2,
Các biện pháp để giải quyết nạn đói, dốt và khó khăn về tài chính của nước ta trong những năm giải phóng
Nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính cúng chẳng khác nào giặc ngoại xâm bởi nếu không được giải quyết nhanh chóng, kịp thời nó có thể khiến cho cách mạng bị thất bại. Chính chủ tịch Hồi Chí Minh đã nói rằng: nếu cách mạng không mang lại ấm no cho nhân dân thì cahcs mạng chẳng có ý nghĩa gì. Vì vậy, ngay sau cách mạng tháng tám, Đảng đã lãnh đạo nhân dân tập trung giải quyết những khó khăn đó.
Giải quyết nạn đói
Biện pháp trước mắt để khắc phục là tổ chức quyên góp, tiết kiệm, chống đầu cơ tích trữ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi “nhường cơm sẻ áo”: “Khi cúng ta nâng bát cơm lên ăn, chúng ta hãy nghĩ tới đồng bào còn đói khổ. Vì vậy, tôi đề nghị đồng bào, cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi bữa một bơ,đem gạo đó để cứu dân nghèo”.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác, phong trào hũ gạo tiết kiệm”, “ngày đồng tâm”… đã diễn ra rộng khắp trên cả nước.
Tuy nhiên, để giải quyết căn bản nạn đói thì tăng gian sản xuất là biện pháp hàng đầu và có tính chất lâu dài. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn dân “Tăng gia sản xuất! tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa!”. Một phong trào thi đua đẩy mạnh tăng gia sản xuất dấy lên trên cả nước với khẩu hiệu “Tấc đất tấc vàng!” “Không một tấc đất bỏ hoang!”
Để khuyến khích nông dân, chính phủ đã cho bãi bỏ các thứ thuế vô lí: thuế thân…của chế độ cũ; thực hiện giảm tô 25%, giảm thuế 20%, tạm cấp ruộng đất bỏ hoang và ruộng đất vawngns chủ cho nông dân sản xuất.
Nhờ các biện pháp tích cực nêu trên, vụ mùa năm 1946 ta đã thu hoạch được 1,15 triệu tấn thóc. Nạn đói được đẩy lùi, đời sống nhân dân di vào ổn định.
Giải quyết nạn dốt.
Thấm nhuần tư tưởng “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, ngày 9-8-1945, chính phủ đã ra sắc lệnh thành lập “Nha Bình dân học vụ” chuyên trách về chống “giặc dốt” và ra lời kêu gọi nhân dân hưởng ứng phong trào xóa nạn mù chữ. Phong trào đã diễn ra sôi nổi với phương châm: con không biết thì học cha, ông không biết thì học cháu; người biết nhiều dạy người biết ít, người biết ít dạy người không biết. Sau 1 năm đã tổ chức 76000 lớp học, xóa mù chữ cho 2,5 triệu người.
Bên cạnh công tac xoa mù chữ, xây dựng hệ thống giáo dục mới cung được chú trọng nhằm đào tạo những công dân và cán bộ trung thành, có năng lực phụng sự tổ quốc. Nội dung và phương pháp giáo dục bước đầu được đổi mới theo tinh thần dân tộc, dân chủ. Hệ thống trường học các cấp được xây dựng trong đó có cả các trường đại học. Chữ Quốc ngữ được chọn làm văn bản chính thức của quốc gia.. Nhân ngày khai trường đầu tiên năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho các em học sinh để cổ vũ và khai sáng cho nền giáo dục mới, Bác dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước lên dài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, dó chính là nhờ công học tập của các cháu”
Khó khăn tài chính.
Để khắc phục tình trạng trống rỗng về ngân sách, Chính phủ kêu gọi tinh thần ủng hộ tự nguyện của nhân dân cả nước. Hưởng ứng cuộc vận động xây dựng “Quỹ độc lập”, “Tuần lễ vàng” do Chính phủ phát động, nhân dân đã đóng góp được 370kg vàng, 20 triệu đồng vào “Quỹ độc lập” và 40 triệu đồng vào “Quỹ đảm phụ quốc phòng”
Để đảm bảo một nền tài chính tự chủ, vững chắc, lâu dài, Quốc hội đã cho phát hành tiền Việt Nam mới thay cho tiền Đông Dương trước đây.
Những thắng lợi trên mặt trận chống giặc đói, giặc dốt đã giải quyết được những khó khăn trước mắt, bước đầu tạo ra cơ sở vật chất cho đất nước. Những thắng lợi đó chính là nguồn nội lực bên trong giúp chúng ta ngày càng vững chắc để chống lại các thế lực xâm lược từ bên ngoài.