LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày đặc điểm chung của địa hình Việt Nam

7 trả lời
Hỏi chi tiết
6.378
10
2
Nguyễn Tấn Hiếu
23/04/2018 22:32:02
Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:
- Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:
+ Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.
+ Trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85%, địa hình cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.
- Cấu trúc địa hình khá đa dạng:
+ Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.
+ Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:
● Hướng Tây Bắc – Đông Nam thể hiện rõ rệt từ hưu ngạn song Hồng đến dãy Bạch Mã.
● Hướng vong cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Trường Sơn Nam,
- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:
+ Xâm thực mạnh ở miền đồi núi: trong điều kiện lớp vỏ phong hóa dày, thấm nước tốt, vụn bở, trên các sườn đất dốc, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá, hiện tượng trượt đất, đá lở.
+ Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: hệ quả của quá trình xâm thực là sự mở mang nhanh chóng, đồng bằng hạ lưu sông (đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long).
- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:
+ Con người nổ mìn khai thác đá, phá núi làm đường (hầm đèo Hải Vân)
+ Đắp đê ngăn lũ, đồng bằng sông Hồng với hệ thống đê điều dày đặc, làm phân chia thành địa hình trong và ngoài đê.
+ Phá rừng đầu nguồn, gây nên hiện tượng đất trượt đá lở; xây dựng nhà máy thủy điện…

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
2
Nguyễn Tấn Hiếu
23/04/2018 22:34:16
- đặc điểm sông ngòi bắc bộ
+ dày đặc
+ có hình nan quạt -> nước rút chậm
+ chủ yếu từ sông hồng
...... (xem bạn đó trả lời, đúng hết đó)
so sánh
giống nhau:
+ mạng lưới dày đặc
+ chủ yếu là sông nhỏ
+ có hai mùa lũ và cạn
+ nước thất thường
khác nhau:
+) Miền Bắc: mùa mưa đến sớm, nước dồi dào, lũ lên nhanh và đột ngột.
=> do gió từ vịnh Bengan thổi vào, dãy hội tụ nhiệt đới và các cơn bão thường xuyên hoạt động. Đặc biệt hệ thống sông ở đây có hình nan quạt làm cho nước lũ bị dồn nén thoát nước chậm.
+) Miền Trung: mùa mưa đến chậm hơn các miền khác, nước lũ lên nhanh và rút rất nhanh.
=> do mùa hạ gió thổi tới bị dãy Trường Sơn chắn lại nên không gây mưa, đến mùa đông gió từ cao áp Xibia (Nga) thổi tới có đi qua biển -> mang theo nhiều hơi nước bị dãy Trường Sơn chắn lại -> gây mưa lớn ở miền Trung kèm theo hoạt động của các cơn bão và địa hình ở đây ngắn và dốc ( một bên là biển một bên là đất liền) => lũ lên rất nhanh và thoát nước cũng rất nhanh.
+) Miền Nam: Mùa mưa và lũ có sự điều hòa hơn ở miền Trung Và bắc.
=> Do các con sông ở đây chủ yếu là sông Cửu Long xuất phát từ sơn nguyên tây tạng ở Trung Quốc, có tên gọi là sông MêKông. Kho tới Việt Nam thì nó đi qua biển hồ ở CamPuChia, biển hồ này giúp cho chế độ nước của các con sông này cân bằng hơn. Về mùa lũ thì nước dồn vào hồ, hạn chế lũ, còn về mùa không thì nước ở hồ lại thoát ra hạn chế khô hạn. Địa hình ở đây chủ yếu là đồng bằng rộng lớn rất bằng phẳng nên nước chảy điều hòa hơn.
4
2
Linh Nhi
24/04/2018 08:35:02
Câu 1. Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam
a. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam
* Địa hình nước ta rất đa dạng.
– Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ
+ Chủ yếu đồi núi thấp chiếm 85% diện tích
+ Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%
+ Đồi núi tạo thành một cánh cung lớn hướng ra biển đông.
– Đồng bằng lớn:
+ Đồng bằng sông Hồng
+ Đồng bằng sông Cửu Long
+ Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực
– Ngoài ra còn các đảo và quần đảo.
– Núi Bạch Mã, Mũi Nhạy….
b. Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau
– Địa hình nước ta do giai đoạn Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo dựng lên.
+ Cổ kiến tạo: các vùng núi bị ngoại lực bào mòn phá huỷ tạo nên những bề mặt san bằng, thấp, thoải.
+ Tân kiến tạo: Địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: đồi núi, đồng bằng, thềm lục địa.
– Địa hình thấp dần từ nội địa ra biển, cao ở Tây Bắc – thấp dần ở Đông Nam.
– Địa hình nước ta chủ yếu theo 2 hướng Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung, ngoài ra còn có một số hướng khác trong phạm vi hẹp.
c. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người
– Địa hình nước ta luôn bị biến đổi mạnh mẽ.
– Do tác động mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới gió mùa ẩm và do sự khai phá của con người.
– Đã xuất hiện ngày càng nhiều các địa hình nhân tạo (cac công trình kiến trúc đô thị, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh rạch,.) trên đất nước ta.
1
0
Linh Nhi
24/04/2018 08:44:17
Câu 7. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta được biểu hiện
- Tính chất nhiệt đới:
+ Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.
+ Tổng bức xạ lớn, bức xạ dương quanh năm khiến cho nhiệt độ trung bình năm cao. Nhiệt độ trung bình năm lớn hơn 20 độ C. Tổng số giờ nắng tùy noi từ 1400-3000 giờ/ năm.
- Lượng mưa, độ ẩm lớn:
+ Lượng mưa lớn, lượng mưa trung bình năm từ 1500-2000mm, ở sườn đón gió biển và và các khối núi cao có thể lên đến 3500-4000mm.
+ Độ ẩm không khí cao, trên 80% cân bằng ẩm luôn dương.
- Gió mùa:
Có 2 mùa gió chính là gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Gió Tín phong chỉ hoạt động xen kẽ gió mùa và chỉ mạnh lên rõ rệt vào thời kì chuyển tiếp giữa hai mùa gió.
*Gió mùa mùa đông: (gió mùa ĐB)
-Từ tháng XI đến tháng IV
-Nguồn gốc: cao áp lạnh Sibia
-Hướng gió Đông Bắc.
-Phạm vi: miền Bắc (d.Bạch Mã trở ra)
* Đặc điểm:
+Nửa đầu mùa đông: lạnh, khô
+Nửa sau mùa đông: lạnh, ẩm, có mưa phùn (vùng ĐBSH,BTB).
Riêng từ Đà Nẵng trở vào, gió tín phong BBC thổi theo hướng ĐB gây mưa vùng ven biển miền Trung, còn Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.
*Gió mùa mùa hạ: (gió mùa TN)
-Từ tháng V đến tháng X
-Hướng gió Tây Nam.
+Đầu mùa hạ: khối khí nhiệt đới Bắc Ấn Độ Dương thổi vào gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên, riêng ven biển Trung Bộ và phần nam của Tây Bắc có hoạt động của gió Lào khô, nóng.
+Giữa và cuối mùa hạ: gió tín phong từ Nam Bán Cầu di chuyển và đổi hướng thành gió Tây Nam, gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Cùng với dải hội tụ nhiệt đới gây mưa cho cả 2 miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ.
Riêng Bắc Bộ gió này thổi theo hướng ĐN (do ảnh hưởng áp thấp Bắc Bộ).
1
1
Linh Nhi
24/04/2018 08:57:51
Câu 8
Đất feralit
-Phân bố: Đất feralit trên đá badan ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, đất feralit trên đá vôi ở Đông Bắc, Tây Bắc...
- Đặc điểm :
+ Nhóm đất feralit chiếm S lớn và phân bố chủ yếu ở các vùng miền núi trung du.
+ Đất feralit có nguồn gốc được hình thành từ quá trình phong hoá các loại đá mẹ (đá gốc).
+ Đất feralit của nước ta nhìn chung là khá màu mỡ có tầng phong hoá dầy, có hàm lượng các ion sắt, nhôm, titan, magiê khá cao.
+ Đất feralit gồm nhiều loại khác nhau nhưng điển hình là một số loạI sau đây:
· Đất feralit đỏ vàng phân bố nhiều nhất ở trung du miền núi phía Bắc và thích hợp nhất với trồng chè búp, sơn, hồi, lạc, mía.
· Đất đỏ bazan phong hoá từ các đá bazan có màu nâu đỏ, phân bố nhiều nhất ở Tây Nguyên, ĐNB, Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An. Đất này rất tốt thích hợp với trồng cà phê, cao su, tiêu, điều.
· Đất đỏ đá vôi phân bố trong các thung lũng đá vôi và hình thành phong hoá từ đá vôi có màu nâu đỏ. Đất này khá tốt và thích hợp nhất với trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả mà điển hình là lạc, mía, cam, dừa.
· Đất feralit mùn trên núi phân bố ở các vùng núi cao phía Bắc, đất nhiều mùn thích hợp nhất trồng các cây dược liệu (tam thất,..) và các cây ăn quả (đào, mận…) cận nhiệt và ôn đới.
· Đất phù sa cổ (đất xám) phân bố nhiều nhất ở vùng ĐNB, đất này có thể sử dụng để trồng cao su, lạc, mía…nhưng phải đầu tư cải tạo.
· Ngoài các loại đất feralit nêu trên nước ta còn một số loại đất feralit khác có chất lượng xấu: đất trống đồi trọc, đất trơ sỏi đá, đất đá ong hoá…
Đất phù sa
-
Phân bố: Tập trung tại các vùng đồng bằng châu thổ và các đồng bằng nhỏ khác
-Đặc điểm :
+ Đất phù sa chiếm S nhỏ và phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng.
+ Đất phù sa được hình thành do quá trình bồi đắp của phù sa sông.
+ Đất phù sa của nước ta rất màu mỡ trong đó có hàm lượng đạm, lân, kali khá cao và rất thích hợp với trồng các cây ngắn ngày.
+ Trong nhóm đất phù sa gồm những loại đất chính sau:
· Đất phù sa được bồi hàng năm phân bố ở các vùng Đông Bắc, ven sông, ven biển, ngoài đê. Đất này rất tốt nhưng vì bị ngập nước thường xuyên vào mùa mưa nên chỉ được sử dụng để trồng hoa màu vào mùa khô.
· Đất phù sa không được bồi hàng năm phân bố ở các vùng Đông Bắc, ven sông, biển, trong đê. Đất này rất tốt vì được con người chăm bón thường xuyên và hiện nay đây là địa bàn chính để sản xuất lương thực thực phẩm của cả nước.
· Đất phù sa ngập mặn ven biển phân bố dọc ven biển từ Bắc vào Nam nhưng nhiều nhất là ở ven biển ĐBSH và ĐBSCL. Đất này phù hợp với trồng: cói, sú, vẹt, bần đước và rất tốt với nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ.
· Đất phù sa nhiễm phèn phân bố trên diện S lớn ở vùng Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên. Đất này cần phải cải tạo mới có ý nghĩa với phát triển nông nghiệp.
· Đất cát ven biển phân bố dải rác dọc bờ biển từ Bắc vào Nam. . Đất này có thể sử dụng để trồng một số cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, đậu...) và các loại hoa màu lương thực: ngô, khoai, sắn.
Đất mùn núi cao
-
Phân bố: vùng núi cao trên 2000m
-Đặc điểm:
Khi lên núi cao, nhiệt độ giảm dần, đất feralit chuyển dán sang các loại đất mùn feralit và đất mùn núi cao, hình thành dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao. Nhóm đất này chiếm khoảng 11% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là đất rừng đầu nguồn cần được bảo vệ.
2
0
Linh Nhi
24/04/2018 09:07:25
Câu 9
* Ðất chính là một dạng tài nguyên vật liệu của con người. Chúng ta có thể hiểu đất với 2 nghĩa khác nhau: một là đất đai dùng để ở hay xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ con người, hai là thổ nhưỡng dùng để làm mặt bằng sản xuất nông lâm nghiệp.
Ðất theo nghĩa là thổ nhưỡng chính là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời được hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: động thực vật, đá gốc, khí hậu, địa hình và thời gian.
Thành phần trong cấu tạo của đất bao gồm các hạt khoáng chiếm cao nhất là khoảng 40%, hợp chất humic chiếm 5%, không khí là 20% và nước là 35%.
Giá trị tài nguyên đất đo bằng số lượng diện tích (ha hay là km2) và độ phì nhiêu (độ mầu mỡ thích hợp để trồng cây công nghiệp và cây lương thực).
* Biện pháp:
- Cày sâu, bừa kĩ; kết hợp bón phân hữu cơ.
- Làm ruộng bậc thang.
- Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh.
- Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên.
- Bón vôi
2
0
Linh Nhi
24/04/2018 09:13:33
Câu 6
* Giá trị của sông ngòi:
Sông ngòi nước ta có giá trị to lớn về nhiều mặt. Nhân dân ta đã khai thác, sử dụng, cải tạo sông ngòi từ lâu đời.
Nền văn minh sông Hồng gắn liền với nghề trồng lúa nước và lịch sử chinh phục dòng sông đã qua mấy nghìn năm. Ngày nay, hàng trăm công trình thủy lợi, thủy điện như Hòa Bình, Trị An, Dầu Tiếng... tiếp tục khai thác mọi nguồn nước và phù sa phục vụ sản xuất và đời sống.
* Biện pháp bảo vệ sự trong sạch của dòng sông:
– Xử lí nước thải công nghiệp, nông nghiệp,… trước khi đưa vào sông; không đổ rác thải công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt xuống sông.
– Không đổ các vật liệu chìm đắm cản trở dòng chảy tự nhiên.
– Nghiêm cấm đánh bắt thủy sản bằng hóa chất, điện.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Địa lý Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư