Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một đoạn văn thuyết minh giới thiệu về nhà văn Thanh Tịnh, Nguyên Hồng, Ngô Tất Tố

2 trả lời
Hỏi chi tiết
13.053
34
13
trần lan
03/12/2016 02:17:32
Thanh Tịnh tên thật là Trần Văn Ninh (sau đổi thành Trần Thanh Tịnh), sinh 1917 tại Huế. Mất ngày 17 tháng 07 năm 1988 tại Hà Nội, hiện phần mộ đặt tại núi Thiên Thai phía Tây thành phố Huế. Học chữ Nho đến 11 tuổi, rồi học tiếp bậc tiểu học và trung học ở Huế. Có bằng Thành chung. Năm 1933, đi làm ở sở tư – nghề hướng dẫn viên du lịch – sau đó làm nghề dạy học ở Huế. Sau 1945, ông làm Tổng thư ký Hội văn hóa Trung bộ rồi tham gia bộ đội năm 1946. Từ 1954, Chủ nhiệm Tạp chí Văn nghệ Quân đội CS, hội viên sáng lập Hội Nhà văn tại Hà Nội (1957).
Ngoài thơ, ông còn viết ca dao, viết kịch, viết báo; được coi là người sáng tạo ra thể "tấu hài", đi đầu trong lối viết "những đoạn văn ngắn" và là nhà văn có nhiều giai thoại văn học về tính tình điềm đạm, thích khôi hài nhẹ nhàng, không muốn làm mất lòng ai. Ông về hưu với cấp bậc đại tá quân đội CS.

Nguyên Hồng (1918 – 1982) là nhà văn đã có nhiều đóng góp quan trọng cho nền văn học Việt Nam hiện đại. 18 tuổi (năm 1936) ông bắt đầu viết văn, trình làng với truyện ngắn "Linh Hồn" (đăng trên Tiểu thuyết thứ 7). Nhưng ông chỉ thực sự gây tiếng vang trên văn đàn với tiểu thuyết đầu tay "Bỉ Vỏ" khi mới 19 tuổi. "Bỉ Vỏ" được đánh giá là "bức tranh xã hội sinh động về thân phận những con người nhỏ bé dưới đáy" như Tám Bính, Năm Sài Gòn... "Bỉ Vỏ" không chỉ có ý nghĩa là một giải thưởng văn chương danh giácủa "Tự lực văn đoàn, 1937", mà điều quan trọng kể từ đó, tác phẩm đã xác lập vị trí, uy tín, danh tiếng của nhà văn Nguyên Hồng trong lịch sử văn họcViệt Nam hiện đại. Gần 50 năm miệt mài lao động sống và viết - viết đều, viết nhiều, viết không ngừng nghỉ cho đến khi buộc phải "nhắm mắt xuôi tay" ở tuổi 64, nhà văn Nguyên Hồng đã để lại một di sản văn hóa đồ sộ, vạm vỡ với hơn 40 tác phẩm văn học. Và nỗi day dứt về bộ tiểu thuyết "Núi rừng Yên Thế" viết về cuộc khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám đang dang dở… Năm 1981, tập 1 bộ tiểu thuyết vừa in xong, thì ngay sau năm ấy - năm 1982 bệnh tai biến mạch máu não đã mang Nguyên Hồng ra đi quá đột ngột, không kịp trăng trối. Đến 1993, tập 2 "Núi rừng Yên Thế" mới ra mắt độc giả.

Ngô Tất Tố (1894 – 20 tháng 4 năm 1954) là một nhà văn, nhà báo, nhà Nho học và nghiên cứu có ảnh hưởng ở Việt Nam giai đoạn trước 1954. Ngô Tất Tố là một nhà nho lão thành, thấm sâu nền văn hóa cũ, từng mang lều chõng đi thi, từng đỗ đạt. Trong hồi ký Bốn mươi năm nói láo , nhà văn Vũ Bằng (1913-1984), có thời gian cùng làm việc với Ngô Tất Tố, từng kể lại là ở ông có chất thầy đồ cổ lỗ đến như thế nào. Tuy nhiên, Ngô Tất Tố không hoàn toàn là một người lạc hậu, nhất là trong những tác phẩm của ông. Nhà phê bình Vương Trí Nhàn nhận xét: "Trong khi về mặt tính cách, người ta thấy Ngô Tất Tố gắn liền với lớp người trưởng thành từ đầu thế kỷ (thế kỷ 20) (những Phan Kế Bính, Nguyễn Trọng Thuật, Phạm Duy Tốn…) thì tác phẩm của ông lại thường được xếp cạnh tác phẩm Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng nghĩa là thuộc về một giai đoạn chín đẹp của thế kỷ này, những năm 30 huy hoàng".

Tính chất giao thời trong ngòi bút của Ngô Tất Tố thể hiện rõ nét trong tác phẩm Lều chõng. Tiểu thuyết này được đăng tải dần trên báo Thời vụ từ năm 1939 và sau đó được xuất bản thành sách năm 1941. Lều chõng ra đời trong bối cảnh đang dấy lên phong trào phục cổ, kêu gọi trở lại với nền văn hóa giáo dục cũ, những giá trị tinh thần và tôn ti trật tự của giáo lý Khổng Mạnh, những tập tục cũ ở nông thôn, trên quan trường và ở các gia đình phong kiến.
Lều chõng ghi lại một thiên phóng sự tiểu thuyết về chế độ giáo dục và khoa cử phong kiến trong những ngày cuối cùng, dưới triều Nguyễn, miêu tả tấn bi kịch của những nhà nho có tài trong xã hội phong kiến và được coi là lời chỉ trích sâu sắc những tồn tại của nền văn hóa cũ. Trong lời giới thiệu Lều chõng (nhà xuất bản Văn học, 2002), có đoạn: "Tác phẩm của Ngô tất Tố như một lời cải chính, hơn thế, một bản tố cáo chế độ khoa cử lỗi thời và thấp thoáng sau mỗi chương, mỗi hàng chữ là một nụ cười chế giễu, có khi là tiếng cười ra nước mắt".
Tuy nhiên, Lều chõng không chỉ mang ý nghĩa phê phán. Vương Trí Nhàn nhận xét: "Mặc dù sự khuôn phép trong thi cử được miêu tả trong Lều chõng như một cái gì cực kỳ vô lý, song trong cái khung tưởng rất chật hẹp đó, nhân vật Đào Vân Hạc… vẫn thanh thoát tự do trong cách sống", cho thấy "cái nhìn lưu luyến với quá khứ" của chính Ngô Tất Tố. Hơn thế, đó không phải chì là sự tiếc thương xoàng xĩnh, nó cho thấy "sự cắt đứt của Ngô Tất Tố, mà cũng là của nhiều người đương thời, với quá khứ, sự thích ứng với hoàn cảnh mới, nền văn hoá mới, là quyết liệt, song cũng là có tình có lý đến như thế nào".
Sự thích ứng của Ngô Tất Tố đã mang đến những kết quả rõ rệt trên con đường văn nghiệp của ông. Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan nhận xét về sự thay đổi ở Ngô Tất Tố: "ông vào số những nhà Hán học đã chịu ảnh hưởng văn học Âu Tây và được người ta kể vào hạng nhà nho có óc phê bình, có trí xét đoán có tư tưởng mới" (Nhà văn hiện đại). Tóm lại, qua những trang viết của mình, Ngô Tất Tố cho thấy ông là đại diện tiêu biểu cho những thay đổi của một lớp người trí thức trong giai đoạn giao thời, sự dung hòa tương thích giữa nền văn hóa mới và cũ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
6
7
Phạm chúc quỳnh
01/11/2018 21:01:29
Qua các tác phẩm "Tôi đi học , Trong lòng mẹ , Tức nước vỡ bờ " hãy phân tích hình ảnh người vợ người mẹ trong các tác phẩm đó?
thanks mọi người ạ

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư