Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Trình bày ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái (ánh sáng, nhiệt độ ẩm) lên đời sống sinh vật?

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
6.967
8
5
mỹ hoa
16/03/2018 21:09:03
Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi chất của cơ thể sinh vật và sự phân bố của sinh giới. Liên quan đến nhiệt độ, sinh vật gồm những loài biến nhiệt (côn trùng, cá, ếch nhái, bò sát) và những loài hằng nhiệthay đồng nhiệt (chim, thú).
- Động vật hằng nhiệt do có khả năng điều hòa và giữ được thân nhiệt ổn định nên phân bố rất rộng.
+ Quy tắc về kích thước cơ thể (quy tắc Becman) : động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới (nơi có khí hậu lạnh) thì kích thước cơ thể lớn hơn so với động vật cùng loài hay loài có quan hệ họ hàng gần nhau sống ở vùng nhiệt đới ấm áp. Ví dụ như voi và gấu ở vùng khí hậu lạnh có kích thước cơ thể lớn hơn voi và gấy ở vùng nhiệt đới. Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có kích thước cơ thể lớn có lớp mỡ dày nên khả năng chống rét tốt.
+ Quy tắc về diện tích bề mặt cơ thể (quy tắc Anlen) : động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có tai, đuôi và các chi... thường bé hơn tai, đuôi, các chi... của động vật ở vùng nóng. Ví dụ, thỏ ở vùng ôn đới lạnh có tai, đuôi nhỏ hơn tai và đuôi của thỏ ở vùng nhiệt đới.
Hai quy tắc trên chứng tỏ, động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới có nhiệt độ lạnh có tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể (S) với thể tích cơ thể (V) giảm - (tỉ lệ S/V nhỏ), góp phần hạn chế sự tỏa nhiệt của cơ thể. Sống ở vùng nhiệt đới nóng có tỉ lệ S/V lớn, góp phần tỏa nhiệt nhanh cho cơ thể.
- Động vật biến nhiệt phụ thuộc trực tiếp vào nhiệt độ môi trường (nhiệt độ môi trường tăng hay giảm thì nhiệt độ cơ thể của chúng cũng tăng, giảm theo) nên nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của chúng. Tốc độ phát triển và số thế hệ trong một năm phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, khi nhiệt độ xuống quá thấp thì động vật không phát triển được, ngược lại khi nhiệt độ môi trường lên càng cao thì thời gian phát triển cá thể càng ngắn. Ở một số loài, nhất là ở côn trùng, tổng nhiệt trong một giai đoạn phát triển hay cả vòng đời là một đại lượng gần như là một hằng số và theo công thức:
S = (T-C) D
Trong đó, S: tổng nhiệt hữu hiệu (to/ngày), T: nhiệt độ môi trường (0C), C: nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển là nhiệt độ mà ở đó cá thể động vật bắt đầu ngừng phát triển (0C), D: thời gian của một giai đoạn phát triển hay cả vòng đời của động vật (ngày).
Ví dụ: ở ruồi dấm, thời gian phát triển từ trứng đến ruồi trưởng thành ở nhiệt độ 250C là 10 ngày đêm, ở nhiệt độ 180C là 17 ngày đêm.
Ảnh hưởng của ánh sáng tới đời sống sinh vật
Ánh sáng là nhân tố cơ bản của môi trường tự nhiên, do :
- Ánh sáng chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến mọi nhân tố khác của môi trường.
- Cường độ ánh sáng giảm dần từ xích đạo đến cực Trái Đất, từ mặt nước đến đáy sâu và biến đổi tuần hoàn theo ngày đêm và theo mùa.
- Thành phần của phổ ánh sáng có tác dụng lên đời sống sinh vật ở nhiều mặt

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
7
7
Nguyễn Nhật Thúy ...
16/03/2018 21:09:26
Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tổ sinh thái nhất định gọi là giới hạn sinh thái. Nằm ngoài giới hạn này sinh vật sẽ yếu dần và chết.
Nhân tố sinh thái vô sinh như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm... tác động lên đời sống của sinh vật. Nhân tố sinh thái hữu sinh gồm các cơ thể sông như vi khuần, nấm. thực vật, động vật. Các cơ thê sống này có ảnh hường trực tiếp hoặc gián tiếp tới các cơ thể sông khác ở xung quanh.
3
3
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
16/03/2018 21:14:37
Độ ẩm không khí và đất ảnh hường nhiều đến sinh trường và phát triển của sinh vật. Có sinh vật thường xuyên sổng trong nước hoặc trong môi trường ầm ướt như ven các bờ sông suối, dưới tán rừng rậm, trong các hang động... Ngược lại, cũng có những sinh vật sống nơi có khí hậu khô như ờ hoang mạc, vùng núi đá...
Những ví dụ về ảnh hưởng của độ ầm iên sinh vật:
- Cây sống nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng như ở dưới tán rừng, ven bờ suối trong rừng cỏ phiến lá mòng, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển. Cây sống nơi ẩm ướt nhưng có nhiểu ánh sáng như ven bờ ruộng, hồ ao cỏ phiến lá hẹp, mô giậu phát triển.
- Cây sống nơi khô hạn hoặc có cơ thể mọng nước, hoặc lá và thân cây tiêu giảm, lá biến thành gai.
- Ếch nhái là động vật sống nơi ẩm ướt. Khi gặp điều kiện khô hạn, do da của ếch nhái là da trần nên cơ thể chúng mất nước nhanh chóng. Ngược lại. bò sát có da được phù vảy sừng nên khả năng chông mất nước có hiệu quả hom, nhiều loài bò sát thích nghi cao với môi trường khô ráo của hoang mạc.
Thực vật được chia thành hai nhóm : thực vật ưa ấm và chịu hạn. Động vật cũng
có hai nhóm : động vật ưa ầm và ưa khô.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×