Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày những điều kiện thuận lợi về mặt tự nhiên và kinh tế xã hội để phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ

4 trả lời
Hỏi chi tiết
1.255
2
0
Lưu Ly
27/02/2018 19:44:00
Thuận lợi
- Vị trí địa lí: giáp Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ, Hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia. Vì thế, Tây Nguyên có điều kiện để mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá với các vùng trong nước và các nước trong Tiểu vùng Mê Công.
- Điều kiện tự nhiên:
+ Đất: Các cao nguyên xếp tầng. Phần lớn là đất feralit hình thành trên đá badan, địa hình tương đốì bằng phẳng nên rất thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn.
+ Khí hậu cận xích đạo, lại có sự phân hóa theo độ cao. Vì thế, ở Tây Nguyên có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) và cả các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè,...) khá thuận lợi.
+ Tài nguyên nước khá phong phú, nhất là tài nguyên nước ngầm, rất quan trọng cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp vào mùa khô. Trữ năng thủy điện và thủy lợi trên các sông Xê Xan, Xrê Pôk và thượng nguồn sông Đồng Nai tương đối lớn.
+ Rừng chiếm tới 36% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước. Trong rừng còn nhiều rừng gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiên, trắc, sến), nhiều chim, thú quý (voi, bò tót, gấu...).
+ Khoáng sản có bôxit với trữ lượng hàng tỉ tấn.
+ Tài nguyên du lịch sinh thái rất phong phú. Đà Lạt là thành phố nghỉ mát trên núi nổi tiếng.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Số dân gần 4,9 triệu người, chiếm 5,8% số dân cả nước (năm 2006).
+ Là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người (Xêđăng, Bana, Giarai, Êđê, Cơho, Mạ, Mơnông...) với truyền thống văn hoá độc đáo.
+ Có các di sản về văn hóa, lễ hội độc đáo... thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Nguyễn Thành Trương
27/02/2018 19:46:12
Thuận lợi
- Vị trí địa lí:
+ Kề liền Đông Nam Bộ, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đông Nam Bộ trong quá trình phát triển.
+ Có vùng biển rộng lớn với các cảng nước sâu, kín gió, sân bay quốc tế Đà Nẵng và các tuyến đường bộ chạy theo hướng đông - tây, mở mối giao lưu với Tây Nguyên và xa hơn tới Cam-pu-chia và Thái Lan.
- Về tự nhiên:
+ Một dải lãnh thổ hẹp nằm ở phía đông của Trường Sơn Nam, phía bắc có dãy núi Bạch Mã làm ranh giới tự nhiên với Bắc Trung Bộ, phía nam là Đông Nam Bộ.
+ Các nhánh núi ăn ngang ra biển đã chia nhỏ phần duyên hải thành các đồng bằng nhỏ hẹp, tạo nên hàng loạt các bán đảo, các vũng vịnh và nhiều bãi biển đẹp.
+ Có tiềm năng lo lớn về phát triển đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
+ Khoáng sản chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng, đặc biệt là các mỏ cát làm thủy tinh ở tỉnh Khánh Hoà, vàng ở Bồng Miêu (Quảng Nam); dầu khí (thềm lục địa cực Nam Trung Bộ).
+ Tiềm năng thủy điện không lớn nhưng có thể xây dựng các nhà máy thủy điện công suất trung bình và nhỏ trên một số sông.
+ Rừng có nhiều gỗ, chim và thú quý. Diện tích rừng hơn 1,77 triệu ha, độ che phủ rừng là 38,9%, trong đó hơn 97% là rừng gổ.
+ Đồng bằng nhỏ hẹp, đất cát pha và đất cát là chính, nhưng cũng có những đồng bằng màu mỡ như đồng bằng Tuy Hoà (Phú Yên). Các vùng gò đồi thuận lợi cho chăn nuôi bò, dê, cừu.
- Về kinh tế - xã hội:
+ Số dân gần 8.9 triệu người, 10,5% số dân cả nước (năm 2006).
+ Có nhiều dân tộc ít người (các nhóm dân tộc ở Trường Sơn - Tây Nguyên người Chăm).
+ Có một chuỗi đô thị tương đối lớn như Đà Nấng, Quy Nhcỉn, Nha Trang, Phan Thiết.
+ Là vùng đang thu hút các dự án đầu tư của nước ngoài.
+ Có các di tích văn hoá thế giới là Phố cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam).
0
1
Nguyễn Thành Trương
27/02/2018 19:46:58
Các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ đều có núi, gò đồi ở phía tây, dải đồng bằng hẹp phía đông bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ngang sát biển, bờ biển khú Vùng nước mặn, nước lợ ven bờ thích hợp cho nghề nuôi trồng thuỷ sản (nuôi tôm hùm, tôm sú). Trên một số đảo ven bờ từ tỉnh Quảng Nam đến tỉnh Khánh Hoà có nghề khai thác tổ chim yến (yến sào) đem lại giá trị kinh tế cao. Các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên Biển Đông của nước ta có ý nghĩa lớn về kinh tế và quốc phòng.
Đất nông nghiệp ở các đồng bẳng hẹp ven biển thích hợp để trồng lúa, ngô, sắn, khoai, rau quả và một số cây công nghiệp có giá trị như bông vải, mía đường. Vùng đất rừng chân núi có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc lớn, đặc biệt là nuôi bò đàn. Ngoài gỗ, rừng còn một số đặc sản quý như quế, trầm hương, sâm quy, kì nam và một số chim thú quý hiếm.
Khoáng sản chính của vùng là cát thuỷ tinh, titan, vàng.
Duyên hải Nam Trung Bộ là vùng thường bị hạn hán kéo dài ; thiên tai gây thiệt hại lớn trong sản xuất và đời sống, đặc biệt trong mùa mưa bão.
Có nhiều vũng, vịnh.
1
0

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500K