Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày đặc điểm chung của lưỡng cư? Đặc điểm cấu tạo ngoài của lưỡng cư? Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học?

C1;trình bày đặc điểm chung của lưỡng cư
C2;đặc điểm cấu tạo ngoài của lưỡng cư
c3:thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học?kể tên và nêu ưu điểm và hạn chế biện pháp đấu tranh sinh học
C4:chúng ta phải làm gì để bảo vệ và giúp thú phát triển?
C5 vì sao chim có tốc độ tiêu hoá cao hơn bò sát?
C6:nêu các biện pháp bảo vệ các loài động vật quý hiếm
10 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
482
0
0
Ori
28/04/2019 15:01:19
C1 : Đặc điểm chung của Lưỡng cư
- Môi trường sống: Nước và cạn
- Da: Trần, ẩm ướt
- Cơ quan di chuyển: Bốn chân có màng ít hoặc nhiều
- Hệ hô hấp: Mang (nòng nọc), phổi và da (trưởng thành)
- Hệ tuần hoàn: Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn
- Sự sinh sản: Đẻ trứng, thụ tinh ngoài
- Sự phát triển cơ thể: Biến thái
- Đặc điểm nhiệt độ cơ thể: Biến nhiệt

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Ori
28/04/2019 15:05:52
C3: Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học?
Biện pháp đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng những đặc điểm đối kháng nhau giữa các loài sinh vật nhằm tạo ra lợi ích cho con người (sử dụng thiên địch) hoặc gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh ở động vật gây hại nhằm hạn chế tác động gây hại của chúng.
Kể tên các biện pháp đấu tranh sinh học.
+) Sử dụng thiên địch
- Sử dụng thiên địch để tiêu diệt sinh vật có hại
- Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật có hại
+) Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại
+) Gây vô sinh diệt động vật gây hại
Nêu ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học?
*Ưu điểm:
Sử dụng đấu tranh sinh học đã mang lại những hiệu quả cao, tiêu diệt những loài sinh vật có hại, thế hiện nhiều ưu điếm so với thuốc trừ sâu, diệt chuột. Những loại thuốc này gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm rau, quả, ảnh hưởng xấu tới sinh vật có ích và sức khỏe con người, gây hiện tượng quen thuốc, giá thành còn cao.
*Hạn chế:
- Nhiều loài thiên địch được di nhập, vì không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém. Ví dụ, kiến vông được sử dụng đê diệt sâu hại lá cam, sẽ không sống được ở những địa phương có mùa đông quá lạnh.
— Thiên địch không diệt hết được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng. Vì thiên địch thường có số lượng ít và sức sinh sản thấp, chỉ bắt được những con mồi yếu hoặc bị bệnh. Khi thiên địch kém phát triển hoặc bị tiêu diệt, sinh vật gây hại được miễn dịch, thì sinh vật gây hại lại tiếp tục phát triển.
— Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển. Ví dụ để diệt một loài cây cảnh có hại ở quần đảo Hawai, người ta đã nhập 8 loài sâu bọ là thiên địch của loài cây cảnh này. Khi cây cảnh bị tiêu diệt, đã làm giảm số lượng chim sáo chuyên ăn cây cảnh, nên làm tăng số lượng sâu hại ruộng mía vôn là mồi của chim sáo. Kết quả là diệt được một loài cây cảnh có hại song sán lượng mía đã bị giam sút nghiêm trọng.
— Một loài thiên địch vừa có thể có ích, vừa có thể có hại:
Ví dụ, đôi với nông nghiệp, chim sẻ có ích hay có hại? Vấn đề này trước đây được tranh luận nhiều:
+ Chim sẻ vào đầu xuân, thu và đông, ăn lúa, thậm chí ở nhiều vùng còn ăn cả mạ mới gieo. Vậy chim sẻ là chim có hại.
+ Về mùa sinh sản, cuối xuân đầu hè, chim sẻ ăn nhiều sâu bọ có hại cho nông nghiêp. Vậy là chim sẻ có ích.
Qua thực tê, có một giai đoạn Trung Quốc tiêu diệt chim sẻ (vì cho ràng chim sẻ có hại), nên đã bị mất mùa liên tiếp trong một số năm. Thực tế đó đã chứng minh chim sẻ là chim có ích cho nông nghiệp.
0
0
Ori
28/04/2019 15:07:55
C6: Biện pháp :
- Xây dựng các khu bảo tồn, vườn quốc gia.
- Bảo vệ rừng và môi trường sống của chúng.
- Ngăn chặn, nghiêm cấm mọi hành vi săn bắt, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép động vật quý hiếm, Những hành vi vi phạm sẽ bị truy cứu và xử lí nghiêm khắc.
- Tuyền truyền, giải thích, vận động mọi người bảo vệ động vật quý hiếm.
- Mỗi người cần có ý thức trong việc bảo vệ động vật quý hiếm.
0
0
Ori
28/04/2019 15:10:20
C5: Vì ở chim : thực quản có diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ -> tốc độ tiêu hóa cao hơn
0
0
1
0
doan man
28/04/2019 15:19:09
C1;trình bày đặc điểm chung của lưỡng cư
-------------
- Lưỡng cư là động vật có xương sống
- Thích nghi với môi trường vừa ở nước, vừa ở cạn
- Da trần, ẩm ướt
- Hô hấp bằng phổi và da
- Di chuyển bằng 4 chi
- Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn máu đi nuôi cơ thể là máu pha
- Thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái
- Là động vật biến nhiệt
1
0
doan man
28/04/2019 15:20:33
C2;đặc điểm cấu tạo ngoài của lưỡng cư
--------------------
- Đặc điểm cấu tạo ngoài:
+ Da khô, có vảy sừng bao bọc
+ Có cổ dài
+ Mắt có mi cử động, có nước mắt
+ Màng nhĩ nằm trong 1 hốc nhỏ bên đầu
+ Thân dài, đuôi rất dài
+ Bàn chân có 5 ngón, có vuốt
- Đời sống:
+ Sống ở nơi khô ráo, thích phơi nắng
+ Ăn sâu bọ
+ Có tập tính trú đông trong hang đất khô
+ Là động vật biến nhiệt
- Vai trò:
+ Làm thức ăn cho người
+ Một số lưỡng cư làm vật thí nghiệm cho nghiên cứu khoa học
+ Diệt sâu bọ gây hại cho cây trồng
+ Tiêu diệt sinh vật trung gian như ruồi muỗi
+ Làm thuốc chữa bệnh
1
0
doan man
28/04/2019 18:31:18
c3:thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học?kể tên và nêu ưu điểm và hạn chế biện pháp đấu tranh sinh học
-----------------------------------
* Khái niệm: Là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các sinh vật hại gây ra.
* Có 3 biện pháp đấu tranh sinh học:
+ Sử dụng thiên địch:
– Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại. VD: cá ăn bọ gậy và ăn ấu trùng sâu bọ
– Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại. VD: Ong mắt đỏ đẻ trứng nên trứng sâu xám ấu trùng nở ra đục và ăn trứng sâu xám.
+ Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại. VD: Dùng vi khuẩn Myoma gây bệnh cho thỏ
+ Gây vô sinh diệt động vật gây hại. VD: Để diệt loài ruồi gây loét da ở bò, người ta đã làm tuyệt sản ruồi đực
* Ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học:
+ Ưu điểm
- Tiêu diệt nhiều sinh vật gây hại.
– Tránh ô nhiễm môi trường
+ Hạn chế:
– Chỉ có hiệu quả ở ni có khí hậu ổn định
– Thiên địch không diệt được triệt để sinh vật gây hại
– Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển
1
0
doan man
28/04/2019 18:32:35
C4:chúng ta phải làm gì để bảo vệ và giúp thú phát triển?
----------------------
1- cần có kiến thức về đa dạng sinh học và hiểu được, nhận thức được vai trò quan trọng của nguồn lợi
2-tuyên truyền giáo dục đến mọi người
4-có biện pháp xử lý các rác thải, hóa chất công nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp,....
5-không xả rác,chất thải ra ngoài môi trường nượ́c làm chết cá
6-Sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả
7-phát triển ,nhân giống và tạo điều kiện thuận lợi cho cá sinh sống và phát triển
1
0
doan man
28/04/2019 18:34:37
C6:nêu các biện pháp bảo vệ các loài động vật quý hiếm
-------------------
- Xây dựng các khu bảo tồn, rừng bảo tồn động vật
- Tuyên truyền để nhân dân cùng bảo vệ động vật
- Không săn bắn các loài động vật quý hiếm cũng như các loài động vật khác.
- Không phá nơi ở của chúng.
- cần đẩy mạnh việc chăn nuôi
- Trồng cây xanh.
- Không ăn thịt và không sử dụng những sản phẩm từ động vật quý hiếm.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×