân Trần dần giành lợi thế trong khi quân Nguyên thì quá mệt mỏi do không quen khí hậu đất Nam và còn bị thiếu lương thực trầm trọng do Hưng Đạo đã sai người chặn đánh đường tiếp lương của chúng. Quân Nguyên đành phải rút về nhưng qua cửa sông Bạch Đằng lại sa vào trận địa cọc mà Trần Hưng Đạo đã bày sẵn. Cánh quân thuỷ đại bại, quân bộ của Thoát Hoan cũng bị chặn đánh cho thảm hại. Thoát Hoan phải tìm đường tắt trốn về Tư Minh, kết thúc cuộc chinh Nam với hơn 30 vạn quân mà phải chuốc lấy thảm bại nhục nhã.
Quân giặc Nguyên Mông với sức mạnh “vó ngựa quân Nguyên đi tới đâu, cỏ không mọc dược tới đó” chưa chịu thua mộ nước nào trừ Xiêm (Thái Lan) nhờ chính sách cầu hoà khôn khéo của Xiêm, Nhật Bản vì một trận bão biển làm thiệt hại bớt thuyền bè, và trừ cả Đại Việt bởi có sự chỉ huy quân của Trần Hưng Đạo. Cứ ngẫm thử, nếu không là bàn tay xoay chuyển cục diện như thần của Hưng Đạo Vương thì chưa chắc Đại Việt đã có thể thắng được quân Nguyên Mông ba lần vang dội như thế.
Cũng bởi thế mà Trần Hưng Đạo sau này được cả thế giới công nhận và bình chọn là một trong mười vị tướng tài giỏi nhất mọi thời đại, sánh ngang với Thành Cát Tư Hãn, Napoleon… Chẳng thế mà sau này, Bác Hồ luôn khuyến khích các vị lãnh đạo chiến lược của ta đọc lại sử đánh giặc của nhà Trần và những binh pháp mà Trần Hưng đạo đã vận dụng. Chính lối đánh du kích chính là từ lối “dĩ đoản chống trường” của nhà Trần. Cả phép “đánh điểm diệt viện” – đánh vào điểm chết của kẻ thù, đồng thời diệt tiếp viện cũng là mưu của Hưng Đạo. Người dân Đại Việt tự hào sinh ra một người con tuấn kiệt như Trần Hưng Đạo để sánh ngang tầm với thế giới.
Nhiều câu chuyện về đời tư của Trần Hưng Đạo, chắc hẳn các bạn đã nghe nhiều. Nhưng tôi chỉ muốn khẳng định một điều: Nhân cách của Người qua lớn lao, quá minh triết và đức độ so với những vị kỉ đời thường. Và Người đã làm được những điều mà không phải ai cũng làm được bởi một tấm lòng TẬN NGHĨA, CHÍ TRUNG cao đẹp và giản dị với đời.
Bảy mươi hai năm cuộc đời, ba lần trận mạc sống trọn vẹn với nước, với dân. Tâm đức và tài năng hơn người đã khiến Trần Hưng Đạo hoá thánh trong lòng dân muôn đời. Đức thánh Trần vượt trôi với tài năng và sự nghiệp kì vĩ nhưng không quá cao xa . Người thương dân chúng và thấu hiểu kiếp đời bằng tấm lòng và hiển linh cùng nước non. Bởi Người mãi là bất tử trong cõi đời và lòng người.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
0
Phuong
16/03/2019 20:07:54
Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là danh tướng thời nhà Trần và cũng là danh tướng trong lịch sử Việt Nam, có công lớn trong hai lần kháng chiến chống Nguyên Mông. Ông là tác giả của bộ Binh thư yếu lược (hay Binh gia diệu lý yếu lược) và Vạn Kiếp tông bí truyền thư (đã thất lạc). Ông còn được người dân Việt tôn sùng như bậc thánh, nên còn được gọi là Đức thánh Trần. Ông tên thật là Trần Quốc Tuấn là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu gọi vua Trần Thái Tông bằng chú, sinh ra tại Kiếp Bạc, xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, quê ở làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Năm sinh của ông không rõ ràng, có tài liệu cho là năm 1228, có tài liệu thì cho là năm 1230, hay 1232.
Trần Hưng Đạo là một nhà văn hóa lớn của nước nhà. Cống hiến của ông trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, to lớn và sâu sắc. Chỉ cần một " Hịch tướng sĩ văn" không thôi, tên tuổi của ông cũng đã đủ để bất diệt với lịch sử, huống chi, sự nghiệp của ông nào phải chỉ có bấy nhiêu. Trần Hưng Đạo là người đã có công khai sinh ra nền khoa học quân sự nước ta. Trước Trần Hưng Đạo, bao thế hệ anh hùng hào kiệt đã chiến đấu và chiến thắng, góp phần đắc lực vào việc làm phong phú kho tàng kinh nghiệm chống xâm lăng. Nhiều bậc anh hùng hào kiệt đã thực sự tiến tới đỉnh cao của nghệ thuật cầm quân, thậm chí là đỉnh cao điêu luyện của loại hình nghệ thuật đặc biệt này. Nhưng, một nền khoa học thực sự với đầy đủ ý nghĩa của từ này, thì phải đợi đến Trần Hưng Đạo mới chính thức được khai sinh. Trước tác có giá trị đánh dấu sự kiện này chính là Binh Thư Yếu lược. Với việc biên soạn và phổ biến Binh Thư yếu lược, Trần Hưng Đạo đã để lại cho đời sau bài học vô giá về kinh nghiệm chống xâm lăng, rằng, muốn đập tan những đội quân ăn cướp tàn bạo và thiện chiến, thì bên cạnh tinh thần chiến đấu, lí tưởng chiến đấu và trình độ võ nghệ cũng như thiết bị kĩ thuật, tướng sĩ còn phải được trang bị những tri thức về binh pháp. Với việc khai sinh Binh Thư Yếu lược, Trần Hưng Đạo thực sự trở thành nhà lí luận quân sự xuất sắc đầu tiên của nước ta. Tuy nhiên, Trần Hưng Đạo không phải chỉ là nhà lí luận xuất sắc mà còn là nhà chỉ huy thiên tài. Ông là linh hồn của những chiến công chống xâm lăng vang dội ở thế kỉ XIII. Sinh thời, uy danh lừng lẫy của Trần Hưng Đạo đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia, tiếng vang đến cả giặc phương Bắc, khiến chúng thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương chứ không dám gọi tên ... Hơn bảy thế kỉ qua, tên tuổi và sự nghiệp của Trần Hưng Đạo luôn tỏa sáng trong sử sách, luôn là nguồn cảm hứng vô tận của thơ văn và nhiều loại hình nghệ thuật khác ở nước ta.
2
1
Nhok Phượng Núi
16/03/2019 21:24:29
Bài làm :
Nhìn lại một vĩ nhân Đức thánh Trần là tên gọi suy tôn đầy thành kính của nhân dân Việt Nam dành cho Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn – vị anh hùng dân tộc thiên tài đã lãnh đạo quân dân Đại Việt ba lần chiến thắng quân Mông Nguyên vang dội. Sự nghiệp, tài năng và hơn hết là nhân cách lớn lao, kì vĩ của Người đã để lại trong lòng người dân muôn đời lòng biết ơn sâu sắc.Và Người đã hoá Thánh trong tâm thức dân gian trong niềm ngưỡng vọng về một nhân vật lịch sử kết tinh tất cả truyền thống tinh hoa của văn hoá nước Việt.
Năm 1228, nhà Trần vừa giành được ngôi báu từ tay nhà Lý, đang phải gồng mình chống lại các thế lực cát cứ nổi lên khắp nơi như Đoàn Thượng, Nguyễn Nộn… và với cả tôn thất nhà Lý với lời dị nghị cướp giang sơn bằng cuộc đảo chính cung đình êm thấm mà thực chất là cuộc hôn nhân đầy toan tính và sắp xếp của Thái sưTrần Thủ Độ giữa vị “vua bà” cuối cùng của triều Lý – Lý Chiêu Hoàng và vị vua mở nghiệp đế vương Trần triều -Trần Cảnh .
Cũng trong hoàn cảnh hết sức rối ren và phức tạp ấy, Trần Quốc Tuấn ra đời với lời tiên tri của vị đạo sĩ rằng cậu bé này ngày kia có thể “kinh bang tế thế”, giúp nước cứu đời. Trần Liễu – cha Trần Quốc Tuấn, vốn đang ôm mối hận bị cướp vợ là Lý Thuận Thiên (chị gái Chiêu Hoàng) trong lòng , thấy thế càng đặt nhiều kì vọng và tâm huyết vào đứa con trai. Liễu kén thầy giỏi văn, võ khắp nơi về dạy cho con từ thuở nhỏ, ký thác vào con mối thù sâu nặng.
Cậu bé Trần Quốc Tuấn càng lớn càng thông minh, đọc rộng biết nhiều, thông kim bác cổ. Liễu lấy đó làm mừng lắm, hi vọng con có thể giành được ngôi báu để trả lại mối thù năm xưa.
Năm 1258, quân Nguyên Mông tràn vào biên giới Đại Việt . Khi ấy vị Hưng Đạo vương vừa tròn 30 tuổi, cũng đem hết tài sức cùng triều đình chống lại đội quân Tác-ta “bách chiến bách thắng”. Tuy thắng được quân Nguyên nhưng triều đình Đại Việt vẫn phải cống nộp nhiều sản vật quý hiếm và nhà Nguyên liên tục cho sứ sang đòi vua Trần sang chầu, tệ hơn nữa là đặt ra bao nhiêu thứ thuế , sưu nặng nề bắt “tiểu quốc” phải phục tùng.
Với sự tính toán của một nhà quân sự thiên tài, Hưng Đạo vương biết chắc rằng quân Nguyên sẽ không từ bỏ giã tâm xâm chiếm đất nước Đại Việt để làm bàn đạp đánh chiếm các nước lân cận, nên ngay sau trận chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất , Hưng Đạo Vương đốc thúc các quân sĩ nhà Trần liên tục chuẩn bị lương thực và vũ khí cho trận chiến tiếp theo chắc chắn sẽ xảy ra với dã tâm lớn của nhà Nguyên.
Quả như dự đoán, trận chiến với quân Nguyên Mông lần thứ hai (1285) là lần đầu tư và chuẩn bị kĩ lưỡng và to lớn nhất của quân đội Nguyên Mông. Sau nhiều lần hoãn bất hoãn bất thành, năm 1285, chiến sự bùng nổ.Hốt Tất Liệt phong con trai là Thoát Hoan là Trấn Nam Vương cho đem 50 vạn quân sang xâm lược nước ta. Hưng Đạo Vương được phong làm Quốc công Tiết chế thống lĩnh toàn bộ quân đội. Biết trước con đường tiến quân của giặc nên Hưng Đạo Vương đã cho mai phục ở các cửa ải Vĩnh Châu, Nội Bàng, Thiết Lược …
Nhưng thế giặc quá mạnh khiến cho quân Trần phải lui về Vạn Kiếp. Hưng Đạo Vương nghe lời Dã Tượng chạy về Bãi Tân theo thuyền của Yết Kiêu rút lui. Không ngờ Yết Kiêu vẫn kiên gan chờ đợi trong khi quân giặc sắp kéo đến nơi. Nên khi thuyền vừa ra xa , quân giặc đuổi theo bắn tên như mưa khiến Trần hưng đạo cảm động tấm lòng của hai gia nô trung thành mà thốt lên : “Chim hồng hộc sở dĩ bay cao được là nhờ sáu trụ xương cánh, nếu không cũng chỉ như chim thường thôi”.
Bởi Hưng đạo Vương biết rõ : muốn thành công nghiệp lớn phải có người tâm phúc giúp đỡ, chứ chỉ một mình thì dù có tài giỏi cũng không thể làm nên đại sự. Mặt trận ở Tuyên Quang , trần Nhật Duật cũng phải lui biunh khiến vua Trần Thái Tông vô cùng lo lắng . Người dò ý Tiết Chế ngỏ ý hàng giặc để giữ sinh mạng cho bá tính. Nhưng lòng tự tôn dân tộc khiến Trần Hưng Đạo khảng khái: “Nếu bệ hạ muốn hàng xin hãy chém đầu lão thần trước đã”. Với chiến thuật nhà binh “dĩ đoản chế trường” mà Trần Hưng Đạo đã khéo léo vận dụng để điều binh khiển tướng tuỳ thời, quân Trần đã dần chiếm ưu thế trên mặt trận và cuối cùng , quân Nguyên tàn dư giẫm đạp lên nhau mà chạy thoát thân, còn Thoát Hoan thì phải chui vào ống đồng nhục nhã chạy về nước.
Mùa xuân năm Đinh Hợi(1287) nhà Nguyên ra lênh xuất quân đánh Đại việt lần thứ ba, chủ trương đánh trên trận thuỷ, ngoài Thoát Hoan còn cử thêm các tướng Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Áo Lỗ Xích tiến vào nước ta theo 3 đường chính. Cứ tưởng thế giặc như chẻ tre , thế nhưng dưới sự lãnh đạo của Trần Hưng đạo với kế “lấy quân nhàn thắng giặc mệt”, quân Trần dần giành lợi thế trong khi quân Nguyên thì quá mệt mỏi do không quen khí hậu đất Nam và còn bị thiếu lương thực trầm trọng do Hưng Đạo đã sai người chặn đánh đường tiếp lương của chúng. Quân Nguyên đành phải rút về nhưng qua cửa sông Bạch Đằng lại sa vào trận địa cọc mà Trần Hưng Đạo đã bày sẵn. Cánh quân thuỷ đại bại, quân bộ của Thoát Hoan cũng bị chặn đánh cho thảm hại. Thoát Hoan phải tìm đường tắt trốn về Tư Minh, kết thúc cuộc chinh Nam với hơn 30 vạn quân mà phải chuốc lấy thảm bại nhục nhã.
Quân giặc Nguyên Mông với sức mạnh “vó ngựa quân Nguyên đi tới đâu, cỏ không mọc dược tới đó” chưa chịu thua mộ nước nào trừ Xiêm (Thái Lan) nhờ chính sách cầu hoà khôn khéo của Xiêm, Nhật Bản vì một trận bão biển làm thiệt hại bớt thuyền bè, và trừ cả Đại Việt bởi có sự chỉ huy quân của Trần Hưng Đạo. Cứ ngẫm thử, nếu không là bàn tay xoay chuyển cục diện như thần của Hưng Đạo Vương thì chưa chắc Đại Việt đã có thể thắng được quân Nguyên Mông ba lần vang dội như thế.
Cũng bởi thế mà Trần Hưng Đạo sau này được cả thế giới công nhận và bình chọn là một trong mười vị tướng tài giỏi nhất mọi thời đại, sánh ngang với Thành Cát Tư Hãn, Napoleon… Chẳng thế mà sau này, Bác Hồ luôn khuyến khích các vị lãnh đạo chiến lược của ta đọc lại sử đánh giặc của nhà Trần và những binh pháp mà Trần Hưng đạo đã vận dụng. Chính lối đánh du kích chính là từ lối “dĩ đoản chống trường” của nhà Trần. Cả phép “đánh điểm diệt viện” – đánh vào điểm chết của kẻ thù, đồng thời diệt tiếp viện cũng là mưu của Hưng Đạo. Người dân Đại Việt tự hào sinh ra một người con tuấn kiệt như Trần Hưng Đạo để sánh ngang tầm với thế giới.
Nhiều câu chuyện về đời tư của Trần Hưng Đạo, chắc hẳn các bạn đã nghe nhiều. Nhưng tôi chỉ muốn khẳng định một điều: Nhân cách của Người qua lớn lao, quá minh triết và đức độ so với những vị kỉ đời thường. Và Người đã làm được những điều mà không phải ai cũng làm được bởi một tấm lòng TẬN NGHĨA, CHÍ TRUNG cao đẹp và giản dị với đời.
Bảy mươi hai năm cuộc đời, ba lần trận mạc sống trọn vẹn với nước, với dân. Tâm đức và tài năng hơn người đã khiến Trần Hưng Đạo hoá thánh trong lòng dân muôn đời. Đức thánh Trần vượt trôi với tài năng và sự nghiệp kì vĩ nhưng không quá cao xa . Người thương dân chúng và thấu hiểu kiếp đời bằng tấm lòng và hiển linh cùng nước non. Bởi Người mãi là bất tử trong cõi đời và lòng người.
Nếu thấy hay thì cho xin like!!!

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư