Trần Hưng Đạo tên thật là Trần Quốc Tuấn ông là một nhà chính trị, nhà quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần. Ông được biết đến trong lịch sử Việt Nam với việc chỉ huy quân đội đánh tan ba cuộc xâm lược của quân Mông- Nguyên thế kỷ năng
Gia Cát Lượng sinh năm 181, đúng mùa thu của năm Tân Dậu tại Dương Đô, ngày nay thuộc huyện Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ông sinh vào thời Hán Linh Đế, tức đời nhà Đông Hán.
Ông là con trai của Gia Cát Khuê, từng làm chức Quận thừa tại Thái Sơn, thời nhà Hán mạt. Ông là con trai thứ hai, có anh là Gia Cát Cẩn và em là Gia Cát Quân. Vì cha mất sớm nên ông và em trai mình là Gia Cát Quân sống cùng với người chú là Gia Cát Huyền, giữ chức vụ Dự chương thái thú cho Viên Thuật. Gia Cát Cẩn, anh trai của Gia Cát Lượng vì tránh loạn nên đến Giang Đông, lúc này, gặp đúng lúc Tôn Sách chết nên đã ở lại đây phục vụ cho Tôn Quyền.
năng
Gia Cát Lượng sinh năm 181, đúng mùa thu của năm Tân Dậu tại Dương Đô, ngày nay thuộc huyện Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ông sinh vào thời Hán Linh Đế, tức đời nhà Đông Hán.
Lượng
Thực tế thì gia đình của Gia Cát Lượng được xem như là khá có tiếng tăm và có qua lại cũng như giao du với quan lại, các vị nhân sĩ ở trong vùng, địa phương. Điều này trái ngược hoàn toàn với những lời mà dân gian hay mô tả về nhà Gia Cát Lượng với việc “mai danh ẩn tích” hay có “cuộc sống thần bí”.
Sau này, khi người chú mất thì cả 3 anh em Gia cát Lượng đều đã làm quan trong triều. Người anh cả là Gia Cát Cẩn làm quan ở bên Đông Ngô, người em út Gia Cát Quân làm quan cùng với ông tại nước Thục Hán.
Với Gia Cát Lượng, ông không hề muốn làm một đế vương, hay trở thành vị quan địa phương. bản thân ông hiểu rõ mình muốn trở thành một quân sư, một đại phần hỗ trợ và phò tá cho một vị minh chủ có thể lập nên nghiệp lớn trong tương lai. Đó là một trong những lí do vì sao Gia Cát Lượng lại đồng ý hỗ trợ cho Lưu Bị sau này.
Về quá trình dùi mài kinh sử của mình thì Gia Cát Lượng là một minh chứng cho việc rất thích đọc sách. Thế nhưng, khác với những người bạn của mình, Gia Cát Lượng không đọc sách một cách tỉ mỉ từng câu chữ mà chủ yếu là xem xét một cách khái quát và đại lược cuốn sách. Cách đọc sách này của ông đã được Dịch Trung Thiên đánh giá là “như vậy mới được coi là biết đọc sách”.
Theo Tam quốc chí thì thầy của Gia Cát Lượng chính là Bàng Đức Công, người ở Tương Dương. Theo như trong sách thì ban đầu, Bàng Đức Công không dạy bảo gì Gia Cát Lượng mà chỉ mặc ông tới nhà một mình rồi quỳ lạy dưới giường. Mãi sau này thì Bàng Đức công mới chịu dạy bảo cho Gia Cát Lượng. Và đây cũng chính là người đã đặt cái tên Ngọa Long cho Gia Cát Lượng, cùng với đó chính là các tên như Phượng Sồ (Bàng Thống) và Thủy Kính .
Đây được xem là như lời giải đáp cho việc nhận định rằng, trong gia tộc Gia Cát thì Gia Cát Lượng chính là người giỏi nhất. Vì thế mà đời sau thường có câu là “Thục được rồng, Ngô được hổ, Ngụy được chó”. Ở đây, nhà Thục tức Lưu Bị có được cả 2 anh em của gia tộc Gia Cát đó là Gia Cát Lượng và Gia Cát Quân