Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tìm luận điểm và xác định luận cứ, cách lập luận cho đề văn sau (lập dàn bài): Gần mực thì đen gần đen thì rạng

2 trả lời
Hỏi chi tiết
9.551
22
11
Fan cuồng Barcelona
21/02/2018 09:34:39
“ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.​
Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ. Mực là một chất liệu để viết, có màu đen; đèn là một vật dụng phát ra ánh sáng. Gần ánh đèn mọi vật sẽ được soi sáng. Nhưng mực và đèn còn là hai hình ảnh tượng trưng cho môi trường sống của con người. Khi sống trong một môi trường xấu thì con người cũng sẽ bị ảnh hưởng những cái xấu xa. Nếu sống trong một môi trường tốt thì con người đó cũng sẽ được ảnh hưởng những điều tốt đẹp. Từ đó, ông cha ta muốn khuyên dạy chúng ta phải biết chọn cho mình một môi trường sống thật tốt. Bởi vì môi trường sống có ảnh hưởng lớn tới nhân cách của con người.

Vậy, tại sao ông cha ta lại nói: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” ? Mỗi một người đều sống trong một môi trường khác nhau nhưng phải biết chọn cho mình một môi trường sống tốt. Môi trường sống tốt đó là một môi trường biết đoàn kết yêu thương, biết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ…. Vì vậy nếu chúng ta không biết chọn cho mình một môi trường sống tốt đẹp thì nhân cách của chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng. Câu tục ngữ đã khuyên dạy chúng ta tránh xa môi trường xấu, bởi vì nếu sống trong môi trường xấu, chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng những cái xấu xa; còn ở những môi trường tốt chúng ta sẽ đựơc học tập những điều tốt đẹp, mở mang vốn hiểu biết và trở thành con người có ích cho xã hội. Đặc biệt, cuộc sống con người khi gặp phải khó khăn rất dễ bị xa ngã nếu không tỉnh táo sẽ bị cám dỗ làm mất đi nhân cách tốt đẹp của mình. Vì vậy, câu tục ngữ thực sự như là một lời giáo huấn của ông cha ta.

Người học sinh chúng ta trong trắng, rất dễ bị tác động của môi trường sống bên ngoài. Vì vậy để giữ được nhân cách và phẩm chất của mình, chúng ta phải nhận thức được vai trò của môi trường sống vô cùng quan trọng tới việc hình thành nhân cách của con người. Nghĩa là chúng ta phải xa lánh những tệ nạn xã hội, phải biết chọn bạn mà chơi để nhân cách của mình không bị vẩn đục; biết phân tích giảng giải cho bạn bè hiểu được gía trị của phẩm chất đạo đức con người. Chúng ta phải luôn luôn biết được bổn phận của người học sinh, biết gần gũi thân ái với bạn bè để xung quanh chúng ta luôn có môi trường sống tốt đẹp để chúng ta hoàn thiện nhân cách của mình.

Câu tục ngữ với hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng đã trở thành một bài học có giá trị để giáo dục biết bao thế hệ thấy được vai trò của môi trường sống. Trong xã hội ngày nay, có rất nhiều những tệ nàn xã hội thì việc làm theo lời khuyên của cha ông ta thực sự có giá trị đối với mỗi người.

Chú thích:
Chữ đậm là luận điểm.

Chữ gạch chân là đưa ra các luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm “ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.​

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
15
11
Quỳnh Anh Đỗ
21/02/2018 12:25:56
Bước 1: Xác lập luận điểm
– Ý kiến của em trước vấn đề được nêu ra ở đề bài là gì?
– Em sẽ cụ thể hoá ý kiến của mình bằng những ý nhỏ nào?
Bước 2: Tìm luận cứ
Để lập luận cho ý kiến của mình về vấn đề được nêu lên ở đề
bài, em dự định dùng những lí lẽ nào? Tương ứng với những lí lẽ ấy là những dẫn
chứng cụ thể nào để thuyết phục mọi người? Có thể đặt những câu hỏi là gì?, vì sao?, như thế nào? để
xác định các lí lẽ. Ví dụ, với đề bài Chớ nên tự phụ, có thể đặt các câu hỏi: Tự
phụ là gì? Vì sao không nên tự phụ? Tự phụ có hại như thế nào?…
Lưu ý: Trong mỗi đề bài thường có những khái niệm, hoặc vấn
đề cần phải cắt nghĩa thì mới có thể tiến hành bàn bạc, bày tỏ ý kiến của mình
về nó được. Chẳng hạn, để nghị luận về vấn đề Chớ nên tự phụ, nhất thiết phải cắt nghĩa được “tự phụ”.
Câu hỏi Tự phụ là gì? chính là nhằm
giải quyết nhiệm vụ này; hoặc với đề bài Lối
sống giản dị của Bác Hồ, cần phải cắt nghĩa “lối sống giản dị“, có thể đặt câu hỏi: Lối sống giản dị là như thế nào? hay Sống như thế nào thì được xem là giản dị?…
Bước 3: Xây dựng lập luận
Xây dựng lập luận là bước dự tính, cân nhắc cách trình bày,
dẫn dắt để làm sao đạt hiệu quả thuyết phục cao nhất. Luận điểm đã có, luận cứ đã
có, vấn đề là trình bày các luận cứ ấy theo trình tự nào, dẫn dắt ra sao để mọi
người đồng ý với luận điểm của mình. Chẳng hạn, đối với đề văn Chớ nên tự phụ, em định bắt đầu trình bày
ý kiến của mình từ đâu, bằng luận cứ nào? Bắt đầu bằng việc cắt nghĩa tự phụ là gì, hay nói về những biểu hiện
của thói tự phụ trước? Nên nêu ra ý kiến phê phán thói tự phụ trước hay sau khi
nói về tác hại của thói tự phụ?…
Tóm lại, lập ý cho bài văn nghị luận là tiến hành xác lập
luận điểm, cụ thể hoá luận điểm bằng các luận điểm khác, tìm luận cứ và cách lập
luận hợp lí, nhằm tạo ra sức thuyết phục cho bài viết.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k