+ Tác giả đã giải thích về cái đẹp của tiếng Việt: Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu. Còn về cái hay của tiếng Việt: tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu, có đầy đủ khả năng diễn đạt tình cảm, tư tưởng của con người, thỏa mãn các yêu cầu phát triển của đời sống văn hoá, xã hội.
+ Phẩm chất đẹp của một ngôn ngữ là khả năng gợi cảm xúc, chủ yếu được tạo nên bởi hệ thống ngữ âm, sự hài hòa về thanh điệu và nhịp điệu. Còn cái hay chủ yếu là ở khả năng diễn tả tình cảm, tư tưởng, phản ánh đời sống phong phú, tinh tế, chính xác. Giữa hai phẩm chất ấy có mối quan hệ gắn bó. Cái đẹp của một thứ tiếng thường cũng phản ánh cái hay của thứ tiếng ấy, vì nó thể hiện sự phong phú, tinh tế trong cách diễn đạt cũng tức là thể hiện sự chính xác và sâu sắc trong tình cảm, tư tưởng của con người. Ngược lại, cái hay cũng tạo ra vẻ đẹp của một ngôn ngữ. Chẳng hạn, trong tiếng Việt, sự tinh tế, uyển chuyển trong cách đặt câu, dùng từ không chỉ là cái hay, mà còn tạo ra vẻ đẹp trong hình thức diễn đạt hài hòa, linh hoạt, uyển chuyển.
Ví dụ:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh rợn chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên
Cây me ríu rít cặp chim chuyền
Để trời xanh ngọc qua muôn lá
Thu đến - nơi nơi động tiếng huyền.
(Thơ duyên - Xuân Diệu)