LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tìm các bài thơ có hình ảnh suối và hình ảnh so sánh

4 trả lời
Hỏi chi tiết
2.366
3
2
Bạch Phàm
13/08/2019 22:11:42
Tức cảnh Pác Pó của Hồ Chí Minh
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
+ So sánh : Tiếng suối – tiếng hát; cảnh vật đẹp- bức tranh.
- Tác dụng:
+ So sánh tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng như tiếng hát ngọt ngào của ai đó trong đêm khuya tĩnh lặng làm cho cảnh vật trở nên gần gũi, thân thiết.
+ So sánh cảnh vật đẹp như một bức tranh qua cái nhìn của nhà thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm của Bác.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
SayHaiiamNea ((:
14/08/2019 07:30:41
Côn Sơn ca (Nguyễn Trãi)
Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

Côn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm.
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
......
*So sánh: Tiếng suối chảy với tiếng đàn cầm bên tai
*TD:
Tiếng suối khiến Nguyễn Trãi liên tưởng đến tiếng đàn cầm trong trẻo, thánh thót. Đàn cầm vốn là loại đàn quý thường được dùng trong các buổi yến tiệc chốn quyền quý cao sang. Nguyễn Trãi là một nhà thơ nhưng ông cũng từng là một bậc đại thần trong triều. Huống chi, trong con người ấy lại hội tụ đầy đủ những nét tài hoa của bậc nho sĩ: cầm, kì, thi, họa. Bởi vậy, trong những tháng ngày “lánh đục về trong”, khi so sánh tiếng suối với tiếng đàn, Nguyễn Trãi đã ngợi ca âm thanh trong trẻo, sự sang trọng, tinh tế của tiếng nước chảy chốn lâm tuyền.
1
0
(•‿•)
14/08/2019 18:51:21
- Vẻ đẹp tiếng suối và tâm hồn nhà thơ trong bài "Côn Sơn Ca"
+ Cảnh sắc thiên nhiên trong Côn Sơn Ca của Nguyễn Trãi thật sống động, tươi sáng đầy sức sông được khúc xạ qua tâm hồn và lăng ính trong trẻo, thiết tha của thi nhân.
+ Bức tranh thiên nhiên được cảm nhận ở mọi giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác, cảm giác. Thi sĩ nghe được tiếng suối ... mà ngỡ như tiếng đàn cầm. Thiên nhiên như mời gọi ta thưởng thức, ngâm nga câu hát, thưởng nhàn. Côn Sơn cảnh sắc thiên nhiên mới kì thú làm sao! Ta hòa quện vào thiên nhiên; thiên nhiên như người mẹ hiền bao dung, dang cánh tay mềm mại ôm ấp lấy ta, sao êm đềm, thư nhàn, sung sướng đến thế! Cái cảm giác an nhàn, thư thái ấy ko chỉ có tâm hồn của cái tôi trữ tình mà còn truyền thấm vào tâm hồn người đọc, khiến ta cũng thấy lâng lâng, khoan khoái.
+ Câu thơ sóng đôi tạo tiết tấu cho lời ca du dương, êm ái, thấm đẫm chất họa, chất nhạc Tiếng nhạc được cất lên từ một tâm hồn thanh bạch, giản dị, khoan dung mà hào phóng, cởi mở. Con người ấy giống như tiến ông trong núi lánh xa , lánh đục tìm trong, an ần lạc đạo. Song ko hẳn quay lưng với cõi trần bạc đen mà để khẳng định 1 tâm hồn thanh cao, quân tử như cây thông, cây trúc giữa rừng. Đạo đức, lối sống ấy khiến ta khâm phục, trân trong biết bao!
-> Với Nguyễn Trãi, Côn Sơn là tiếng gọi trở về, tiếng gọi ấy tha thiết, mãnh liệt ngay cả khi ông là "cánh chim bằng biển Bắc ... cưỡi gió lên cao chín vạn dặm", ngay cả khi ông là "ngựa già đường xa kham ruổi". "Côn Sơn ko chỉ là tiếng gọi của quê hương mà còn là tiếng vọng của vũ trụ thôi thúc ông trở về đi dưỡng tinh thần, hòa nhập với thiên nhiên."
0
0
(•‿•)
14/08/2019 18:51:41
- Vẻ đẹp tiếng suối và tâm hồn người thi sĩ trong bài Cảnh Khuya:
+ Cũng như Côn Sơn ca, tiếng suối trong Cảnh Khuya cũng được Người cảm nhận bằng nhiều giác quan tinh tế. Nếu Côn Sơn Ca được Nguyễn Trãi cảm nhận ở núi rừng Côn Sơn vào 1 ngày tươi sáng thì Cảnh Khuya lại được HCM cảm nhận ở núi rừng VB trong 1 đêm thanh vắng. Song với bức tranh thơ ko mờ ảo, tĩnh lặng, trầm mặc như bức tranh cổ mà sống động bởi âm thanh và sự hòa phối đẹp đẽ thơ mộng.
+ Nếu Nguyễn Trãi so sánh tiếng suối với tiếng đàn cầm thì HCM lại so sánh tiếng suối với tiếng hát xa của con người. Nét so sánh nào cũng đẹp nhưng cách so sánh của HCM khiến ta cảm thấy ấm áp, gần gũi, thân thương hơn. Tiếng suối trong trẻo, ngân nga vang vọng xa xã phá tan bầu ko khí yên tĩnh của đêm khuya giữa mênh mang núi rừng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư