Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế?

1. trình bày cuộc phản công của phái chủ chủ chiến tại kinh thành Huế?
2. Phong trào Cần Vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào, khái quát các giai đoạn chính và nêu nội dung của chiều “Cần Vương”? Chứng minh khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
3. Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của các cuộc khởi nghĩa: Ba Định, Bãi Sậy, Hương Khê?
Câu 4. Trình bày nguyên nhân thất bại và ý nghĩa Lịch sử của Khởi nghĩa Yêu Thế?
4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
4.528
9
3
Nguyễn Nhật Thúy ...
07/04/2018 11:26:21
1. trình bày cuộc phản công của phái chủ chủ chiến tại kinh thành Huế?
- Nguyên nhân:
+ Pháp thiết lập chế độ bảo hộ và bộ máy chính quyền thực dân trên phần lãnh thổ Bắc Kì và Trung Kì.
+ Phong trào đấu tranh của văn thân, sĩ phu và nhân dân diễn ra vô cùng sôi nổi.
+ Pháp ăn không ngon, ngủ không yên.
+ Nhân dân: Kháng chiến diễn ra mạnh mẽ. Phái chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu muốn dành lại chủ quyền từ tay Pháp (Xây dựng lực lượng, tích trữ lương thảo, khí giới, trừng trị những kẻ thân Pháp, đưa Hoàng thân Ưng Lịch lên ngôi – vua Hàm Nghi) và được nhân dân ủng hộ nhiệt tình.
+ Pháp: Tăng thêm lực lượng quân sự, siết chặt bộ máy kìm kẹp và tìm mọi cách loại bỏ phái chủ chiến ra khỏi triều đình.
- Diễn biến:
+ Đêm rạng sáng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở tòa Khâm Sứ và đồn Mang Cá.
+ Quân Pháp nhất thời rối loạn.
+ Sau khi củng cố tinh thần, chúng đã mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành.
+ Trên đường đi, chúng xả súng tàn sát, cướp bóc hết sức dã man. Hàng trăm người dân vô tội đã bị chúng giết chết.
- Kết quả:
+ Cuộc phản công của phái chủ chiến thất bại. ( Vì: sự chuẩn bị của phái chủ chiến vội vàng ,hấp tấp ,chưa chu đáo, do kế hoạch bị bại lộ nên pháp đã có sự đề phòng, ngoài ra lúc này lực lượng của pháp còn mạnh )

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
Nguyễn Nhật Thúy ...
07/04/2018 11:31:41
2. Phong trào Cần Vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào, khái quát các giai đoạn chính và nêu nội dung của chiều “Cần Vương”?
- Hoàn cảnh: Sau hai hiệp ước Hác – măng và Pa-tơ-nốt, thực dân Pháp và hoàn thành cơ bản về cuộc xâm lược Việt Nam.
Trong khi đó, nhân dân vẫn nổi dậy các phong trào phản đối hai hiệp ước 1883 và 1884 diễn ra rất sôi nổi. Nhiều toán nghĩa quân hoạt động mạnh ở các vùng xung quanh Hà Nội, Bắc Ninh…
Phong trào chống Pháp của nhân dân ta tiếp tục phát triển.Dựa vào đó phái chủ chiến trong triều đình do Tôn Thất Thuyết đứng đầu mạnh tay hành động.
Những hành động của phái chủ chiến nhằm chuẩn bị cho một cuộc nổi dậy chống Pháp giành chủ quyền đất nước
Trước sự uy hiếp cuả kẻ thù, phái chủ chiến đứng đầu là Tôn Tất Thuyết quyết định đánh trước để giành thế chủ động.
Cuộc phản công kinh thành Huế của phái chủ chiến đêm 4 ngày 5 tháng 4 năm 1885 cuối cùng bị thất bại. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Ngày 13/7/1885 lấy danh nghĩa Hàm Nghi, ông hạ chiếu Cần vương, kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước.
+ Diễn biến:
- Đêm 4, rạng 5-7-1885, phải chủ chiến tấn công quân Pháp tại kinh thành Huế (đồn Mang Cá, Tóa Khâm Sứ) nhưng thất bại.
-> TTT đưa vua Hàm Nghi chạy ra Sơn Phòng Tân Sở (Quảng Trị).
- ngày 13-7-1885: TTT lấy danh vua Hàm Nghi ban chiếu Cân Vương.
-> Từ đó thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước trong nhân dân thành phong trào Cần Vương sôi nổi.
- Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương:
a, giai đoạn 1 (1885 - 1888)
- Đặc điểm: có sự chỉ đạo thống nhất của triều đình.
- Lãnh đạo: các văn thân sĩ phu yêu nước.
- Lực lượng: toàn thể nhân dân ta.
- Địa bàn: Bắc Kì và Trung Kì.
- Kết quả: vua Hàm Nghi bị bắt do sự phản bội của Trương Quang Ngọc -> bị đày sang An-giê-ri.
b, giai đoạn 2 (1888 - 1896)
- Đặc điểm: ko còn sự chỉ đạo thồng nhất của triều đình.
- Lãnh đạo và lực lượng: văn thân, sĩ phu và toàn thể nhân dân.
- Địa bàn: thu hẹp, chuyển lên vùng trung du miền núi -> quy tụ thành những trung tâm lớn.
- Kết quả: 1896, sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Hương Khê -> phong trào Cần Vương chấm dứt.
Chứng minh khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
+ Đây là cuộc khởi ngĩa có quy mô lớn, địa bàn rộng.
+Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là các văn thân các tỉnh Thanh- Nghệ- Tỉnh.
+ Thời gian tồn tại 10 năm
+Tính chất ác liệt chống Pháp và chính quyền phong kiến bù nhìn, tính chất cuộc khởi nghĩa có sự thay đổi : đó là sự xung đột giữa nhân dân Việt Nam với đế quốc Pháp và chính quyền phong kiến tay sai , tức nội dung dân tộc của cuộc khởi nghĩa đã thể hiện rõ, chứ không còn là xung đột giữa đế quốc và phong kiến.
3
1
Nguyễn Nhật Thúy ...
07/04/2018 11:40:51
3. Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của các cuộc khởi nghĩa: Ba Định, Bãi Sậy, Hương Khê?
*Cuộc khởi nghĩa: Ba Định
- Nguyên nhân:
Năm 1885, sau khi kinh thành Huế thất thủ, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi lên chiến khu Tân Sở (Quảng Trị) ra dụ Cần Vương kêu gọi toàn dân kháng chiến. Hưởng ứng, Đinh Công Tráng đã cùng các đồng chí của mình đã chọn Ba Đình làm căn cứ kháng chiến lâu dài.
- Diễn biến:
Năm 1886, nghĩa quân liên tiếp tiến công các phủ, thành, huyện lỵ, chặn đánh các đoàn xe, các toán quân lẻ, gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại. Ngày 12 tháng 3 năm 1886 lợi dụng phiên chợ đã tấn công Tòa Công sứ Thanh Hóa. Và tiếp đó, nghĩa quân đã tấn công nhiều phủ thành, chặn đánh các đoàn xe, gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại.

Từ 18 tháng 12 năm 1886 đến 20 tháng 1 năm 1887 Đại tá Brissand thống lĩnh 76 sĩ quan và 3.500 quân vây hãm và tiến đánh căn cứ Ba Đình. Quân Pháp đã nã tới 16.000 quả đại bác trong vòng một ngày trời, biến căn cứ Ba Đình thành biển lửa. Nghĩa quân Ba Đình đã chiến đấu trong suốt 32 ngày đêm chống lại đối phương đông gấp 12 lần, được trang bị vũ khí tối tân hiện đại. Trong trận chiến đấu vô cùng ác liệt này, nghĩa quân đã tỏ ra mưu trí dũng cảm, nhưng vì hỏa lực mạnh của đối phương nên nghĩa quân Ba Đình bị thương vong nhiều.

Để tránh khỏi bị tiêu diệt hoàn toàn, nghĩa quân Ba Đình đã mở một con đường máu vượt qua vòng vây dày đặc của quân Pháp, rút lên căn cứ Mã Cao.

Đến sáng ngày 21 tháng 1 năm 1887, quân Pháp mới chiếm được Ba Đình. Sau đó, quân Pháp đã triệt hạ hoàn toàn cả ba làng của căn cứ Ba Đình, tiếp tục cho quân truy kích nghĩa quân ở Mã Cao, rồi triệt hạ luôn đồn này vào 2 tháng 2 năm 1887.

Sau đó, một số đông nghĩa rút lên Thung Voi, Thung Khoai, rồi lên miền Tây Thanh Hóa sáp nhập với đội nghĩa quân của Cầm Bá Thước.

Kết cục, thủ lĩnh Nguyễn Khế tử trận. Phạm Bành, Hà Văn Mao, Lê Toại tự sát... Hoàng Bật Đạt sau bị bắt và bị Pháp chém đầu vì tinh thần bất khuất, không hàng giặc. Đinh Công Tráng thì chạy về Nghệ An. Quân Pháp treo giải cái đầu ông với giá trị tiền thưởng rất cao. Tháng 10 năm 1887, vì tham tiền thưởng, viên lý trưởng làng Chính An [1] đã mật báo cho quân Pháp đến bắt và sát hại Đinh Công Tráng.
- Ý nghĩa:
Cuộc khởi nghĩa Ba Đình và các lãnh tụ Ba Đình được lịch sử đánh giá rất cao. Chính người Pháp đã phải thừa nhận "1886-1887, cuộc công hãm Ba Đình là quan trọng nhất, cuộc chiến đấu này thu hút nhiều quân lực nhất và làm cho các cấp chỉ huy lo ngại nhiều nhất.

*Cuộc khởi nghĩa:Bãi Sậy
- Nguyên nhân:
+ Nổi dậy chống Pháp
-  Diễn biến:
+ Từ năm 1885 đến cuối năm 1887, nghĩa quân đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của Pháp ở cả vùng Văn Giang, Khoái Châu và vùng căn cứ Hai Sông. Nhiều trận đánh diễn ra ác liệt, tiêu diệu đến 40 tên địch, bắt sống chỉ huy.
+ Từ năm 1888, nghĩa quân bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt. Nghĩa quân chiến đấu dũng cảm nhưng lực lượng ngày càng giảm sút và rơi dần vào thế bị bao vây, cô lập
. + Cuối tháng 7/1889, căn cứ Hai Sông cùng bị Pháp bao vây. Đốc Tít chỉ huy nghĩa quân chống trả quyết liệt, nhưng bị đánh bật khỏi đại bản doanh Trại Sơn. + Đến năm 1982, các tướng lĩnh quay về với nghĩa quân Đề Thám ở Yên Thế. 
-  Kết quả, ý nghĩa:
+ Khởi nghĩa thất bại, song đã thể hiện tinh thần yêu nước, khích lệ phát triển giải phóng dân tộc.
*Cuộc khởi nghĩa Hương Khê:
- Nguyên nhân:
kết thúc sứ mạng lãnh đạo chống thực dân Pháp của tầng lớp sĩ phu phong kiến Việt Nam.
- Diễn biến: Hai giai đoạn
_ Từ năm 1885-1888: nghĩa quân lo tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí và tích trữ lương thảo.
_ Từ năm 1888 đến 1895: là thời kì chiến đấu của nghĩa quân . Dựa vào vùng rừng núi hiểm trở, có sự chỉ huy thống nhất, nghĩa quân đã đẩy lui nhiều cuộc hành quân và càn quét của giặc.
+ Để đối phó Pháp tập trung binh lực và xây dựng 1 hệ thống đồn, bốt nhằm bao vây , cô lập nghĩa quân. Đồng thời chúng mở nhiều cuộc tấ công quy mô vào Ngàn Trươi.
+ Nghĩa quân phải chiến đấu trong điều kiện ngày càng gian khổ hơn, lực lượng suy yếu dần.
+ Sau khi chủ tướng Phan Đình Phùng hi sinh, cuộc khởi nghĩa được duy trì thêm một thời gian dài rồi tan rã.
- Ý nghĩa
-nêu cao truyền thống anh hùng , bất khuất của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
-làm chậm quá trình xâm lược của thực dân pháp
-để lại nhiều bài học quý bấu về khởi nghĩa vũ trang
1
1
Nguyễn Nhật Thúy ...
07/04/2018 11:41:50
Câu 4. Trình bày nguyên nhân thất bại và ý nghĩa Lịch sử của Khởi nghĩa Yên Thế?
Nguyên nhân thất bại:
- Lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch
- Phong trào mang tính tự phát, chưa có sự liên kết với các phong trào yêu nước khác cùng thời.
Ý nghĩa: Chứng tỏ khả năng lớn lao của nông dân trong lịch sử đấu tranh của dân tộc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×