1. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông cổ (1258)
- Tháng 1 — 1258, ba vạn quân Mông cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, tiến vào xâm lược Đại Việt. Quản giặc theo đường sông Thao, tiến xuống Bạch Hạc (Phú Thọ), rồi tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị chặn lại ở phòng tuyến do vua Trần Thái Tông chỉ huy.
- Để bảo toàn lực lượng, nhà Trần chủ trương cho quân rút khỏi kinh thành Thăng Long, thực hiện "vườn không nhà trống". Giặc vào kinh thành vắng lặng không một bóng người và không một chút lương thực. Chúng đã điên cuồng tàn phá kinh thành. Thiếu lương thực, lại bị quân dân ta chống trả, chưa đầy một tháng, lực lượng chúng bị tiêu hao dần.
- Nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu (bến sông Hồng, ở phố' Hàng Than, Hà Nội ngày nay). Ngày 29 - 1 - 1258, quân Mông cổ thua trận phải rút chạy về nước. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông cổ kết thúc thắng lợi.
Quân Mông Cổ mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại, vì:
- Vì quân dân nhà Trần có sự chuẩn bị chu đáo: ngay khi được tin quân Mông Cổ chuẩn bị xâm lược, nhà Trần đã ban lệnh cho cả nước sắm sửa vũ khí, các đội dân binh được thành lập, ngày đêm luyện tập võ nghệ, sẵn sàng đánh giặc.
- Vua quan nhà Trần có kế sách đánh giặc phù hợp, đúng đắn: Chủ trương “vườn không nhà trống”tận dụng điểm yếu của quân Mông Cổ (lực lượng đông nhưng không mang theo lương thực mà chủ trương dùng chiến tranh nuôi chiến tranh) và phù hợp khi quân đội nhà Trần tiềm lực còn yếu.
- Quân dân nhà Trần có ý chí kiên quyết, đoàn kết đánh giặc: Để thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” cần sự đoàn kết, đồng lòng của toàn dân.