Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày cấu tạo ngoài của ếch đồng thích nghi với đời sống ở nước và ở cạn

12 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
3.250
6
2
doan man
14/04/2019 08:44:31
câu 1.
Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước:
– Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước → giảm sức cản của nước khi bơi.
– Da trần phủ chất nhầy và ẩm dễ thấm khí → giúp hô hấp trong nước.
– Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón → tạo thành chân bơi để đẩy nước.
Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:
– Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở)→ dễ quan sát.
– Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ → bảo vệ mắt, giữ mắt khỏi bị khô, nhận biết âm thanh trên cạn.
– Chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt → thuận lợi cho việc di chuyển.
4.9 (98.95%) 496đánh giá

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
2
Đỗ Phương Lam
14/04/2019 08:46:05
3
0
2
0
doan man
14/04/2019 08:53:48
câu 5.
- Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.
- Chi trước biến thành cánh → quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.
- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.
- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.
- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.
- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.
- Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.
2
0
doan man
14/04/2019 08:57:50
câu 6.
hệ tiêu hóa của bồ câu có gì khác so với các động vật đã học
Có diều -->làm mềm thức ăn
Có dạ dày cơ --> nghiền thức ăn
Có dạ dày tuyến --> tiết dịch tiêu hóa
câu 7.
Đặc điểm chung của lớp chim
mình có lông vũ bao phủ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng, phổi có mạng ống khí có túi khí tham gia vào hô hấp, tim 4 ngăn máu đỏ tươi nuôi cơ thể, là động vật hằng nhiệt trứng lớn có vỏ đá vôi bao bọc được ấp nở ra nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ.
3
0
doan man
14/04/2019 09:02:23
câu 9.
a. - Đầu cá thon nhọn về phía trước giúp giảm sức cản của dòng nước
- Da cá đc bao bọc bởi 1 lớp chất nhầy, đồng thời vẩy cá đc sắp sếp theo 1 chiều theo chiều di chuyển giảm ma sat của thân cá với nước
- Cá hô hấp bằng mang, các phiến mang sếp song song và ngược chiều dòng nước giúp cá hô hấp tốt, hiệu quả cao
- Cá di chuyển nhờ cử động thân và quan trọng là cử đọng của vây đuôi, vây ngực, các vây này có khung xương cứng và cơ vận động khỏe giúp cá di chuyển ngay cả trong khi bơi ngược dòng
b. - Cá voi được xếp vào lớp Thú bởi vì chúng có đặc điểm giống với các loài thú khác:
+ Thở bằng phổi (cho nên có hiện tượng cá voi nổi đầu trên mặt nước để thở)
+ Tim 4 ngăn hoàn chỉnh
+ Động vật máu nóng và hằng nhiệt,
+ Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ
+ Có lông mao (mặc dù rất ít).
+ Đuôi cá thẳng đứng và chuyển động kiểu trái phải. Đuôi cá voi nằm ngang và chuyển động lên xuống.
1
0
doan man
14/04/2019 09:07:23
câu 8
a.
b.vì thỏ là động vạt gặm nhấm nên thỏ sẽ gặm chuồng (tre,gỗ)
2
0
doan man
14/04/2019 09:14:17
câu 13. nguyên nhân của suy giảm đa dạng sinh học
Các nguồn tài nguyên sinh vật bị thoái hoá và suy giảm do các hoạt động như chặt phá và đốt rừng trên phạm vi lớn, thu hoạch quá mức các loài động vật và thực vật, sử dụng bừa bãi thuốc trừ sâu, dẫn và tiêu nước ở các vùng đất ngập nước, các hoạt động đánh cá huỷ diệt, ô nhiễm không khí và chuyển các vùng đất hoang thành các vùng đất đô thị và nông nghiệp.
Khi vấn đề suy giảm đa dạng sinh học được xác định các nguyên nhân trực tiếp, để đối phó lại thường có các hành động phòng vệ và ngăn cản, chẳng hạn như việc ban hành luật, chấm dứt việc khai thác các nguồn tài nguyên, công bố các khu bảo tồn bổ sung. Những phản ứng này là cần thiết trong những trường hợp quá tràn lan việc khai thác quá mức. Nhưng hiếm khi những hành động này đủ để thay đổi những nguyên nhân kinh tế, xã hội đang đe doạ đa dạng sinh học.
Sự hình thành sự khai thác quá mức bao gồm các nhu cầu về hàng hoá như gỗ, động vật hoang dã, sợi, nông sản. Dân số loài người tăng, thậm chí không đi cùng với sự tăng trưởng kinh tế và phát triển, đã đưa đến sự gia tăng các nhu cầu về tài nguyên thiên nhiên và các quá trình của hệ sinh thái . Các chính sách định cư khuyến khích việc di chuyển những lao động hiện đang thất nghiệp lên vùng biên giới . Các khoản nợ đã buộc chính phủ khuyến khích việc sản xuất các hành hoá có thể trao đổi ở nước ngoài . Tại nhiều quốc gia, chính sách năng lượng đã đưa đến nhiều việc làm không hiệu quả, thêm vào đó là ảnh hưởng của ô nhiễm không khí và những nguy cơ biến đổi khí hậu toàn cầu . Sự phân chia sở hữu đất không hợp lý đã không khuyến khích người nông dân đầu tư vào việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên sinh vật có giá trị.
2
0
doan man
14/04/2019 09:20:13
câu 15. BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH SINH HỌC
1. Sử dụng thiên địch
a) Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại
ơ từng địa phương đểu có những thiên địch gần gũi với con người như : mèo diệt chuột, gia cầm (gà vịt, ngan, ngồng) diệt các loài sâu bọ, cua, ốc mang vặt chù trung gian...
b) Sử dụng những thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gáy hại hay trứng của sâu hại
Cây xương rồng được nhập vào nhiều nước để làm bờ rào và thuốc nhuộm. Khi cây xương rồng phát triển quá mạnh, người ta đã sừ dụng một loài bướm đêm từ Achentina. Bướm đêm đẻ trứng lên cây xương rồng, ấu trùng nở ra. ăn cây xương rồng.
Ong mắt đỏ đẻ trứng lên trứng sâu xám (trứng sâu hại ngô). Au trùng nở ra, đục và ăn trứng sâu xám
2. Sử dụng vi khuân gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại
■ Năm 1859, người ta nhập 12 đôi thỏ vào Ôxtrâylia. Đến năm 1900 số thó lên tới vài trăm triệu con vả trở thành động vật có hại. Người ta đã dùng vi khuẩn Myoma gây bệnh cho thỏ. Sau 10 nãm chi với 1% số thỏ sống sót được miễn dịch, đã phát triển mạnh. Khi đó người ta đã phải dùng vi khuẩn Calixi thì thảm hoạ về thó mới cơ bàn được giải quyết.
3. Gây vỏ sinh diệt động vật gây hại
■ Ở miền Nam nước Mĩ. để diệt loài ruổi gây loét da ở bò, người ta đã làm tuyệt sàn ruồi đực. Ruồi cái không sinh đẻ được.
2
0
2
0
doan man
14/04/2019 09:28:58
câu 18. Dựa vào bộ răng để phân biệt ba bộ thú:
- Bộ ăn sâu bọ: Các răng đều nhọn.
- Bộ gặm nhấm: Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm.
- Bộ ăn thịt: Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp bền và sắc.
Câu 19
  • Đặc điểm đặc trưng của thú Móng guốc là :
    • Số lượng ngón chân tiêu giảm, đốt cuối của mỗi ngón có bao sừng bao bọc, được gọi là guốc.
    • Di chuyển nhanh, vì thường có chân cao, trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng, chỉ những đốt cuối của ngón chân có guốc mới chạm đất (diện tích tiếp xúc với đất hẹp).
2
0
doan man
14/04/2019 09:29:06
câu 18. Dựa vào bộ răng để phân biệt ba bộ thú:
- Bộ ăn sâu bọ: Các răng đều nhọn.
- Bộ gặm nhấm: Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm.
- Bộ ăn thịt: Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp bền và sắc.
  • Đặc điểm đặc trưng của thú Móng guốc là :
    • Số lượng ngón chân tiêu giảm, đốt cuối của mỗi ngón có bao sừng bao bọc, được gọi là guốc.
    • Di chuyển nhanh, vì thường có chân cao, trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng, chỉ những đốt cuối của ngón chân có guốc mới chạm đất (diện tích tiếp xúc với đất hẹp)

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×