Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết trình về đặc sản ở Thanh Hóa

4 trả lời
Hỏi chi tiết
1.020
1
0
Nguyễn Mai
20/03/2018 19:44:40
Nem chua Thanh Hóa là món ăn nổi tiếng, là niềm tự hào của người dân nơi đây. Món này được chế biến hết sức kỳ công, qua nhiều công đoạn kỹ lưỡng, từ khâu chọn nguyên liệu cho tới khi đóng gói sản phẩm…Thịt để làm nem phải là loại thịt nóng, nghĩa là khi heo vừa mới xẻ thịt thì người thợ làm nem phải thái, xay, chế biến ngay, không để lâu. Bởi nếu thịt nguội, nem sẽ không có độ bóng cũng như sự kết dính trong quá trình lên men.Ngày trước khi chưa có máy xay, người thợ phải giã thịt bằng tay trên những cối đá lớn. Theo kinh nghiệm của những gia đình làm nem truyền thống, thì thịt giã cối đá sẽ có độ giòn, quánh, dính hơn là thịt xay máy.Bì lợn cũng phải chọn rất kỹ, heo lấy bì phải là heo cạo chín, nghĩa là làm bằng nước sôi. Có như thế lông mới sạch và khi chế biến sẽ đỡ tốn thời gian. Để có những sợi bì trong, ngon, người thợ phải cạo thật sạch tất cả những phần mỡ còn sót lại trên bì, cho tới khi lớp bì mỏng, trắng tinh, trong suốt thì được. Bì càng làm kỹ bao nhiêu thì khi thái chỉ, bì càng giòn và dai bấy nhiêu.Khi nguyên liệu chính là thịt và bì đã xong, người thợ sẽ trộn hai hỗn hợp này lại với nhau cùng các loại gia vị muối, bột ngọt, đường, nêm thêm chút nước mắm cho thơm. Sau đó mang hỗn hợp thịt trên ra đóng gói. Mỗi một chiếc nem được người gói cho kèm thêm chút tỏi, lá đinh lăng, ớt, những phụ gia này có tác dụng làm cho hương vị nem trở nên ngon hơn, hấp dẫn hơn và cũng là để cân bằng giữa lạnh (nem chua ) với nóng ( lá đinh lăng, ớt ).Lá chuối gói nem phải là lá chuối ngự vừa xanh vừa dầy, bởi trong quá trình vận chuyển và lưu giữ nem vẫn tiếp tục lên men.Để bảo quản được dài ngày, người thợ thường bọc giấy bóng thêm bên trong nem. Thông thường nem gói sau 3 ngày là chín, có thể dùng được. Bóc lớp lá chuối màu xanh ở ngoài, đã thấy lộ ra màu hồng của thịt, màu trắng của sợi bì, màu đỏ của ớt.Khi thưởng thức sẽ gặp vị chua thanh của thịt, dai giòn của sợi bì, cay của ớt, thơm của tỏi, chát ngọt của đinh lăng … một hương vị rất riêng mà không phải nem chua nơi nào cũng có như nem chua xứ Thanh. Nem Thanh có vị lạ rất khác với nem chua Hà Nội hay nem lụi ở Huế, lại càng khác xa với nem rán hay nem tai. Nó vừa chua, vừa cay lại có cả vị mặn mà của gia vị, có vị ngọt của thịt làm ta không thể không ăn tiếp vài cái nữa.Nem chua Thanh Hoá vừa ngon, vừa rẻ nhưng có điều rất lạ và hay là có thể làm đồ nhắm, cũng có khi ăn với cơm. Tiện hơn cả là ở đâu ta cũng có thể nhấm nháp hương vị hấp dẫn của nó. Nghĩ đến nem chua quê mình đầu lưỡi tôi lại cay cay, ngọt ngọt. Khó mà tả được cảm giác sung sướng khi được ăn một vài miếng nem chua ở quê hương mình trong lúc đang ở nơi xa xôi.Ai đi qua xứ Thanh cũng phải nếm thử hương vị lạ của những chiếc nem xinh xắn. Người dân xứ Thanh vào Nam ra Bắc, dù bận trăm công nghìn việc, dù mang vác nặng nề cũng cố đem vài chục chiếc để cho người nhà hoặc biếu người thân. Ngày lễ Tết hoặc cưới xin, nem chua trở thành món ngon không thể thiếu. Kèm với những cặp bánh chưng xanh, những chiếc giò ngày Tết là những xâu nem chua làm từ chất liệu quê hương mời khách đến chơi nhà.Nếu có dịp dừng chân nơi miền đất này, mời bạn hãy thưởng thức nem chua xứ Thanh.Vị chua chua, ngọt ngọt đậm đà gia vị tạo nên hương thơm khó quên của món nem chua Thanh Hóa.Nem chua Thanh Hóa nổi tiếng xưa nay khắp một dải đất dài từ Nam ra Bắc. Người Thanh Hóa tự hào với bạn bè nơi nơi vì có một thứ quà không phải nơi nào cũng cứ học là làm được, mà nó được truyền kinh nghiệm từ đời này sang đời khác qua nhiều năm nay

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Cô Pé Thiên Yết
20/03/2018 19:44:51
Bài làm
Về xứ Thanh, về với Lễ hội Lam Kinh ở Thọ Xuân (Thanh Hóa) bạn không chỉ được biết thêm về người anh hùng Lê Lợi, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn mà còn rất thích thú với phiên chợ quê và rất nhiều món quà quê được chế biến ngay tại chợ. Trong rất nhiều món quà quê ấy phải kể đến bánh lá răng bừa – một đặc sản xứ Thanh, một nét văn hoá ẩm thực trong Lễ hội Lam Kinh.
Vào những dịp lễ Tết, hầu như gia đình nào ở làng quê xứ Thanh cũng làm bánh lá răng bừa để cúng tổ tiên và cho con cháu xa gần thưởng thức. Nhưng ngon nhất vẫn phải kế đến bánh của bà con vùng Thọ Xuân. Để có những đĩa bánh lá răng bừa thơm ngon, nóng hổi kịp cúng tổ tiên vào sáng sớm hôm sau, các bà, các mẹ, các chị phải thức khuya để làm từ đêm hôm trước, đến sáng hôm sau chỉ đem hấp chín hoặc dậy thật sớm làm để kịp có mặt trên mâm cỗ cúng. Các gia đình còn ngầm thi nhau làm bánh răng bừa với tất cả những ngón nghề, những kinh nghiệm và cũng là dịp trổ tài của các bà, các chị trong công việc nội trợ, gia chánh. Ngày xưa, người ta hay làm bánh răng bừa vào dịp lễ tết, còn ngày nay bánh răng bừa được làm quanh năm và xuất hiện ở nhiều nhà hàng ăn uống. Gần đây bánh răng bừa đã được giới thiệu trong Lễ hội Lam Kinh đem lại cho du khách những bất ngờ, thú vị.
Bánh răng bừa còn được gọi là bánh lá. Sở dĩ nó được gọi như vậy vì gói xong, chiếc bánh nhỏ xinh như chiếc răng bừa - một vật dụng gắn bó với vùng quê nông nghiệp. Bánh được làm từ bột gạo dẻo, giòn. Để làm bánh lá răng bừa, gạo tẻ phải ngâm trong nước lạnh khoảng 2-3 giờ rồi đem xay thành bột, thường là xay cùng với nước, bằng chiếc xay bột quay tay thủ công cho bột dẻo. Còn nếu xay bột khô bằng máy thì phải pha nước cho vừa đủ. Sau đó, bột làm bánh được đặt lên bếp nấu, người ta gọi công đoạn này là giáo bột, đây là một khâu vô cùng quan trọng trong quá trình làm bánh. Người ta dùng đôi đũa cả (như đũa bếp nhưng to hơn nhiều) để khuấy bột. Phải nhanh tay khuấy đôi đũa trong nổi liên tục sao cho bột không bị vón cục, không quá chín. Đến khi nồi bột gạo đặc sền sệt thì bắc ra ngoài để bắt đầu gói bánh. Lá để gói loại: bánh này thường là lá dong lấy từ miền núi về, hoặc lá chuối tươi cắt ở vườn nhà đã được hơ qua lửa nhằm tăng độ dẻo cho lá và khỏi rách. Nhưng bánh gói bằng lá dong đẹp và ngon hơn cả. Có nhiều nhà vườn rộng đã trồng vài bụi lá dong để tiện cho việc làm bánh của gia đình mình. Nhân bánh lá răng bừa gồm hành khô, thịt ba chỉ băm nhỏ, mộc nhĩ trộn với hạt tiêu, muối vừa đủ. Nếu làm bánh lá răng bừa để lễ chay hoặc đi lễ chùa thì nhân bánh được làm bằng lạc hoặc đậu. Sau khi gói xong, những chiếc bánh lá răng bừa thon dài, nhỏ như răng chiếc bừa được xếp ngay ngắn trong nồi đế đem đi luộc, hoàn tất! khâu cuối cùng để cho ra những chiếc bánh thơm ngon. Nước luộc bánh răng bừa là nước đã đun sủi. Nhưng ngon hơn cả vẫn là bánh được đồ chín bằng hơi nước. Món bánh lá răng bừa ngon phải là bánh có bột nhỏ, mịn, có mùi thơm của các loại nguyên liệu hòa lẫn vào nhau, ăn dẻo và ngon. Trên mâm cỗ ngày tết cổ truyền hay những ngày lễ trong năm, tuy có rất nhiều thức ăn ngon nhưng luôn có thêm đĩa bánh lá răng bừa bốc khói nghi ngút, thơm lừng mùi hành mỡ, lá chuối thật hấp dẫn. Ngói giữa quê nhà bình yên, được thường thức món bánh lá răng bừa thơm mùi gạo, ngầy ngậy mùi nhân bánh thì thật là thú vị. Thưởng thức món bánh lá răng bừa dẻo thơm với một bát nước mắn ngon, ta mới hiếu vì sao món bánh "quê mùa" này lại có thể đọng lại trong lòng du khách những hương vị khó quên.
Ở Thọ Xuân, Thanh Hóa, từ ngày 7 đến 9-3 âm lịch hàng năm, nhằm tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc Lê Hoàn, người dân trong làng đã tổ chức lễ hội Lê Hoàn và dùng món bánh lá răng bừa để dâng cúng tổ tiên. Nhiều cuộc thi diễn ra như thi bắt cá, bắt lươn... và không thể thiếu phần thi làm bánh lá răng bừa (gắn với việc đích thân Lê Hoàn cày ruộng). Chỉ bằng những gia vị đơn giản đời thường cùng một ít bí quyết gia truyền đã tạo nên món ăn làm say lòng người đến. Món bánh lá này được du khách thập phương rất ưa chuộng. Mỗi khi về với lễ hội Lê Hoàn, du khách thường mua bánh lá răng bừa để làm quà cho bạn bè phương xa.
Cùng với nem chua, bánh gai, canh đắng... bánh lá răng bừa đã đại diện cho tình cảm gắn bó của người xứ Thanh.
0
0
Nguyễn Mai
20/03/2018 19:49:11
Về xứ Thanh, về với Lễ hội Lam Kinh ở Thọ Xuân (Thanh Hóa) bạn không chỉ được biết thêm về người anh hùng Lê Lợi, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn mà còn rất thích thú với phiên chợ quê và rất nhiều món quà quê được chế biến ngay tại chợ. Trong rất nhiều món quà quê ấy phải kể đến bánh lá răng bừa – một đặc sản xứ Thanh, một nét văn hoá ẩm thực trong Lễ hội Lam Kinh.
Vào những dịp lễ Tết, hầu như gia đình nào ở làng quê xứ Thanh cũng làm bánh lá răng bừa để cúng tổ tiên và cho con cháu xa gần thưởng thức. Nhưng ngon nhất vẫn phải kế đến bánh của bà con vùng Thọ Xuân. Để có những đĩa bánh lá răng bừa thơm ngon, nóng hổi kịp cúng tổ tiên vào sáng sớm hôm sau, các bà, các mẹ, các chị phải thức khuya để làm từ đêm hôm trước, đến sáng hôm sau chỉ đem hấp chín hoặc dậy thật sớm làm để kịp có mặt trên mâm cỗ cúng. Các gia đình còn ngầm thi nhau làm bánh răng bừa với tất cả những ngón nghề, những kinh nghiệm và cũng là dịp trổ tài của các bà, các chị trong công việc nội trợ, gia chánh. Ngày xưa, người ta hay làm bánh răng bừa vào dịp lễ tết, còn ngày nay bánh răng bừa được làm quanh năm và xuất hiện ở nhiều nhà hàng ăn uống. Gần đây bánh răng bừa đã được giới thiệu trong Lễ hội Lam Kinh đem lại cho du khách những bất ngờ, thú vị.
Bánh răng bừa còn được gọi là bánh lá. Sở dĩ nó được gọi như vậy vì gói xong, chiếc bánh nhỏ xinh như chiếc răng bừa - một vật dụng gắn bó với vùng quê nông nghiệp. Bánh được làm từ bột gạo dẻo, giòn. Để làm bánh lá răng bừa, gạo tẻ phải ngâm trong nước lạnh khoảng 2-3 giờ rồi đem xay thành bột, thường là xay cùng với nước, bằng chiếc xay bột quay tay thủ công cho bột dẻo. Còn nếu xay bột khô bằng máy thì phải pha nước cho vừa đủ. Sau đó, bột làm bánh được đặt lên bếp nấu, người ta gọi công đoạn này là giáo bột, đây là một khâu vô cùng quan trọng trong quá trình làm bánh. Người ta dùng đôi đũa cả (như đũa bếp nhưng to hơn nhiều) để khuấy bột. Phải nhanh tay khuấy đôi đũa trong nổi liên tục sao cho bột không bị vón cục, không quá chín. Đến khi nồi bột gạo đặc sền sệt thì bắc ra ngoài để bắt đầu gói bánh. Lá để gói loại: bánh này thường là lá dong lấy từ miền núi về, hoặc lá chuối tươi cắt ở vườn nhà đã được hơ qua lửa nhằm tăng độ dẻo cho lá và khỏi rách. Nhưng bánh gói bằng lá dong đẹp và ngon hơn cả. Có nhiều nhà vườn rộng đã trồng vài bụi lá dong để tiện cho việc làm bánh của gia đình mình. Nhân bánh lá răng bừa gồm hành khô, thịt ba chỉ băm nhỏ, mộc nhĩ trộn với hạt tiêu, muối vừa đủ. Nếu làm bánh lá răng bừa để lễ chay hoặc đi lễ chùa thì nhân bánh được làm bằng lạc hoặc đậu. Sau khi gói xong, những chiếc bánh lá răng bừa thon dài, nhỏ như răng chiếc bừa được xếp ngay ngắn trong nồi đế đem đi luộc, hoàn tất! khâu cuối cùng để cho ra những chiếc bánh thơm ngon. Nước luộc bánh răng bừa là nước đã đun sủi. Nhưng ngon hơn cả vẫn là bánh được đồ chín bằng hơi nước. Món bánh lá răng bừa ngon phải là bánh có bột nhỏ, mịn, có mùi thơm của các loại nguyên liệu hòa lẫn vào nhau, ăn dẻo và ngon. Trên mâm cỗ ngày tết cổ truyền hay những ngày lễ trong năm, tuy có rất nhiều thức ăn ngon nhưng luôn có thêm đĩa bánh lá răng bừa bốc khói nghi ngút, thơm lừng mùi hành mỡ, lá chuối thật hấp dẫn. Ngói giữa quê nhà bình yên, được thường thức món bánh lá răng bừa thơm mùi gạo, ngầy ngậy mùi nhân bánh thì thật là thú vị. Thưởng thức món bánh lá răng bừa dẻo thơm với một bát nước mắn ngon, ta mới hiếu vì sao món bánh "quê mùa" này lại có thể đọng lại trong lòng du khách những hương vị khó quên.
Ở Thọ Xuân, Thanh Hóa, từ ngày 7 đến 9-3 âm lịch hàng năm, nhằm tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc Lê Hoàn, người dân trong làng đã tổ chức lễ hội Lê Hoàn và dùng món bánh lá răng bừa để dâng cúng tổ tiên. Nhiều cuộc thi diễn ra như thi bắt cá, bắt lươn... và không thể thiếu phần thi làm bánh lá răng bừa (gắn với việc đích thân Lê Hoàn cày ruộng). Chỉ bằng những gia vị đơn giản đời thường cùng một ít bí quyết gia truyền đã tạo nên món ăn làm say lòng người đến. Món bánh lá này được du khách thập phương rất ưa chuộng. Mỗi khi về với lễ hội Lê Hoàn, du khách thường mua bánh lá răng bừa để làm quà cho bạn bè phương xa.
Cùng với nem chua, bánh gai, canh đắng... bánh lá răng bừa đã đại diện cho tình cảm gắn bó của người xứ Thanh.
0
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
20/03/2018 20:20:13
Trước kia, người Thanh Hóa chỉ làm nem chua trong các dịp lễ, tết, cưới hỏi hoặc các ngày hội đặc biệt trong năm, chủ yếu tự phục vụ là chính. Đến những năm 70 của thế kỷ 20, nghề làm nem chua dần hình thành và phát triển ở thành phố Thanh Hóa để phục vụ nhu cầu của người dân trong và ngoài tỉnh. Các cơ sở sản xuất chế biến và kinh doanh nem chua mở ra nhiều hơn, có thể kể đến các thương hiệu nổi tiếng như: nem Gốc Đa, nem chua bà Thường ở cống Tân An, nem bà Năm ở Trường Thi, nem VIP, nem Cương Dũng, nem Vũ Linh…
Những chiếc nem chua dài hấp dẫn và bắt mắt được du khách biết đến và đặt mua nhiều nhất.
Dọc Quốc lộ 1A vào cửa ngõ Thanh Hóa, du khách khi dừng lại ven đường, tại các trạm dừng chân Bỉm Sơn, cầu Tào Xuyên, Hàm Rồng, nhà ga hay bến xe... đều dễ dàng mua được những chiếc nem chua xinh xắn làm quà. Người dân Thanh Hóa khắp mọi miền đất nước, dù bận trăm công nghìn việc, dù mang vác nặng nề cũng cố đem vài chục chiếc làm quà biếu.
Nem chua có nhiều loại: Nem dài, nem vuông, nem cối, nem thính, nem nướng… Tùy nhu cầu sử dụng mà làm ra. Nem chua chỉ gồm bì lợn thái chỉ, thịt mông nạc, thính gạo, gói cùng lá đinh lăng hoặc lá ổi bánh tẻ và các gia vị đặc trưng, để tạo ra một chiếc nem chua ngon đúng điệu cần phải có bí quyết gia truyền riêng.
Thịt lợn được chọn làm nem phải là thịt mông nạc, được lọc rất kỹ để không bị dính mỡ, gân, đem thái thật mỏng cho vào cối giã nhỏ mịn hoặc xay nhuyễn. Bì lợn dùng làm nem là loại bì chủ yếu ở phần lưng và hông con lợn để đảm bảo độ dày, dai và giòn. Khi mua về sẽ được cạo sạch lông, luộc chín, lọc bỏ hết mỡ, thái chỉ nhỏ hoặc bỏ vào máy chuyên dụng để tuốt như miến sợi. Sau đó, trộn bì với thịt nạc, nêm muối tinh rang khô, nước mắm ngon, mì chính hạt tiêu và thính.
Thịt heo và bì lợn tươi dùng để gói nem phải khô ráo, không dính nước, gân hoặc mỡ.
Thính là thành phần quan trọng làm nên hương vị riêng của từng loại nem. Thính được làm từ gạo rang chín vàng xay nhỏ có mùi thơm rất hấp dẫn. Gạo loại nào và tra thính tỉ lệ nhiều hay ít, sớm hay muộn là bí quyết riêng của từng nhà nem. Sau khi tra thính phải nhanh tay gói nem để đảm bảo độ tươi và kết dính của nguyên liệu.
Khâu gói nem là cả một nghệ thuật, đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ của nghệ nhân. Lá chuối tươi rửa sạch, lau khô, đem tước bỏ phần dọc lá, tùy loại nem để xé lá, lá nhỏ bên trong, lá to bên ngoài. Khi gói, lót một lớp túi ni lông mỏng lên trên rồi mới cho nguyên liệu chính vào giữa. Tỏi, ớt thái lát dài, lá đinh lăng, bạc hà hoặc ổi được ép vào khối thịt rất khéo và đẹp mắt. Các lớp lá chuối bọc càng dày thì quá trình lên men càng nhanh và hương vị thơm ngon của món ăn được lưu giữ lâu lơn.
Lá chuối xanh mướt bọc bên trong một thức ăn chơi ngon đến lạ.
Quá trình “chín” của trái nem tùy thuộc vào thời tiết, mùa hè thì độ một ngày đêm, mùa đông thì khoảng 2 đến 3 ngày nem mới lên men và đem ra dùng được. Khi nem “chín”, người dùng bóc từng lớp lá bên ngoài là đã có thể cảm nhận rõ mùi thơm chua dịu đặc trưng đầy hấp dẫn của món ăn.
Nem chua xứ Thanh thường được chấm cùng tương ớt cay. Vị ngọt của thịt heo quyện hòa với vị chua thanh nhẹ, vị cay của ớt tỏi, thơm bùi và sần sật dai dai của bì làm say đắm lòng người, chẳng dễ gì mà quên được.
Không chỉ là sản vật để những người con xa quê nhớ về, nem chua còn là món quà thết khách đầy mời gọi của quê hương Thanh Hóa, góp phần làm phong phú kho tàng ẩm thực dân tộc Việt.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo