Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày cách sơ cứu và băng bó vết thương ở xương cẳng tay

6 trả lời
Hỏi chi tiết
7.882
33
10
Nguyễn Thị Thu Trang
06/11/2017 22:12:58
a ) Phương pháp sơ cứu gãy xương:
- Bước 1: Đặt 2 nẹp gỗ (hay tre) vào chỗ xương gãy.
Bước 2: Lót trong nẹp bằng gạc (hay vải mềm) gấp dày ở các
chỗ đầu xương.
Bước 3: Buộc định vị ở 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy
b ) Băng bó cố định:
Dùng băng y tế hoặc bằng vải băng cho người bị thương. Băng cần quấn chặt
* Phương pháp sơ cứu gãy xương cẳng tay:
- Bước 1: Đặt nẹp gỗ (hay tre) vào 
chỗ xương gãy.
- Bước 2: Lót trong nẹp bằng gạc
(hay vải mềm) gấp dày ở các đầu 
xương.
- Bước 3: Buộc định vị 2 đầu
nẹp và 2 bên chỗ xương gãy.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
9
7
Phương Dung
06/11/2017 22:13:12
Chuẩn bị : - Cần 2 nẹp gỗ to ( tốt nhất là nẹp dài và rộng bằng cẳng chân của người bị nạn ) 
- 1 miếng vải dài dài
Tiến hành : - Đặt người bị nạn nằm xuống , giữ nguyên không để nạn nhân di chuyển vì rất có thể làm mảnh xương bị gãy chọc vào thịt hoặc vào dây thần kinh
- Nẹp hai thanh gỗ vào chỗ chân bị gãy , cố định bằng vải
- Sau khi đã chắc chắn thì quấn vải quanh vùng cẳng chân bị gãy . Buộc càng chắc chắn càng tốt.
*Lưu ý : Không nên buộc quá chặt hoặc quá lỏng
===> Sau đó chuyển nạn nhân tới bệnh viện.
4
7
Phương Dung
06/11/2017 22:13:35
Cần thực hiện các thao tác: Đặt nạn nhân nằm yên,dùng gạc hay băng sạch, nhẹ nhàng lau sạch vết thương, tiến hành sơ cứu
Hoạt động thực hành băng bó khi người bị gãy xương
Giáo viên dùng hình 12 – 1 trình bày phương pháp sơ cứu người bị gãy xương :
Bước 1: Đặt hai nẹp gỗ hay tre vào hai bên chỗ xương gãy, đồng thời lót nẹp bằng gạc hay vải sạch gấp dày ở các chỗ đầu xương
Bước 2: Buộc định vị ở 2 bên đầu xương và 2 bên chỗ xương gãy
Bước 3: Dùng vải băng quấn chặt đoạn xương gãy, băng từ trong cổ tay ra
Bước 4: Làm dây đeo cẳng tay vào cổ
Bước 5: Chuyển nạn nhân tới bênh viên, trạm y tế gần nhất
4
7
Hoa Từ Vũ
06/11/2017 22:13:37

Đối với trường hợp gấp được khớp khuỷu:
Nếu gãy xương cánh tay, cần để cánh tay bị gãy sát thân mình bệnh nhân, cẳng tay vuông góc với cánh tay (tư thế co). Tiếp theo đặt 2 nẹp, nẹp trong từ hố nách tới quá khuỷu tay, nẹp ngoài từ bả vai đến quá khớp khuỷu. Có thể dùng nẹp Cramer làm thành góc 90 độ đỡ cả cánh tay và cẳng tay băng lại. Dùng 2 dây rộng bản buộc cố định nẹp: một ở trên và một ở dưới ổ gãy. Dùng khăn tam giác đỡ cẳng tay treo trước ngực, cẳng tay vuông góc với cánh tay, bàn tay cao hơn khuỷu tay, bàn tay để ngửa. Dùng băng rộng bản băng ép cánh tay vào thân mình. Thắt nút phía trước nách bên lành.

Nếu gãy xương cẳng tay, cần để cẳng tay bị gãy sát thân mình bệnh nhân, cẳng tay vuông góc cánh tay. Lòng bàn tay ngửa. Dùng hai nẹp, nẹp trong từ lòng bàn tay đến nếp khuỷu tay, nẹp ngoài từ đầu các ngón tay đến quá khuỷu. Dùng 3 dây rộng bản buộc cố định nẹp bàn tay, thân cẳng tay (trên, dưới ổ gãy).  Dùng khăn tam giác đỡ cẳng tay treo trước ngực.

Đối với trường hợp không thể gấp khuỷu tay được:
Không được  cố dùng sức để gấp khuỷu tay. Hướng dẫn nạn nhân dùng tay lành đỡ tay bị thương vị trí đó nếu có thể. Ðặt một miếng đệm dài vào giữa tay bị thương và thân. Buộc tay bị thương vào cơ thể bằng 3 dải băng rộng bản ở các vị trí: Quanh cổ tay và đù; Quanh cánh tay và ngực; Quanh cẳng tay và bụng. Đặt  nạn nhân nằm xuống và đặt tay bị thương dọc theo thân rồi đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra, đánh giá lại và điều trị đúng.

Những lưu ý:
Nẹp phải đảm bảo đủ độ dài, rộng và dày, đối với nẹp gỗ có kích thước dài 35 - 45cm, rộng 5 - 6mm, nếu không có thì sử dụng nẹp bằng tre hay bất kỳ vật liệu gì sẵn có.

Đối với băng dùng để buộc cố định nẹp, băng phải đảm bảo: Rộng bản, dài vừa phải, bền chắc. Nếu không có băng thì có thể dùng các dải dây buộc. Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào cũng có sẵn các vật dụng để cố định gãy xương nên người ta thường dùng khăn tam giác để bất động tạm thời một số loại gãy xương và dùng nẹp cơ thể như: cố định chi gãy vào chi lành, buộc tay vào ngực,...

Nếu  xương chồi ra ngoài vết thương không kéo đầu xương gãy vào trong, băng bó vết thương rồi mới cố định theo tư thế gãy. Cầm máu bằng cách ép mép vết thương sát vào đầu xương. Nhẹ nhàng đặt một miếng gạc hoặc miếng vải sạch lên trên đầu xương chồi ra. Ðặt một vành khăn hoặc một đệm bông hình bán nguyệt lên trên vết thương. Băng cố định gạc vào vùng đệm bằng băng cuộn. Xử trí các bước tiếp theo như gãy xương kín. Sau đó, chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế ngay và theo dõi sát tình trạng toàn thân của nạn nhân.

4
4
NoName.140300
15/12/2017 20:12:34
nnnnnnnn
5
4
no name
01/10/2018 20:35:23
dài dữ vậy.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Sinh học Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Sinh học Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư