Tóm tắt: Anh Sáu xa nhà đi kháng chiến khi đứa con chưa đầy một tuổi nên sau tám năm trở về thăm nhà, con gái đã không chịu nhận anh. Anh háo hức bao nhiêu trong lần trở về này thì bé Thu càng cự tuyệt không nhận cha chỉ vì vết thẹo dài trên mặt. Bé Thu đối xử lạnh nhạt với ông sáu như một người xa lạ khiến cho ông Sáu rất buồn phiền. Sau khi nghe bà kể về nguyên nhân vết thẹo trên mặt của ba, bé Thu mới vỡ òa nhận ra. Hôm sau ông Sáu ra chiến trường, bé Thu đã không cho ba đi, khăng khăng đòi giữ ba ở lại. Tình cảm cha con mãnh liệt bỗng nhiên trỗi dậy. Hai cha con ôm lấy nhau khóc nức nở. Ông Sáu đi hứa sẽ trở về và tặng cho bé một chiếc lược. Trong thời gian ở chiến trường, ông đã tỉ mỉ lấy vỏ đạn ra làm lược. Một chiếc lược có một vài răng do người ba tỉ mỉ, tẩn mẩn khắc lên đó dòng chữ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Ông Sáu vẫn mong một ngày trở về tặng bé Thu chiếc lược. Nhưng chiến tranh khắc nghiệt, ông Sáu đã hi sinh và tâm nguyện chưa được hoàn thành. Ông Sáu gửi gắm chiếc lược cho anh Ba, gửi trao tận tay con gái anh chiếc lược đó.
Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” không nhiều tình huống truyện, cũng không nhiều tình tiết gay cấn nhưng lại khiến người đọc nghẹn ngào xúc động. Chỉ hai tình huống truyện đã đủ làm cho câu chuyện trở nên có ý nghĩa và cứa sâu vào lòng người đọc nhiều xúc cảm khó phai. Cốt tuyện chì gồm hai tình huống truyện đơn giản nhưng có sức ảm ánh hơn. Ông Sáu trở về nhà, gặp lại con gái nhưng con gái lại không nhận ba. Tình huống thứ hai là tình huống thắt nút lúc nhận ra đó là ba thì ông sáu phải ra chiến trường đánh giặc. Không thể trao lại cho con chiếc lược do tự tay mình làm. Tình huống thứ nhất là tình huống nhiều giằng co nhất, tạo nên nút thắt ở tình huống thứ 2. Hai tình huống đó đều tập trung khắc họa rõ nét tình cảm cha con sâu nặng của ông Sáu và bé Thu. Sự lạnh nhạt của bé Thu khi không nhận cha nhiều bao nhiêu thì tình yêu thương tha thiết lúc phát hiện ra sự thật càng mãnh liệt bao nhiêu. Đó là một quy luật vốn có.
Tình huống truyện chính là cửa ngõ để người đọc nhận ra cá tính, tình cảm của một cô con gái bé bỏng. Đồng thời nhận ra tình yêu bao la, bất diệt của ba dành cho con gái, dù là khi bị cự tuyệt thì tình cảm đó vẫn luôn nồng nàn, tha thiết.
“Chiếc lược ngà” thực sự là câu chuyện đầy xúc động thời chiến tranh, mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc khi nghĩ về tình phụ tử. Thời gian và chiến tranh luôn khốc liệt nhưng tình cha con mãi mãi trường tồn.