1. Câu ước
I- ĐỊNH NGHĨACâu ước là câu diễn tả mong muốn, ước muốn của ai đó về một việc trong tương lai, ở hiện tại hay về một điều trong quá khứ.
Ví dụ:
I
wish I would be a teacher in the future. (
Tôi ước tôi sẽ là một giáo viên trong tương lai.)
II- CÁC LOẠI CÂU ƯỚC1. Câu ước loại 1: Là câu ước về một điều trong tương lai.* Cấu trúc: S + wish + S + would/could + V(nguyên thể)Chú ý: Động từ “wish” chia theo thì và chia theo chủ ngữ.
Ví dụ:
- She
wishes she
would earn a lot of money next year. (
Cô ấy ước cô ấy sẽ kiếm được rất nhiều tiền trong năm tới.)
- We
wish we
would travel to America one day. (
Chúng tôi ước rằng chúng tôi sẽ du lịch tới Mỹ vào một ngày nào đó.)
Ta thấy việc “kiếm được nhiều tiền” và “việc đi du lịch tới Mỹ” là 2 điều ước trong tương lai. Vậy nên ta sử dụng câu ước loại 1.
2. Câu ước loại 2: Câu ước về một điều trái với hiện tại.* Cấu trúc: S + wish + S + V-QKĐChú ý: - Động từ “wish” chia theo thì và chia theo chủ ngữ
- Động từ chính trong mệnh đề sau “wish” chia thì quá khứ đơn
- Động từ “to be” chia là “were” với tất cả các chủ ngữ trong câu ước.
Ví dụ:
- He
wishes he
didn’t work in this company at present. (
Tôi ước rằng hiện tại tôi không làm việc cho công ty này.)
Ta thấy thời gian trong câu này là ở hiện tại “at present”. Ta hiểu tình huống trong câu này là: hiện tại “anh ấy” đang làm việc cho một công ty và anh ấy không thích công ty này nên ước rằng hiện tại anh ta đang không làm việc cho công ty này. Đây là điều ước trái với một sự thật ở hiện tại nên ta sử dụng câu ước loại 2. Mệnh đề sau “wish” chia thì quá khứ đơn.
- She
wishes she
were a billionaire at the moment. (
Cô ấy ước rằng lúc này cô ấy là một tỷ phú -> Thực tế hiện tại cô ấy không phải là một tỷ phú.)Đây là một câu ước trái với thực tế ở hiện tại nên ta sử dụng câu ước loại 2. Mệnh đề sau “wish” chia thì quá khứ đơn. Và động từ “to be” chia là “were” với tất cả các chủ ngữ.
3. Câu ước loại 3: Là câu ước trái với một sự thật trong quá khứ.* Cấu trúc: S + wish + S + had + VpIIChú ý: - Động từ “wish” chia theo thì và chia theo chủ ngữ
- Động từ sau “wish” chia thì quá khứ hoàn thành.
Ví dụ:
- Mary
wishes she
had gone to school yesterday. (
Tôi ước rằng tôi đã đi học ngày hôm qua.)
Ta hiểu rằng thực tế ngày hôm qua Mary không đi học và hiện tại cô ấy ước rằng hôm qua cô ấy đã đi học. Đây là điều ước trái với sự thật trong quá khứ nên ta sử dụng câu ước loại 3. Mệnh đề sau “wish” chia thì quá khứ hoàn thành.
2. câu đk
CÂU ĐIỀU KIỆN LOẠI 11.Cách dùng
– Câu điều kiện loại 1 dùng để giả định những hành động, sự việc có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.
2. Cấu trúc
If + S + V(s,es), S + Will, Can, Shall… + V - Mệnh đề If được chia ở thì Hiện tại đơn, mệnh đề chính được chia ở thì Tương lai đơn
VD:
If it is sunny, I will go campingCÂU ĐIỀU KIỆN LOẠI 2 1.Cách dùng
– Dùng để giả định những hành động, sự việc không thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai. Điều kiện chỉ là một giả thiết, mong muốn trái ngược với thực trạng ở hiện tại.
2. Cấu trúc
If + S + Ved/Vp, S + Would/Could/Should… + V - Mệnh đề điều kiện chia thì Qúa khứ đơn và động từ trong mệnh đề chính ta sử dụng cấu trúc: Would/ Should + động từ nguyên thể
3. Lưu ý
– Trong câu điều kiện loại 2, nếu mệnh đề “If” sử dụng động từ “to be” ở thì quá khứ đơn thì ta chỉ sử dụng “to be” là “were” với tất cả các ngôi
VD:
If I were her, I would be very happy.CÂU ĐIỀU KIỆN LOẠI 3 1.Cách dùng
– Dùng để diễn tả một hành động, sự việc không có thật trong quá khứ. Điều kiện đó không thể xảy ra hoặc chỉ mang tính ước muốn trong quá khứ, một giả thiết trái với thực trạng ở quá khứ.
2. Cấu trúc
If + S + Had + Ved/ Vpp, S + Would/ Should/ Could… + Have + Vpp - Mệnh đề “If” chia thì Qúa khứ hoàn thành và động từ trong mệnh đề chính sử dụng cấu trúc: Would/ Should + Have + Vpp
VD:
If I hadn’t been absent yesterday, I would have met JonhCÂU ĐIỀU KIỆN HỖN HỢP – Chúng ta có thể hiểu đơn giản rằng trong câu điều kiện hỗn hợp thì thời gian ở mệnh đề If không giống thời gian trong mệnh đề chính. Câu điều kiện hỗn hợp gồm có 2 loại chính là:
- Câu điều kiện hỗn hợp loại 1: là sự kết hợp của câu điều kiện loại 3 và loại 2
1. Cách dùng
– Ta dùng câu điều kiện hỗn hợp loại 1 để diễn tả giả thiết trái ngược với quá khứ, nhưng kết quả thì ngược với hiện tại
2. Cấu trúc
If + S + Had + Vpp S + Would + VLoại 3 Loại 2
VD:
If I had taken his advice, I would be rich now.
- Câu điều kiện hỗn hợp loại 2: là sự kết hợp của câu điều kiện loại 2 và loại 3
1. Cách dùng
– Ta dùng câu điều kiện hỗn hợp loại 2 để diễn tả giả thiết trái ngược với thực tại và kết quả trái ngược với quá khứ
2. Cấu trúc
If + S + Ved S + Would + Have + VppLoại 2 Loại 3
VD:
If he didn’t love her, he wouldn’t have married her.3. câu suggest
Suggest nghĩa là đề xuất, khuyến nghị. (= recommend)
Chúng ta có thể dùng động từ
suggest với danh từ/cụm danh từ, mệnh đề “that”, hình thức V-ing hay từ để hỏi như
where, what, v.v.
♦ Suggest + noun/noun phrase (Suggest + danh từ/cụm danh từ) - Trong trường hợp này thì cụm danh từ đóng vai trò là tân ngữ của động từ suggest.
Ví dụ: I
suggest a white wine with this dish. (Tôi đề nghị dùng rượu vang trắng với món ăn này.)
- Trong trường hợp muốn đề cập đến đối tượng nhận được lời đề nghị, ta dùng “to”.
Ví dụ: My teacher suggested a course I could sign up for at the end of the year.
or My teacher
suggested a course
to me which I could sign up for at the end of the year.
(Giáo viên của tôi đề xuất cho tôi 1 khóa học mà tôi có thể đăng ký vào cuối năm.)
NOT My teacher suggested me a course…
♦ Suggest + that-clause (Suggest + mệnh đề “that”) - Khi đưa ra 1 đề xuất, ý kiến, ta có thể sử dụng mệnh đề “that” theo sau động từ suggest. Trong những tình huống không trang trọng, ta có thể bỏ “that” ra khỏi mệnh đề.
Ví dụ: I
suggest (that) we go out to have dinner. I know a very good restaurant.
(Tôi đề nghị chúng ta ra ngoài ăn tối. Tôi biết 1 nhà hàng rất ngon.)
*** Chú ý: Trong trường hợp dùng mệnh đề “that” thì động từ theo sau luôn ở dạng nguyên mẫu không “to”.
Ví dụ: The doctor
suggests that
he lose some weights. (chủ ngữ là “he” nhưng động từ “lose” không chia)
- Khi đề nghị, đề xuất 1 việc gì trong quá khứ, ta có thể dùng “should” trong mệnh đề “that”.
Ví dụ: Her doctor
suggested that she
should reduce her working hours and take more exercise.
♦ Suggest + -ing form (Suggest + V-ing)Chúng ta có thể dùng V-ing theo sau động từ
suggest khi đề cập đến 1 hành động nhưng không nói cụ thể ai sẽ làm hành động đó.
Ví dụ: He
suggested travelling together for safety, since the area was so dangerous.
(Anh ấy đề xuất nên đi du lịch cùng nhau cho an toàn vì khu vực đó rất nguy hiểm.)
♦ Suggest + wh-question word (Suggest + từ để hỏi)Chúng ta cũng có thể dùng những từ để hỏi như
where, what, when, who, how theo sau động từ
suggest.
Ví dụ: Could you
suggest where I might be able to buy a nice T-shirt for my boyfriend?
(Bạn có thể gợi ý cho tôi 1 chỗ để tôi có thể mua 1 cái áo thun thật đẹp cho bạn trai của tôi không?)
*** Chú ý: - KHÔNG dùng suggest + tân ngữ + to_V khi đề nghị ai đó làm gì.
Ví dụ: She suggested that I should go abroad for further study.
NOT She suggested me to go abroad…
- KHÔNG dùng to_V sau suggest:
Ví dụ: She suggests having the car repaired as soon as possible.
NOT She suggests to have…
- Ngoài nghĩa đề xuất, đề nghị thì động từ suggest còn có nghĩa là “ám chỉ” (=imply).
Ví dụ: Are you suggesting (that) I’m lazy? (Anh ám chỉ tôi lười biếng phải không?)
- Cụm từ suggest itself to somebody nghĩa là chợt nảy ra điều gì.
Ví dụ: A solution immediately suggested itself to me. (Tôi chợt nghĩ ra 1 giải pháp.)
*** Tóm tắt: Động từ
suggest có những cấu trúc chính như sau:
- suggest something (to somebody)
Ví dụ: Could you suggest a good dictionary to me?
- suggest somebody/something for something
Ví dụ: I want to subject this plan for the new project.
Ví dụ: She suggests that I should study hard to get high marks.
His teacher suggests that he read more books.
Ví dụ: My parents suggest travelling abroad on Tet holidays.
Ví dụ: Can you suggest how I might contact him?
còn nhiều nhưng đây là kiến thức cơ bản .Thi tốt