Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tìm hiểu về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của người anh hùng Quang Trung

câu 1: Tìm hiểu về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của người anh hùng Quang Trung
câu 2 : Tìm hiểu nghệ thuật đánh giặc của vua Quang Trung trong trận Rạch Gầm- Xoài Mút và chống quân xâm lược Thanh
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
556
1
0
Phương Như
19/03/2019 19:53:53
câu 2 : Tìm hiểu nghệ thuật đánh giặc của vua Quang Trung trong trận Rạch Gầm- Xoài Mút và chống quân xâm lược Thanh
=> Trận thủy chiến Rạch Gầm - Xoài Mút (năm 1785) đánh tan 05 vạn quân xâm lược Xiêm của quân Tây Sơn:
1. Khéo chọn địa bàn tác chiến hiểm yếu để kết hợp tác chiến thủy, bộ tiêu diệt lớn quân địch.
Khi hành quân xuống phía Nam, Nguyễn Huệ không vào thẳng thành Gia Định (nơi tướng Trương Văn Đa đóng giữ), mà cho đóng quân tại Mỹ Tho, nhằm che giấu lực lượng và tiến hành do thám tình hình để lập mưu kế đánh giặc. Lúc này quân Tây Sơn tuy được tăng cường lực lượng, nhưng so với địch (đang bố phòng tại Sa Đéc) vẫn ít hơn. Vì vậy, nếu đem quân đánh thẳng vào nơi địch phòng thủ, khả năng giành thắng lợi không cao, thậm chí thất bại. Vấn đề đặt ra lúc này là phải dùng mưu, kéo chúng ra khỏi căn cứ, nhử đến nơi có địa hình, địa vật có lợi nhất cho ta và bất ngờ nhất đối với quân địch để tiến công tiêu diệt chúng.
Tuy nhiên, do lực lượng thủy binh địch đông, lại gồm nhiều chiến thuyền lớn, nếu ta chỉ dùng tác chiến bằng thủy quân khó có thể ngăn được địch. Hơn nữa, đại bộ phận quân Tây Sơn vừa cơ động từ xa tới, chưa quen khí hậu, thông thuộc địa bàn nên muốn tiêu diệt chúng, phải lựa chọn địa bàn tác chiến bảo đảm vừa thuận lợi cho ta, khó khăn cho địch, vừa có thể kết hợp tác chiến thủy, bộ tạo sức mạnh tổng hợp. Sau khi cân nhắc kỹ, Nguyễn Huệ đã chọn khúc sông Mỹ Tho, đoạn từ cửa sông Rạch Gầm đến cửa sông Xoài Mút làm khu vực tác chiến chủ yếu để tiêu diệt địch. Đây là khúc sông dài chừng 07 km, rộng từ 01 đến 02 km, có thể dung chứa hàng trăm chiến thuyền lớn của địch để ta tiêu diệt. Mặt khác, Rạch Gầm và Xoài Mút là hai con sông nhỏ, nhưng giữ vị trí quan trọng trong thế trận của ta. Thủy binh Tây Sơn có thể bố trí ở hai rạch này tạo thành hai mũi tiến công lợi hại chặn đầu và khóa đuôi toàn bộ đội hình quân địch, khi chúng lọt vào trận địa chuẩn bị sẵn của ta. Khoảng giữa cửa sông Rạch Gầm và cửa sông Xoài Mút có các cù lao Thái Sơn, cù lao Hộ là nơi thuận lợi để bộ binh Tây Sơn bí mật triển khai binh, hỏa lực sẵn sàng đánh vào sườn đội hình quân địch và đón đánh những tên địch liều mình đổ bộ lên bờ. Những nhánh sông nằm giữa các cù lao và bờ Nam sẽ là những nơi mai phục và xuất phát của đội thuyền chiến Tây Sơn. Chọn khúc sông Mỹ Tho, từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến, chứng tỏ nghệ thuật lợi dụng địa hình hết sức tinh tường của Nguyễn Huệ. Thực tiễn trận đánh đã chứng minh, việc chọn địa hình tác chiến hiểm yếu như vậy là nhân tố tạo sức mạnh cho quân Tây Sơn, chỉ trong 01 ngày, với 02 vạn quân đã đánh tan 05 vạn quân Xiêm trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút.
2. Tạo thế trận phục kích liên hoàn, vững chắc, phát huy sức mạnh các lực lượng thủy, bộ để tiêu diệt địch.
Trong trận Rạch Gầm - Xoài Mút, do điều kiện ta phải lấy ít địch nhiều, quân Tây Sơn đã chủ động sử dụng chiến thuật phục kích trên sông. Vì thế, việc tạo lập thế trận tác chiến liên hoàn, vững chắc, có chiều sâu giữ vai trò rất quan trọng với sự thành bại của trận đánh. Nhận thức rõ điều đó, Nguyễn Huệ một mặt, sai người đi thám sát tình hình thực địa, nhất là nắm chắc quy luật con nước, đặc điểm các luồng, lạch, cửa sông và địa thế hai bên bờ để bố trí lực lượng. Đồng thời, ông cũng tổ chức huy động đại bộ phận binh lực cả bộ binh và thủy binh, bí mật vận động triển khai lực lượng tại khu vực đã được lựa chọn từ trước. Do đặc điểm đoạn sông từ Rạch Gầm đến Xoài Mút có ít các vật cản tự nhiên có thể tận dụng, nên việc chặn địch, nhất là ở khu vực chặn đầu và khóa đuôi, chủ yếu phải dựa vào sức mạnh từ thế trận và lực lượng của ta; do đó, việc tạo lập thế trận tại đây còn có ý nghĩa quyết định đến hiệu xuất của trận đánh. Tại hai khu vực này, ngoài việc lựa chọn bố trí lực lượng thủy quân tinh nhuệ, Nguyễn Huệ còn cho bố trí tập trung đại bác và lực lượng ở hai bên bờ để sẵn sàng giáp chiến, bảo đảm khóa chặt quân địch khi chúng đi vào địa bàn tác chiến. Hai bên sườn trận địa mai phục, quân Tây Sơn còn bố trí xen kẽ lực lượng thủy quân (ở các luồng, lạch, nhánh sông) kết hợp với bộ binh, sẵn sàng đánh vào bên sườn đội hình địch cả trên sông, trên bộ.
Điều đáng nói là, trước thế giặc mạnh, cùng với tạo lập thế trận tác chiến, Nguyễn Huệ còn chủ trương làm địch sinh kiêu, mà đã vậy thì: “Vạn cổ kiêu binh thường thất bại/Thói đời kinh địch khó thành công”. Theo đó, ông chỉ tổ chức những trận đánh nhỏ rồi rút lui; cử người sang doanh trại quân Xiêm xin giảng hòa; đồng thời, dàn sẵn một số chiến thuyền ra giữa sông, tỏ ý chờ kết quả giảng hòa, làm cho quân địch chủ quan thúc quân tiến lên và nhanh chóng sa vào trận địa mai phục. Đây là thế trận toàn diện, chắc, hiểm, có chiều sâu của quân Tây Sơn. Với thế trận này, quân ta không chỉ phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của cả thủy binh và bộ binh, mà còn đẩy địch vào thế cùng quẫn, rối loạn và nhanh chóng bị tiêu diệt.
3. Vận dụng linh hoạt, sáng tạo các biện pháp, thủ đoạn kết hợp tác chiến thủy, bộ đánh địch trên mọi hướng.
Sau khi đã bố trí xong lực lượng, Nguyễn Huệ chủ động cho quân tới khiêu chiến, nhằm kéo quân Xiêm đến đoạn sông đã chuẩn bị trước để tiêu diệt. Nét nghệ thuật đặc sắc ở đây là, thời gian quân Tây Sơn khiêu chiến gần như trùng khớp với thời gian đề ra trong kế hoạch xuất phát tiến công của quân Xiêm. Chỉ chờ có thế, hai tướng giặc là Chiêu Tăng và Chiêu Sương lập tức huy động toàn bộ các chiến thuyền lớn, nhỏ và một bộ phận bộ binh (nhân cuộc truy kích quân Tây Sơn) mà tiến công vào thẳng sở chỉ huy đối phương, hòng chiếm lấy toàn tỉnh Mỹ Tho.
Khi đoàn thuyền chiến của địch đã lọt hẳn vào trận địa mai phục, Nguyễn Huệ ra lệnh tiến công. Hai đội thủy binh Tây Sơn từ Rạch Gầm, Xoài Mút bất ngờ xông ra, chặn đầu, khóa đuôi và dồn quân địch vào khu vực đã bố trí sẵn. Lúc đầu, cậy thế quân đông, thuyền lớn, thủy binh Xiêm còn hăng hái lao vào giáp chiến, gây cho ta một số thiệt hại. Nhưng khi Nguyễn Huệ sử dụng đại bác từ trên bờ bắn mãnh liệt vào thuyền giặc (đang bị dồn ứ lại), thì chúng mới hay là đã rơi vào trận địa phục kích của quân Tây Sơn. Bị chặn đầu, khóa đuôi và bị hỏa lực quân Tây Sơn áp đảo từ nhiều phía, quân địch hết sức hốt hoảng, hoang mang. Ngay sau đó, những đội thuyền chiến của quân Tây Sơn từ các vị trí mai phục xông thẳng vào đội hình địch đang rối loạn ở giữa lòng sông, chia nhỏ đoàn thuyền của chúng ra từng mảng để tiêu diệt. Chiến thuyền của quân ta từ Mỹ Tho cũng kịp thời đến tiếp ứng. Quân Tây Sơn, thủy bộ phối hợp với nhau, khép chặt vòng vây, tiêu diệt quân địch hết mảng này đến mảng khác. Dưới sự chỉ huy và đốc chiến của Nguyễn Huệ, quân Tây Sơn xung trận chiến đấu với khí thế, quyết tâm hừng hực, mãnh liệt và một tinh thần dũng cảm, ngoan cường. Quân Xiêm rơi vào tình thế hiểm nghèo, bị bao vây, chia cắt, đội hình tan vỡ, quân lính khiếp sợ. Bị dồn vào chân tường, đôi nơi quân địch cố sức chống cự, phóng hỏa hòng đốt cháy thuyền chiến Tây Sơn, nhưng những hành động kháng cự đơn lẻ ấy nhanh chóng bị đập tan trước sức tiến công ào ạt như triều dâng, sóng dậy của quân ta. Hàng loạt thuyền chiến của địch lần lượt bị đánh đắm vì trúng đạn đại bác hoặc bị quân Tây Sơn xông lên tiêu diệt. Đại bộ phận quân địch bị giết chết tại trận. Một số tên cố lao thuyền vào bờ để tìm đường tháo chạy nhưng lại gặp phải những đơn vị bộ binh Tây Sơn đã bố trí sẵn để chờ chúng. Trong lúc tuyệt vọng, chúng đành phải bó giáp quy hàng. Hai tướng Chiêu Tăng và Chiêu Sương thoát chết, lần được về đất Xiêm. Nguyễn Ánh và bộ tướng của hắn bỏ mặc quân lính thoát ra biển, lênh đênh trở lại đất Xiêm xin cho được nương tựa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×