Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tóm tắt các văn bản đã học. Nghị luận xã hội, đề tài gần gũi trong cuộc sống. Viết đoạn văn ngắn khoảng một trang giấy thi. Kể chuyện (kể người, kể việc). Kể chuyện ý nghĩa với bản thân em

1. Văn bản
Tóm tắt các văn bản đã học.
2. Tiếng việt
Nghị luận xã hội, đề tài gần gũi trong cuộc sống
Vd:
- An toàn giao thông
- Ô nhiễm môi trường
- Tinh thần tự học
- Nghiện mạng xã hội...
----> Viết đoạn văn ngắn khoảng 1 trang giấy thi
3. Tập làm văn
- Kể chuyện (kể người, kể việc)
---> Kể chuyện ý nghĩa với bản thân em.
+ Liên hệ bản thân:
- Nhận ra một thái độ sống tốt đẹp hơn.
- Biết sửa chữa sai lầm.
- Từ câu chuyện em thấy bản thân trưởng thành và sống tốt hơn.
- Biến hóa ước mơ cao đẹp hơn.
Huhu giúp em với ạ, thứ 6 này em kiểm tra rồi mà em chưa biết làm gì cả :(

3 trả lời
Hỏi chi tiết
3.179
5
0
Trinh Le
28/02/2017 16:19:19
​Năm học lớp 6, lớp 7, tôi thi học sinh giỏi môn Toán toàn huyện, đều giành đuợc giải khuyến khích. Nhiều bạn chế giễu tôi là đạt được "giải khúc khích!".

Lên lớp 8, bố mẹ tôi chuyển nhà lên thị xã. Hai chị em tôi đều chuyển đến trường mới: trường Trung học cơ sở Phạm Ngũ Lão. So với các bạn học trong lớp thì tôi chỉ vào loại học khá môn toán, còn môn Ngữ văn, môn Tiếng Anh, tôi gồng mình lên mà chỉ được điểm trung bình. Tôi sinh ra tự ti, thậm chí có lúc tỏ ra hèn nhát. Giờ học Tiếng Việt, cô giáo lên giảng bài rất hay, nhưng tôi không dám giơ tay phát biểu. Sinh hoạt tổ học tập, sinh hoạt lớp, tôi ngồi im như thóc trong bồ. Các bài kiểm tra toán, tôi chỉ được 7, 8 điểm; cô Thanh vẫn phê là “trình bày rối” chưa khoa học. Thậm chí, có lần tôi còn làm trò cười cho cả lớp. Tôi gọi cây đàn ghi ta (Lục huyền cầm) là cây đàn “cai - nha" khi làm bài văn thuyết minh. Giờ ra chơi, tôi ít ra sân đá cầu, nhảy dây cùng các bạn, v.v...

Tôi trở nên vụng về khi bước vào phòng chức năng học vẽ, học đàn, học hát. Buổi học hôm ấy, khi các bạn kéo ra sân chơi, tôi ở lại một mình trong phòng chức năng. Không biết tôi hí hoáy thế nào đó mà làm đứt dây đàn vĩ cầm. Sự cố xảy ra, tôi vô cùng lo sợ. Tôi dặn mình: “Chẳng ai biết mình gây ra. Cứ im lặng và tỉnh bơ...". Buổi tập hát tiếp tục. Cái Diệu kêu lên: ''Đàn đứt dây rồi!” Cô Liên và cô Chi hỏi: “ Ai làm đứt dây đàn?" Nhưng tất cả đều nhìn nhau im lặng! Cô Liên và cô Chi đều tỏ ý không vui. Sau sự cố ấy, thầy chủ nhiệm lớp 8A, hạ mức hạnh kiểm của cái Diệu (nhóm trưởng) cái  Hoàn (nhóm phó) trong đội ca vũ xuống một bậc, từ loại tốt xuống loại khá. Năm học sắp kết thúc rồi. Diệu và Hoàn đều học giỏi, đàn ngọt, hát hay, được các thầy cô giáo và bạn học quý mến.

Chuyện ấy làm tôi day dứt trong lòng mãi. Nhiều đêm tôi trằn trọc và tự trách mình sao hèn nhát thế? Tại sao không dũng cảm tự nhận lỗi để Diệu và Hoàn mắc oan? Nhưng có lúc tôi lại nghĩ: "Mọi chuyện rồi sẽ trôi qua. Nhắc lại làm chi cho mệt..."

Lòng tự trọng đã nâng đỡ tâm hồn tôi. Tôi viết một bức thư dài gửi thầy chủ nhiệm nói rõ sự việc, xin nhận kỉ luật: đề nghị thầy không hạ mức hạnh kiểm của hai bạn Diệu, Hoàn...

Thầy Cảnh gặp riêng tôi. Thầy nói về lòng tự trọng, sự hèn nhát và lòng dũng cảm. Thầy an ủi, động viên tôi. Lúc đầu, tôi cứ ngỡ các bạn sẽ khinh ghét tôi, xa lánh tôi. Nhưng thật không ngờ, các bạn lại yêu mến, quý trọng tôi hơn trước. Tôi thấy tâm hồn mình thanh thản. Cuối năm học lớp 8, thi kiểm tra, tôi được 5 điểm 10, xếp loại giỏi văn hoá, loại tốt hạnh kiểm.

Nhớ lại kỉ niệm thời non dại ấy, bài học ngụ ngôn về chuyện “Đóng đinh lên cột và nhổ đinh” mỗi lần mắc một khuyết điểm và mỗi lần sửa chữa được một lỗi lầm... làm tôi cứ nao nao lòng như một lời nhắc nhở tôi phải luôn thật cố gắng để trở thành một con người tốt, tránh xa những lỗi lầm không đáng có.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
22/04/2017 07:47:28
2
Đã từ lâu, an toàn giao thông luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Những năm gần đây, số tai nạn giao thông xả ra ở nước ta ngày càng nhiều. Số người chết vì tai nạn giao thông theo từng giờ, từng ngày đã lên đến mức báo động. Vậy chúng ta, nhất là những người trẻ, có suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông?

Trước hết, ta cần hiểu tai nạn giao thông là như thế nào? Khi tham gia giao thông trên đường, bất ngờ ta bị tai nạn do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Nhẹ thì chỉ thiệt hại về tài sản, nặng thì để lại thương tật suốt đời hoặc thậm chí là mất cả tính mạng, để lại biết bao đau thương, tiếc nuối cho những người thân. Từ khi con người sáng chế ra những phuơng tiện để di chuyển thì cũng đồng nghĩa với việc xuất hiện tai nạn giao thông, dù là ở nhiều hình thức khác nhau. Có thể nói, cứ mười lần bước ra đường phố thì đã nhìn thấy hết bảy lần xảy ra tai nạn giao thông. Vậy tại sao lại có được một con số thật khó tưởng tượng, vì đâu mà tai nạn giao thông lại xảy ra một cách quá phổ biến? Có nhiều lý do để giải thích, như đã nói ở trên là do khách quan và chủ quan mà nguyên nhân chủ quan lại chiếm đa số. 

Nguyên nhân đầu tiên là do sự thiếu hiểu biết. Số đông dân chúng còn có quan niệm răng tai nạn nói chung và tai nạn giao thông nói riêng là do số mệnh con người quyết định. Họ không thấy rằng phần lớn tai nạn giao thông là có thể phòng tránh được. Thứ hai là có hiểu biết về luật giao thông nhưng do ý thức kém nên đã không chấp hành: uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm ở phần đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, chở trên ba người phóng nhanh vượt ẩu… Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất, làm đau đầu các nhà quản lí. Một phần nữa vì không có biện pháp kiểm soát, bắt nóng ngay khi phạm luật nên mọi người cứ vô tư phạm luật khi không thấy có cảnh sát giao thông. Xét về nguyên nhân khách quan, cơ sở hạ tầng của rất nhiều tuyến đường kém chất lượng do sự tắc trách của các cơ quan xây dựng, ăn hối lộ, rút xén vật liệu….đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người tham gia giao thông. 

Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ ý thức của người dân. Nếu như họ biết quý bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông, biết nghĩ đến sự an toàn cho người lưu thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc. Hồi chuông cảnh báo luôn rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành giao thông, vì sự an toàn của bản thân và xã hội. Để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông thì mọi người đều phải chấp hành nghiêm luật giao thông , đi đúng tốc độ ,đúng phần đường ,không điều khiển xe khi đã uống rượu bia ,đi trên đường không nên ganh đua với người khác. Đặt biển báo giới hạn tốc độ, làm gờ giảm tốc, đèn hiệu giao thông, vạch dành cho người đi bộ ở khu vực có đông trẻ em. Phía nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Tích cực phát huy tính kỷ luật nghiêm khắc của một nơi gọi là môi trường giáo dục học sinh, có như thế thì sẽ hạn chế tối đa tình trạng vi phạm luật an toàn giao thông của học sinh.

Riêng về phần học sinh chúng ta, ngay bây giờ,khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy tích cực tham gia các hoạt động thiết thực do Đoàn trường tổ chức để tuyên truyền luật giao thông cho mọi người và gia đình, chấp hành nghiêm luật giao thông, đội mũ khi đi xe gắn máy. Không phải thực hiện theo cách đối phó mà hãy thực hiện vì chính sự an toàn của bản thân mình. Bản thân tôi cũng sẽ có gắng chấp hành luật giao thông thất tốt, góp một phần nhỏ nào đó làm giảm thiểu tai nạn giao thông, đem lại an toàn cho chính bản thân và những người xung quanh. 

Tóm lại, tai nạn giao thông là một vấn đề bức bách cần giải quyết. Vấn đề này cần sự ý thức trách nhiệm và hành động cụ thể của từng cá nhân trong xã hội này. Hy vọng là một ngày gần đây, tình trạng tai nạn giao thông sẽ giảm thiểu tối đa, đem lại nhiều niềm vui cho những ai tham gia giao thông.
vinhthanh1998 
Thảo luận 3

Tai nạn giao thông
Tai nạn giao thông hiện đang là một vấn nạn gây nhức nhối cho toàn xã hội. Nó gây ra những hậu quả khôn lường không chỉ cho chính bản thân những người tham gia giao thông mà còn ảnh hưởng rất lớn đến gia đình và xã hội.

Hằng ngày, khi đi dọc các con đường, ta có thể bắt gặp những người điều khiển phương tiện giao thông cố tình vi phạm luật. Một số người lợi dụng lúc không có cảnh sát đã vượt đèn đỏ, đi sai làn đường, chở quá số người quy định hay dàn hàng ba, hàng bốn. Hình ảnh về những cậu thanh niên choai choai , mặt đỏ bừng như gấc vì uống rượu bia, lái xe luồn lách, đánh võng, đua xe ... đã làm mất mĩ quan giao thông của đất nước ta.Những hành vi vô ý thức ấy sẽ phải trả hậu quả rất đắt, đặc biệt là những người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không đúng quy định.

Nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông là do có nhiều yếu tố gây nên. Nguyên nhân chủ quan là do ý thức của những người tham gia giao thông quá kém. Họ chủ quan không chấp hành tốt luật lệ giao thông một phần là vì không được giáo dục hay do quan niệm cho rằng tai nạn giao thông tùy thuộc vào số mệnh của mỗi người. Nguyên nhân khách quan là do chất lượng đường xá xuống cấp và cơ sở hạ tầng giao thông nghèo nàn. Những ổ voi, ổ gà xuất hiện đầy rẫy trên những con đường gập ghềnh, khúc khuỷu làm người tham gia giao thông nơm nớp lo sợ ,hay những đoạn đường ùn tắc mà hàng chục người phải đứng chờ dưới cái nắng chói chang vì bị kẹt xe. Tình hình giao thông nước ta hiện nay đang xuống cấp trầm trọng.

Tai nạn giao thông từ trước đến nay luôn là nỗi ám ảnh đối với mỗi con người. Nó cướp đi hàng loạt sinh mạng chỉ trong tích tắc và để lại nỗi đau rất lớn cho gia đình và xã hội. Mỗi năm, nước ta có hơn một nghìn vụ tai nạn giao thông, trong đó nhiều nhất là tai nạn đường bộ. Đây là một hồi chuông cảnh báo cho mọi người về hậu quả khôn lường của tai nạn giao thông.

(tự cho dẫn chứng về tai nạn giao thông)

An toàn giao thông là vấn đề đang được các nhà chức trách và địa phương đặt lên hàng đầu. Các chương trình, cuộc thi như '' giao thông thông minh'', ... được tổ chức để tuyên truyền, giáo dục mọi người, đặc biệt là học sinh về các quy định luật lệ an toàn giao thông. Đồng thời, mỗi người chúng ta cần phải chấp hành những quy định khi tham gia giao thông để tự bảo vệ cho chính bản thân mình và người thân. Vì vậy, mỗi người hãy rèn luyện ý thức bản thân vì một xã hội phồn vinh và tươi sáng.

Thảo luận 4

Bài làm:

Vấn đề tai nạn giao thông (TNGT) là chuyện gây nhiều chết chóc và cũng gây nhiều tranh cãi nhất tại Việt Nam, sau khi nhà cầm quyền đã ban hành rất nhiều luật lệ để giảm bớt số người chết, nhưng việc thi hành thì vẫn trì trệ vì nạn tham nhũng hối lộ lan tràn.Hơn đâu hết, là con người, không vì bất cứ lý do gì mà chúng ta tự hủy họai bản thân cũng như hủy họai kẻ khác bằng bất cứ phương tiện gì. Tham gia giao thông an toàn, không tai nạn, là mơ ước của nhiều người trong cuộc sống đầy biến động như hôm nay.
Một trong những mối lo ngại thường trực của người dân trong nước, nhất là người nước ngoài, Việt kiều, khi bước chân ra đường, là nạn ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông. Hàng chục ngàn người chết vì tai nạn giao thông mỗi năm ở nước ta, trong thời gian gần đây, là một con số đầy nhức nhối. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2008, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 7.936 vụ, làm chết 7.122 người, bị thương 6.048 người. Như vậy, so với 6 tháng đầu năm trước, số tai nạn giao thông tăng 3,9%, số người bị thương tăng 1,8% và điều đáng quan ngại là số người chết tăng đến 9,9%, có nghĩa là số vụ tai nạn giao thông ngày càng đặc biệt nghiêm trọng. 

Nguyên nhân gây nên căn bệnh trầm kha này đã được chẩn đoán. Đó là tình hình vi phạm trật tự, an toàn giao thông vẫn rất phổ biến và không có chiều hướng thuyên giảm: nạn đua xe gắn máy trái phép, xe khách chở quá số người quy định với số lượng lớn, gây tai nạn giao thông, làm chết và bị thương nhiều người vẫn chưa được triệt để ngăn chặn… Tai nạn giao thông ở Việt Nam có thể nói đã thành đại dịch. Nhưng sự quan tâm của toàn xã hội đối với vấn đề này còn hạn chế. Phải chăng do chúng ta không nhìn thấy hơn 11.000 người chết do TNGT một lúc mà chúng ta còn thờ ơ với vấn đề này. Tai nạn giao thông đang ngày ngày gặm nhấm tài lực và vật lực của nước ta. 

Theo một ước tính của Ngân hàng phát triển Châu Á, thiệt hại về người và vật chất do tai nạn giao thông ở Việt Nam một năm là vào khoảng 885 triệu đô la. Như vậy mỗi năm chúng ta đã tự làm mất đi khoảng 1 tỷ đô la, trong khi nhà nước ta còn nghèo và phải cạnh tranh mạnh mẽ với các nước láng giềng nhằm tranh thủ nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên sự mất mát về kinh tế mới chỉ phản ánh được một phần của vấn đề. Tai nạn giao thông còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến một hình ảnh Việt Nam an toàn mà chúng ta vẫn quảng bá với thế giới. Ngành du lịch đang được nước ta rất chú trọng phát triển thành ngành ‘công nghiệp không khói’, và thực tế nó đã và đang đóng góp rất đáng kể vào nguồn thu của quốc gia. Ngoài các tiềm năng du lịch khác, một hình ảnh Việt Nam an toàn đang là một yếu tố thu hút khách du lịch đến với nước ta, nhưng nếu mỗi con đường của Việt Nam trở nên trật tự và an toàn hơn, chắc chắn hình ảnh đất nước ta còn hấp dẫn hơn đối với du khách. 

Thực tế, bên cạnh đó,ý thức công dân của một bộ phận không nhỏ nhân dân ta còn quá kém (đặc biệt là giới trẻ, tính tự do, coi thường kỷ cương pháp luật,đã ăn sâu vào tiềm thức của một bộ phận công dân, lối sống đua đòi, thiếu trách nhiệm với cộng đồng đang trở thành phổ biến trong giới trẻ, trung niên...) Chúng ta đã buông lỏng về giáo dục ý thức công dân cho nhân dân, nhất là giới trẻ và trong học đường. Các biện pháp về giáo dục kiến thức pháp luật trong cộng đồng của chúng ta chưa đủ tầm, chưa thường xuyên để tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức. Các biện pháp chế tài của chúng ta chưa đủ mạnh để răn đe, ngăn chặn sự bùng phát TNGT. Nhận thức về nguy cơ tiềm ẩn do TNGT của các cấp chính quyền chưa thực sự đầy đủ nên các biện pháp đấu tranh, ngăn ngừa TNGT chưa được quan tâm đúng tầm; thực thi pháp luật về trật tự an toàn giao thông hiệu quả, chất lượng kém.Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của các phương tiện giao thông. 

Để giải quyết trọn vẹn một vấn đề, lẽ dĩ nhiên phải bắt nguồn từ gốc, rễ. Căn nguyên của thực trạng giao thông hiện nay, trách nhiệm đứng đầu vẫn là nhà chức trách. Vẫn biết rằng, với thực trạng giao thông như hiện nay, các nhà chức trách hữu quan phải hao tổn rất nhiều tâm huyết, sinh lực. Trong khuôn khổ bài viết, để giảm thiểu tai nạn giao thông, nhà chức trách cần phải thực hiện một số động thái sau: 

* Thứ nhất, khảo sát toàn bộ các tuyến giao thông trọng điểm, nơi thường xảy ra tai nạn, tìm nguyên nhân chính xác và đưa ra giải pháp phòng ngừa. Phải có chiến lược cụ thể đối với việc phát triển và hoàn thiện hạ tầng hệ thống giao thông. Phải xem sự chậm trễ, gian dối trong công trình giao thông là một hành vi gắn liền với tội ác. 
* Thứ hai, phải xây dựng được ý thức đạo đức của mọi người dân trong việc tham gia giao thông. Ý thức đạo đức trong tham gia giao thông sẽ là cánh tay đắc lực cùng với luật pháp, chấn chỉnh và hoàn thiện nếp sống văn hóa của mọi người khi tham gia giao thông.
* Thứ ba, khảo sát những phương tiện vận chuyển hành khách và những con người làm công tác đó. Phải có một qui chuẩn khắt khe đối với người điều khiển phương tiện cũng như phương tiện vận chuyển công cộng.
* Thứ tư, tăng cường đội ngũ công an giao thông, tuần tra. Nếu như lực lượng công an giao thông, thanh tra giao thông chưa đáp ứng, có thể tạm thời vận dụng những lực lượng khác hỗ trợ như quân đội, công an vào những cung đoạn giao thông nguy hiểm vào thời điểm cần thiết như ngày cuối tuần, ngày nghỉ lễ…Phải ý thức rằng, an toàn giao thông như là một mục tiêu chiến lược quan trọng của thời bình.
* Thứ năm, thiết lập lại cơ chế lương bổng đặc biệt phù hợp với điều kiện sống thực tế của công an giao thông, khen thưởng kịp thời và trong sạch hóa, thanh lọc hóa đội ngũ những người làm công tác điều phối giao thông. Với con số thương vong do tai nạn giao thông đang ngày càng tăng lên như hiện nay, có thể xem vấn đề an toàn giao thông là sách lược cần kíp trước mắt, là cuộc chiến lâu dài mà chúng ta cần phải chiến thắng để xây dựng con người và phát triển đất nước. 

Thời gian qua các bạn đã được chứng kiến những chính sách mạnh mẽ của đảng và nhà nước trong việc giảm số vụ số tai nạn giao thông. Một trong những hành động của chiến dịch đó là vận động đội mũ bảo hiểm khi sử dụng phương tiện giao thông cơ giới cùng với luật bắt buộc đội mũ bảo hiểm trên một số tuyến đường. Nhưng hiện nay, sự chấp hành cũng như ý thức thực hiện đúng mức. Lí do sau được đưa ra để biện minh: “Đội mũ bảo hiểm làm tóc của tôi rối tung lên hết. Nó khiến tôi trông thật ngố. Nó vừa nóng lại vừa nặng nề, nó làm hạn chế tầm nhìn và thính giác của tôi.Tôi chỉ chạy xe trong thành phố thôi thì cần gì phải đội mũ bảo hiểm nhỉ!Tôi chưa bao giờ bị tai nạn trước đây nên không có lý do gì để phải đội mũ bảo hiểm.” 

Nhưng hãy xem những con số dưới đây: Trong tháng 7 cả nước xảy ra 1.032 vụ TNGT, làm 923 người chết và 624 người bị thương. Tính chung 7 tháng đầu năm, cả nước xảy ra 7.494 vụ TNGT, làm 6.844 người chết và 4.902 người bị thương; giảm 15,44% số vụ, 14,01% số người chết và 28,53% số người bị thương so với cùng kỳ năm 2007. Theo số liệu của Bệnh viện Việt - Đức, từ đầu tháng 8 đến nay, ngày nào Bệnh viện cũng phải tiếp nhân khoảng 40 bệnh nhân bị tai nạn giao thông (TNGT). Cụ thể là ngày 22/8 có 51 người; ngày 23/8 có 42 người. Theo thống kê, những người thiệt mạng do tai nạn giao thông chủ yếu là đàn ông, trụ cột của gia đình. Những người vợ xót xa khi mất đi người chồng thân yêu, đứa con nghẹn ngào trong dòng lệ vì tới đây sẽ chẳng còn được vòng tay người cha âu yếm vỗ về, bảo ban dạy dỗ trên đường đời. Họ mang đến sự thương tâm cho toàn xã hội.Đó là một con số đáng suy nghĩ. Và trên thực tế mỗi chúng ta, đều có thể ý thức được rằng nguy hiểm luôn luôn ở xung quanh chúng ta nhưng nhiều người vẫn không chịu mang mũ bảo hiểm bên mình để bảo vệ bản thân. Thậm chí, những người từng bị tai nạn giao thông cũng tỏ ra coi thường lợi ích của việc mang mũ bảo hiểm. 

Hãy lắng nghe lời tâm sự của bạn 1 bạn trẻ dưới đây: 

“Tên tôi là Huỳnh Thanh Trúc. Khi tôi lên 6 tuổi, cha tôi mất trong một tai nạn giao thông. Nỗi đau mất mát luôn ám ảnh tôi. Nó xảy ra quá bất ngờ, các vụ tai nạn giao thông bao giờ cũng xảy ra đột ngột như thế. Mất người thân do tai nạn giao thông là một nỗi đau mà bạn không thể quên trong suốt quãng đời còn lại. Nó huỷ hoại chính bạn. Bạn không cần gì cả, đối với bạn, điều quan trọng nhất là bạn muốn níu kéo người cha của mình sống lại, nhưng dĩ nhiên, đây chỉ là một ước mơ, một điều vọng tưởng, vốn dĩ sẽ không bao giờ xảy ra”. 

Hi vọng sau khi đọc bài này bạn sẽ suy nghĩ về việc đội mũ bảo hiểm khi đi ra đường. Điều đó hoàn toàn có lợi cho bạn chứ không phải ai khác. 

Quyết tâm hạn chế tối đa những thiệt hại về người và tài sản do tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông gây ra, lập lại trật tự ATGT, góp phần nâng cao nhận thức cho tất cả người khi tham gia giao thông là mục tiêu trọng yếu mà các cấp, các ngành và toàn xã hội sẽ nỗ lực thực hiện trong thời gian tới. Mong rằng, những kết quả đã đạt được trong công tác đảm bảo trật tự ATGT sẽ không dừng lại ở việc thay đổi những con số mà sẽ tạo ra những chuyển biến lớn về nhận thức trong mỗi người.
0
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
22/04/2017 07:49:44
2
b
Trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, thì internet dường như là một thứ không thể thiếu. Nhưng việc lạm dụng internet quá mức đã trở thành một mặt tiêu cực của internet. 

​Internet là một phương tiện tuyệt vời. Nó là một thành tựu khoa học công nghệ hữu ích đối với con người. Internet có rất nhiều mặt tích cực. ví dụ như nó là một công cụ để con người cập nhật tin tức, thông tin liên quan đến công việc cũng như cuộc sống của họ. Không chỉ là cập nhật thông tin mà nhờ có internet con người có thể liên lạc với nhau mà không cần lo ngại khoảng cách cũng như điều kiện khí hậu. Mọi người có thể nhìn thấy nhau, nói chuyện, chia sẻ với nhau mà không cần lo lắng những điều kiện khách quan không cho phép. Internet còn rất nhiều điểm mạnh. Tuy nhiên cũng chính vì những điểm mạnh ấy mà đã dẫn đến hiện tượng nghiện internet đặc biệt là trong giới trẻ. Nghiện internet là hiện tượng con người dành qua nhiều thời gian sử dụng internet. Nghiêm trọng hơn, họ còn coi internet là thứ không thể thiếu, là quan trọng nhất hơn cả những nhu cầu sinh hoạt hàng ngày như ăn, ngủ, nghỉ,… Tại sao nghiện internet lại là một hiện tượng xấu? Một ngày mỗi người có 24 giờ để làm việc và sinh hoạt. Nhưng 24 giờ đó, chúng ta đã mất 12 giờ để ăn, ngủ, sinh hoạt. Còn 12 giờ còn lại để làm việc. Tuy nhiên nếu bạn nghiện internet thì thời gian bạn làm việc thực sự rất ít có thể là bằng 0. Điều đáng nói là đa số người nghiện internet là học sinh sinh viên. Thời gian học tập ở trường thường là cả ngày rồi, vì vậy nếu nghiện, họ sẽ không có thời gian để tập trung vào việc học của mình. Ai cũng biết chỉ học ở trường thôi thì không đủ để bạn lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ.

Theo một nghiên cứu cho rằng, việc học trên lớp chỉ có thể giúp học sinh tiếp thu được tối đa 5% kiến thức, còn lại là nhờ vào việc học tập ở nhà. Nếu nghiện internet, tôi dám chắc bạn sẽ không bao giờ có thể học tốt được. Không chỉ ảnh hưởng lớn đến việc học, nghiện internet còn có hại cho sức khỏe của người sử dụng. Dành quá nhiều thời gian cho việc ngồi trước màn hình máy tính không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Theo một nghiên cứu cho rằng 45% stress là do ngồi trước màn hình máy tính quá lâu. Không chỉ bị căng thẳng, người dùng còn có một số triệu chứng khác như trầm cảm , tự kỷ… Không chỉ thế một số bệnh lý khác cũng có thể xảy ra. Sức khỏe của người nghiện internet sẽ bị đe dọa nếu tình trạng này diễn ra quá lâu mà không có sự biến chuyển. Ngoài sức khỏe, học tập, công việc, nghiện internet còn ảnh hưởng đến kinh tế của bạn. Số tieefn bạn phải bỏ ra để phục vụ cho nhu cầu sử dụng internet của mình không phải là nhỏ. Kéo dài sẽ khiến kinh tế bị kiệt quệ một cách nhanh chóng. Bản thân internet không hề gây nghiện mà là những ứng dụng của nó. Như những trò chơi giải trí, trang mạng xã hội. Việc bỏ ra hàng giờ để lướt facebook, zalo, instagram… là điều thường  thấy trong giới trẻ. Việc đắm chìm trong các trang mạng xã hội dẫn tới cụm từ rất quen thuộc: "sống ảo". Vâng, chắc hẳn ai cũng biết cụm từ này. Căn bệnh này đã được đề cập bởi không ít bài báo cũng như truyền hình. căn bệnh sống ảo đang trở thành thực trạng lớn của giới trẻ hiện nay. Việc lạm dụng internet đã trở thành mối nguy hiểm lớn đối với xã hội. Không chỉ trong bộ phận giới trẻ mà những ngời lớn tuổi hơn cũng xảy ra hiện tượng này. Nhưng giới trẻ là một lực lượng lao động mới sau này, là bộ phận quyết định phần lớn tới sự phát triển của đất nước sau này. Chính vì vậy, nghiện internet thực sự là một vấn đề đáng được quan tâm, và việc giảm thiểu tình trạng này cũng là cấp thiết. Trước hết để nghiện internet được giảm thiểu thì ý thức của giới trẻ về vấn đề này phải được nâng cao. Giới trẻ phải hiểu được thế nào là đủ với inernet, và sử dụng như thế nào là hợp lý. Có được như vậy, những tích cực, lợi ích mà internet đem lại mới được khai thác một cách tốt nhất. Bởi internet nếu sử dụng đúng cách, nó sẽ là công cụ hỗ trợ con người phát triển không chỉ trong công việc mà còn là đời sống tinh thần. Để làm được điều đó, việc giáo duc và tuyên truyền về sử dụng internet không bao giờ là thừa thãi. Không chỉ nhà trường mà gia đình cũng cần có những biện pháp phù hợp để giáo dục thế hệ trẻ. Ý thức tự giác sẽ được hình thành nếu ta biết cách gây dựng nó.Chính vì thế mà những yếu tố khách quan tác động luôn là cần thiết. Những quán nét, quán game cần phải được quản ký chặt chẽ theo qui định của pháp luật. Chúng ta cần thắt chặt quản lý và nghiêm túc hơn trong vấn đề này. Bởi lẽ nếu chỉ từ phía chủ quan là ý thức của người dùng thì việc hạn chế, đẩy lùi tình trạng nghiện internet thực sự quá khó khăn.  Những thói xấu rất dễ nhiễm vào tâm trí của con người nhưng ngược lại thói quen tốt, tích cực thì cần thời gian, cần quá trình rèn luyện. Cho nên  để đạt được kết quả cao nhất, cần phải có sự kết hợp, phối hợp giữa các bên trong vấn đề này. 

Internet không phải là xấu. Nó xấu bởi cách con người sử dụng và khai thác nó. Hãy để nó trở nên tích cực trong mắt mọi người. Giới trẻ hãy thức tỉnh, bớt sống ảo. Hãy rèn luyện cho tương lai sắp tới của bạn. Đừng đắm chìm mãi vào thế giới game, trang mạng xã hội, hãy biết lo cho cuộc sống của bản thân mình. Không đoạn đường nào dẫn tới thành công mà ngọt bùi trong nhung lụa. Cũng không có đoạn đường nào quá gập ghềnh không thể vượt qua. Điều quan trọng là ý chí của bạn, niềm tin của bạn. Đừng để niềm tin chết yểu để đổi lấy những tháng ngày đắm chìm trong những thứ không đáng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k