LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tìm hiểu về bệnh sốt xuất huyết

6 trả lời
Hỏi chi tiết
1.583
4
0
Phương Dung
28/09/2017 20:45:20
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng tên là Dengue (Đăn-gơ) gây ra. Bệnh lây do muỗi vằn hút máu truyền siêu vi trùng từ người bệnh sang người lành. Muỗi vằn có nhiều khoang trắng ở lưng và chân, thường sống ở trong nhà, đậu trong những chỗ tối như gầm bàn, gầm giường, hốc tủ. Quần áo treo trên vách…, chích hút máu người cả ngày lẫn đêm.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
28/09/2017 20:48:04

Các biểu hiện như vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp hạ, tiểu ít là dấu hiệu của bệnh nặng lên.

Sốt Dengue và Dengue là bệnh truyền nhiễm gây dịch do virus Dengue gây nên. Virus Dengue có 4 tuýp huyết thanh là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Virus truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes Aegypti là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu. Muỗi có các vằn đen ở bụng, khi chích thì muỗi hướng bụng xuống dưới. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường gia tăng vào các tháng mùa mưa.

Cách nhận biết sốt xuất huyết

Sốt Dengue có các biểu hiện: Bệnh nhân sốt cao đột ngột, liên tục kéo dài từ 2-7 ngày. Các biểu hiện xuất huyết có thể thấy như nghiệm pháp dây thắt dương tính, chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn thấy nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, da sung huyết, phát ban và thấy đau cơ, đau khớp, nhức 2 hố mắt. Bệnh nhân có thể bị nổi hạch (thường hay gặp ở quanh khuỷu tay). Tuy nhiên, khi thực hiện thí nghiệm cận lâm sàng chưa xảy ra hiện tượng đông đặc máu.

Đối với sốt xuất huyết Dengue bệnh nhân có các biểu hiện: Sốt cao đột ngột, liên tục từ 2-7 ngày. Có biểu hiện xuất huyết thể hiện rõ từ ngày thứ 2, thứ 3 của bệnh dưới nhiều hình thái: Dấu hiệu dây thắt dương tính và xuất huyết tự nhiên dưới da hoặc ở niêm mạc. Khi xuất huyết dưới da, bệnh nhân có nốt xuất huyết rải rác hoặc chấm xuất huyết thường ở mặt trước 2 cẳng chân và mặt trong 2 cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn hoặc mảng bầm tím. Khi xuất huyết ở niêm mạc, bênh nhân bị chảy máu mũi, lợi, đôi khi xuất huyết ở kết mạc, tiểu ra máu. Kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh sớm hơn kỳ hạn. Đặc biệt, bệnh nhân còn bị gan to.

Khi bệnh nhân có các biểu hiện như vật vã, bứt rứt hoặc li bì, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, mạch nhanh nhỏ, huyết áp hạ, tiểu ít là dấu hiệu của bệnh nặng lên. Lúc này, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị xuất huyết nội tạng như tiêu hóa, phổi, não.

Điều trị bệnh

Sốt xuất huyết Dengue được chia làm 4 độ. Độ I: Sốt đột ngột, kéo dài từ 2-7 ngày; dấu hiệu dây thắt dương tính. Độ II: Sốt đột ngột, kéo dài từ 2-7 ngày; dấu hiệu dây thắt dương tính. Đi kèm theo xuất huyết tự nhiên dưới da hoặc niêm mạc. Độ III: Có dấu hiệu suy tuần hoàn, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt, hạ huyết áp kèm theo các triệu chứng như da lạnh, ẩm, bứt rứt hoặc vật vã, li bì. Độ IV: Sốc nặng, mạch nhỏ khó bắt, huyết áp không đo được (HA = 0).

Khi bệnh nhẹ, bệnh nhân có thể điều trị tại nhà. Nếu sốt cao trên 390C nên cho bệnh nhân uống thuốc hạ nhiệt, nới lỏng quần áo và lau mát bằng nước ấm. Thuốc hạ nhiệt chỉ được dùng là paracetamol đơn chất, liều dùng từ 10-15 mg/kg cân nặng/lần, cách nhau mỗi 4-6 giờ. Chú ý: Tổng liều paracetamol không quá 60 mg/kg cân nặng/24 giờ. Cấm dùng aspirin (acetyl salicylic acid), analgin, ibuprofen để điều trị vì có thể gây xuất huyết, toan máu.

Bệnh nhân có thể bù dịch sớm bằng đường uống: Khuyến khích người bệnh uống nhiều nước oresol hoặc nước sôi để nguội, nước trái cây (nước dừa, cam, chanh…) hoặc nước cháo loãng với muối. Nên chú ý xem xét truyền dịch nếu người bệnh ở độ I và II mà không uống được, nôn nhiều, có dấu hiệu mất nước, lừ đừ, dung tích hồng cầu tăng cao mặc dù huyết áp vẫn ổn định. Dịch truyền bao gồm: Ringer lactat, NaCl 0,9% (những trường hợp này phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa). Ở bệnh nhân trên 15 tuổi, có thể xem xét ngừng truyền dịch khi hết nôn, ăn uống được.

Cách phòng bệnh sốt xuất huyết

Hiện nay chưa có vắc-xin phòng bệnh, biện pháp phòng bệnh chủ yếu là kiểm soát côn trùng trung gian truyền bệnh như tránh muỗi đốt, diệt bọ gậy (loăng quăng), diệt muỗi trưởng thành, vệ sinh môi trường loại bỏ ổ chứa nước đọng.

1
0
Dương Anh Anh
28/09/2017 20:48:35
Sốt xuất huyết hay chính xác hơn là sốt xuất huyết do virus là một nhóm các bệnh do một số họ virus sau: Filoviridae, Flavivirus. Một số loài virus có thể gây bệnh nhẹ như Bệnh virus Ebola, Hantavirus (sốt xuất huyết Triều Tiên), nôn, gan to: ở trẻ em hay gặp hơn người lớn, đôi khi da phát ban.

Hiện tượng xuất huyết: thường xuất hiện vào ngày thứ hai của bệnh: Các biểu hiện xuất huyết tự nhiên hoặc xuất huyết khi tiêm chích sẽ thấy bầm tím quanh nơi tiêm. Xuất huyết ngoài da: biểu hiện như các chấm xuất huyết, vết bầm tím, rõ nhất là xuất huyết ở mặt trước 2 cẳng chân, mặt trong 2 cẳng tay, gan bàn tay, lòng bàn chân. Xuất huyết ở niêm mạc: chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới màng tiếp hợp, đi tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh nguyệt sớm hơn kỳ hạn. Xuất huyết tiêu hóa: nôn ra máu, đi đại tiện ra máu. Khi có xuất huyết tiêu hóa nhiều

Hội chứng thần kinh: đau người. đau cơ, đau khớp, nhức đầu, đau quanh hố mắt; trẻ em nhỏ sốt cao, đôi khi co giật, hốt hoảng; không có biểu hiện màng não

muỗi (lăng quăng), không tạo điều kiện để muỗi đẻ trứng bằng biện pháp như thả cá vàng hay các loại cá ăn lăng quăng vào trong lu, giếng, chum, vại. Đổ hết nước trong các vật chứa đựng nước không cần thiết; tránh để đồ đạc lộn xộn hoặc để nhiều đồ vào chỗ tối tạo khe hở cho muỗi sinh sản; đặt bát nước muối ở các khe trong nhà; sử dụng nhang muỗi, thuốc xịt.
Điều trị

Hiện nay vaccin phòng bệnh Dengue và sốt xuất huyết có hội chứng thận đang trong giai đoạn nghiên cứu.

Chẩn đoán dựa trên lâm sàng và xét nghiệm. Không nên điều trị giảm các triệu chứng (giảm đau và hạ sốt). Đa số các ca thường nhẹ và khỏi bệnh trong vòng vài ngày. Với các trường hợp nặng cần nhập viện và chăm sóc tích cực các biến chứng huyết áp thấp và chảy máu, truyền máu/tiểu cầu... nếu cần thiết.

Hiện chưa có thuốc đặc trị, việc tiêu diệt vectơ truyền bệnh có vai trò quan trọng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra những bản hướng dẫn điều trị và dự phòng bệnh Denguevà sốt vàng, và tại một số nước có bản hướng dẫn của quốc gia như Argentina, Bolivia, Congo,...
1
0
Nguyễn Đình Thái
13/10/2017 17:43:33
Sốt rét còn gọi là ngã nước là một chứng bệnh gây ra bởi ký sinh trùng loại protozoa tên Plasmodium, lây truyền từ người này sang người khác khi những người này bị muỗi đốt. Bệnh phổ biến ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Mỹ, châu Á và châu Phi
 Bệnh Sốt Rét là gì? (SR)

- Bệnh Sốt Rét là một bệnh lây nhiễm, do Ký sinh trùng SR gây nên và muỗi SR là thủ phạm truyền bệnh từ người bị SR sang người lành. Bệnh nặng (SR ác tính) nếu không được cứu chữa kịp thời có thể sẽ dẫn tới tử vong.

- Ký sinh trùng SR là một sinh vật rất nhỏ. Ta chỉ nhìn thấy chúng qua kính hiểm vi có độ phóng đại lớn. Ký sinh trùng SR sống trong máu, trong một số cơ quan của cơ thể người. Chúng phá vỡ hàng loạt hồng cầu huỷ hoại các tế bào trong cơ thể và gây ra cơn sốt. Cơn sốt có thể có chu kỳ một ngày một cơn hay cách nhật, cách 3 ngày tuỳ theo tính chất của Ký sinh trùng SR.

- Muỗi truyền bệnh Sốt Rét (Muỗi Anophen) hút máu của người bệnh, hút theo cả Ký sinh trùng Sốt Rét vào cơ thể muỗi. Ký sinh trùng phát triển,sinh sản nhân lên gấp nhiều lần. Khi con muỗi này đốt người lành đồng thời truyền ký sinh trùng và gây bệnh cho ngươì .Sự lây lan này rất nhanh trong một thời gian ngắn có thể hàng trăm người cùng mắc bệnh Sốt rét.

Do không hiểu rõ nguyên nhân gây ra bệnh sốt rét nên mọi người không biết cách phòng chống và điều trị bệnh.Có những người bị bệnh Sốt rét không đến thầy thuốc để điều trị mà đi cúng ma, cạo gió ,đuổi tà,câu trời…nên bệnh không khỏi, dẫn đến tình trạng tiền mất tật mang, thâm chí gây nên nhiều cái chết oan uổng.

Muỗi Anophen

 

Tác hại của bệnh Sốt Rét:

Tác hại đối với người mắc bệnh SR

+ Gây thiếu máu: Do Ký sinh trùng vào trong máu nên chúng phá vỡ hàng loạt hồng cầu, dẫn đến thiếu máu, da xanh, môi thâm, mệt mỏi, gầy yếu.

+ Gan to, lách to .

+ Trẻ em bị mắc bệnh SR cơ thể còi cọc chậm lớn, kém thông minh.

+ Phụ nữ có thai mắc SR dễ gây sảy thai, đẻ non hoặc khi sinh nở dễ mắc phải những tai biến.

Biện pháp phòng chống bệnh sốt rét

1- Tránh muỗi đốt.

Tốt nhất gia đình  nên ngủ màn có tẩm hoá chất xua muỗi. Màn tẩm này không độc đến sức khoẻ người dùng. Ngoài ra có thể tẩm hoá chất xua muỗi vào những tấm rèm để muỗi không bay vào nhà để đốt người.

+ Khi ngủ phải mắc màn, khi ngủ dậy tháo màn cho vào túi nilon cất.

+ Màn tẩm hoá chất rồi 6 tháng sau mới được giặt.

+ Màn tẩm hoá chất không những chống được muỗi đốt mà còn diệt được chấy, rận, dệp, bọ chét…

+ Hoá chất có tác dụng trong 6 tháng, sau 6 tháng phải nhuộm lại.

- Hun khói hoặc đốt hương xua muỗi vào buổi tối.

- Phát quang bụi rậm quanh nhà, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ.

- Phun thuốc diệt muỗi. đây là biện pháp tích cực tốt nhất cho vùng  SR lưu hành .

Tẩm màn hóa chất và phun diệt muỗi là biện pháp tích cực tốt nhất cho vùng Sốt rét lưu hành

 

2 – Khi có sốt.( Nghi bị SR).

+ Hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và lấy lam máu phát hiện ký sinh trùng và được điều trị.

 

 

 Triệu chứng lâm sàng bệnh sốt rét.

 

* Dựa vào 3 yếu tố : Dịch tễ ,lâm sàng ,xét nghiệm.

1- Yếu tố dịch tễ: Sống ở vùng sốt rét ,hoặc vào vùng sốt rét,hay có tiền sử sốt rét trong 2 năm trở lại đây.

          2- Yếu tố lâm sàng:

+ Cơn sốt điển hình: Rét run- sốt nóng-ra mồ hôi.

+ Cơn sốt không điển hình:

Sốt không thành cơn ớn lạnh hơi gai rét.hay gặp ở trẻ nhỏ,và người sống lâu ở vùng sốt rét lưu hành.

Sốt liên tục hoặc giao động trong 5-7 ngày đầu ,rồi thành cơn.(Ở BN sốt rét lần đầu).

+ Các dấu hiệu khác : Thiếu máu ,gan to lách to.

  3 Chẩn đoán xét nghiệm 

- Xét nghiệm máu tìm KSTSR, Kết quả  dương tính.

*  Khi có sốt (ghi bị SR).

+ Hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và lấy lam máu phát hiện ký sinh trùng và được điều trị.

Xác Định ca bệnh Sốt rét.( BNSRLS).

Trường hợp không được xét nghiệm hoặc âm tính,có 4 đặc điểm sau .

-        Hiện đang sốt ( >37,5độ c) hoặc có sốt trong vòng 3 ngày gần đây.

-        Không giải thích được các nguyên nhân gây sốt khác.

-        Đang ở hoặc qua lại vùng sốt rét lưu hành, hoặc có tiền sử sốt rét trong 2 năm trở lại đây.

-        Điều trị 3 ngày bằng thuốc sốt rét có đáp ứng tốt.

1
0
Noo Phước Thịnh
27/10/2017 22:12:10
Bệnh Cúm - Cảm - Sốt
Sốt xuất huyết  là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng tên là Dengue (Đăn-gơ) gây ra. Bệnh lây do muỗi vằn hút máu truyền siêu vi trùng từ người bệnh sang người lành. Muỗi vằn có nhiều khoang trắng ở lưng và chân, thường sống ở trong nhà, đậu trong những chỗ tối như gầm bàn, gầm giường, hốc tủ. Quần áo treo trên vách…, chích hút máu người cả ngày lẫn đêm.

Dịch sốt xuất huyết các năm trước đây chủ yếu diễn biến ở trẻ em, nhưng năm nay số ngưới lớn mắc sốt xuất huyết và sốt virus nhập viện lớn hơn gấp nhiều lần các năm trước.

Vì sao sốt xuất huyết nguy hiểm?
Xuất huyết xảy ra quanh năm, đặc biệt vào mùa mưa, có thể bộc phát thành dịch đe doạ sinh mạng trẻ em và sức khỏe cộng đồng.
Bệnh có thể trở nặng bất ngờ, gây tử vong cao.
Bệnh chưa có thuốc trị đặc hiệu và thuốc phòng ngừa.
Theo các bác sĩ đầu ngành, ở người lớn có hai dạng sốt xuất huyết: dạng biểu hiện ra bên ngoài và dạng không biểu hiện ra bên ngoài (thường gặp nhất là xuất huyết tiêu hóa và xuất huyết não).

Sốt xuất huyết tiêu hóa (trong ruột) ở người lớn có biểu hiện ban đầu rất bình thường, chỉ sốt, ít ho, không sổ mũi, không nổi ban. Sau 1 hoặc 2 ngày, bệnh nhân sẽ đi tiêu ra máu nhưng không nhiều và bắt đầu có những hạt lấm tấm trên da, người xanh xao.

Sốt xuất huyết não cũng rất khó nhận biết vì biểu hiện ban đầu không rõ ràng, nhưng rất dễ gây tử vong. Ban đầu, người bệnh sốt, bị nhức đầu, ngay sau đó tay bị tê liệt, không thể cử động. Cuối cùng, người bệnh sẽ bị hôn mê rồi dẫn đến tử vong. “Đối với các trường hợp này, bác sĩ không thể cứu chữa kịp vì tiến triển bệnh quá nhanh”, bác sĩ Hiền nhận định.

Dạng sốt xuất huyết có biểu hiện bên ngoài ở người lớn cũng diễn biến bất thường và triệu chứng ồ ạt hơn ở trẻ em. Thời gian bị sốt cũng kéo dài hơn, khoảng 11-12 ngày thậm chí dài hơn (ở trẻ em chỉ 7 ngày). Sốt xuất huyết ở người lớn nguy hiểm nhất chính là lúc mạch huyết áp bị kẹt (bị tụt), từ đó bắt đầu sinh ra các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, suy gan, đông máu. Tỷ lệ biến chứng ở sốt xuất huyết người lớn là khoảng 5%.

Làm sao biết trẻ bị sốt xuất huyết?
Khi thấy những dấu hiệu sau:
Sốt (nóng) cao 39-40 độ , đột ngột, liên tục trong 3-4 ngày liền.
Xuất huyết (chảy máu) thường ở nhiều dạng:
Xuất huyết dưới da: Làm lộ trên mặt da những chấm nhỏ màu đỏ, đốm đỏ hay vết bầm rải rác  ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong cánh tay, bụng, đùi, mạng sườn. Phân biệt với vết muỗi cắn bằng cách căng da chung quanh chấm đỏ, nếu chúng vẫn còn là do xuất huyết, ngược lại nếu biến mất thì đó là vết muỗi cắn.
Chảy máu cam, chảy máu chân răng, nướu răng.
Ói hoặc đi cầu ra máu (nước ói màu nâu, phân lợn cợn như bã cà phê hoặc đỏ tươi).
Đau bụng.
Sốc là dấu hiệu nặng, thường xuất hiện từ ngày thứ 3-6 của bệnh, đặc biệt lúc trẻ đang sốt cao chuyển sang hết sốt và có thể xảy ra kể cả khi không thấy rõ dấu hiệu xuất huyết. Dấu hiệu sốc gồm:
Trẻ mệt, li bì hoặc vật vã
Chân tay lạnh
Tiểu ít
Có thể kèm theo ói hoặc đi cầu ra máu.
Thực tế điều trị bệnh cho thấy, nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở bệnh sốt xuất huyết người lớn là tràn dịch màng phổi. Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM đã phải cấp cứu nhiều trường hợp sốt xuất huyết bị tràn dịch màng phổi mà nguyên nhân là sự thiếu hiểu biết về nguyên tắc trị bệnh. Khi mới sốt, những bệnh nhân này đã yêu cầu cơ sở y tế tuyến dưới hoặc bác sĩ tư nhân truyền dịch, gây ứ nước trong cơ thể và dẫn đến tràn dịch màng phổi.

Đối với sốt xuất huyết biểu hiện ra bên ngoài thì việc điều trị phải được thực hiện theo đúng phác đồ. Hiện nay đã có phác đồ điều trị sốt xuất huyết cho người lớn. Đây là phác đồ chuẩn được áp dụng cho tất cả các nước có sốt xuất huyết trên toàn thế giới. Theo đó, nếu mới có dấu hiệu sốt xuất huyết, người bệnh chỉ cần đến các cơ sở tuyến đầu để được hướng dẫn cách điều trị tại nhà mà chưa cần đến bệnh viện. Tất cả các cơ sở tuyến đầu đều đã được tập huấn đủ khả năng để xử lý những trường hợp ở cấp độ nhẹ.

Khi điều trị tại nhà (sốt xuất huyết cấp độ 1 và 2), người bệnh chỉ uống paracetamol để hạ sốt, ngoài ra không được dùng bất kỳ loại thuốc nào khác. Nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước mát hoặc nước trái cây để giải nhiệt, tránh ăn những thức ăn khó tiêu. Sau 11 hoặc 12 ngày, nếu không có dấu hiệu biến chứng là bệnh đã khỏi. Để đề phòng xuất huyết não và xuất huyết tiêu hóa, khi có dấu hiệu nghi ngờ, nên đến cơ sở y tế ngay.

Làm gì khi trẻ bị sốt xuất huyết?
Đưa trẻ đi khám bệnh ngay. Nếu trường hợp nhẹ, có thể chăm sóc tại nhà như sau:

Cho trẻ nghỉ ngơi, tránh chạy nhảy.
Cho ăn nhẹ: cháo, súp, sữa…
Cho uống nhiều nước hơn bình thường, có thể dùng nước chín để nguội, nước Oresol (nước biển khô, cách pha: 1 gói pha vào 1 lít nước, uống 100-150ml nước/kg cân nặng/ngày), nước cam vắt, nước chanh đường…
Hạ sốt với thuốc Paracetamol, lau nước ấm khi sốt cao.
Ngoài Paracetamol, không cho bệnh nhân uống các loại thuốc khác, đặc biệt 2 loại là aspirin và Ibuprofen (vì gây thêm xuất huyết dạ dày dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng.), không cắt lễ hay cạo gió, không quấn kín hoặc mặc áo nhiều khi trẻ đang sốt, không cữ ăn, không nhịn uống.
Tuyệt đối không tự ý truyền dịch tại nhà khi bị sốt xuất huyết vì có thể dẫn đến phù nề, suy hô hấp và nguy hiểm đến tính mạng
Theo dõi bệnh và mang ngay đến bệnh viện khi thấy có các dấu hiệu trở nặng bất ngờ:

Trẻ mệt nhiều hơn, vẻ âu lo bứt rứt, li bì hoặc vật vã
Tay chân lạnh, đau bụng nhiều hơn
Ói nhiều, da đổi màu bầm, môi tím lại.
Cách phòng bệnh sốt xuất huyết cho trẻ em:
Cho trẻ mặc quần áo dài tay, ngủ mùng cả ban đêm lẫn ban ngày. Không để trẻ nơi thiếu ánh sáng, ẩm thấp để tránh muỗi chích (đốt).
Thoa thuốc chống muỗi lên những vùng da lộ ra ngoài để bảo vệ trẻ mọi lúc, cả ngày lẫn đêm.
Đậy kín lu, vại, hồ, bể chứa nước, không tạo nơi cho muỗi đẻ và hàng tuần nên cọ rửa với bàn chải để trứng muỗi rơi ra; thả cá 7 màu diệt lăng quăng (bọ gậy).
Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo quần áo làm chỗ cho muối trú đậu, loại bỏ các vật chứa nước đọng (gáo dừa, lon, đồ hộp, ly, chén, chai lọ bể, vỏ xe…), thay nước bình bông mỗi ngày, đổ dầu hôi hoặc pha nhiều muối vào chén nước chống kiến chân tủ thức ăn để triệt nơi sinh sản của muỗi. Có thể dùng thuốc diệt muỗi hoặc nhang trừ muỗi.
1
0
NoName.151652
28/12/2017 17:35:03
quá hay luôn

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Khoa học Lớp 5 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư