LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày quá trình đấu tranh giành độc lập của các nước Mĩ La tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai?

Câu 1: Nhưngc nét chủ yếu về tổ chức ASEAN( bối cảnh thành lập, mục tiêu chính sách, sự mở rộng về tổ chức và quá trình hoạt động)?
Câu 2: Trình bày quá trình đấu tranh giành độc lập của các nước Mĩ La tinh sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu3: Phong trào giải phóng dân tộc ở Châu phi sau chiến tranh thế giới thứ hai đã giành được thắng lợi to lớn như thế nào? Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam phi được xếp vào phong trào giải phóng dân tộc?
Làm ơn giúp em với ạ
6 trả lời
Hỏi chi tiết
822
2
0
Thanh Hằng Nguyễn
10/01/2019 20:36:50
cau 1
*Hoàn cảnh ra đời:
- Sau khi giành được độc lập và đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
- Nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm: Hợp tác phát triển kinh tế, hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
⟹ Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước thành viên: Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Xingapo, Thái Lan.
*Mục tiêu họat động:
Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
doan man
10/01/2019 20:39:02
câu 1.
Sau khi giành được độc lập và đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Đông Dương ngày càng không thuận lợi, khó tránh khỏi thất bại.
Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng Anh là ASEAN) đã được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước : In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.
Hội nghị đã ra bản Tuyên ngôn thành lập ASEAN, sau này được gọi là Tuyên bố Băng Cốc, xác định mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
Mùa xuân năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia kết thúc thắng lợi. Sau đó không lâu, tháng 2 - 1976, các nước ASEAN đã kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a).
Hiệp ước Ba-li xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên như : cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình ; hợp tác phát triển có kết quả...
Lúc này, quan hệ giữa ba nước Đông Dương và các nước ASEAN được cải thiện rõ rệt, thể hiện ở việc thiết lập các quan hệ ngoại giao và bắt đầu có những chuyến thăm lẫn nhau của nhiều quan chức cấp cao.
Tháng 12-1978, theo yêu cầu của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Cam-pu-chia, quân tình nguyện Việt Nam tiến vào Cam-pu-chia cùng với nhân dân nước này lật đổ chế độ diệt chủng tàn bạo của tập đoàn Pôn Pốt - Iêng Xa-ri. Do sự kích động và can thiệp của một số nước lớn, quan hệ giữa ba nước Đông Dương và các nước ASEAN lại trở nên căng thẳng, đối đầu nhau.
Cũng trong thời kì này, từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế nhiều nước ASEAN đã có những chuyển biến mạnh mẽ và đạt được sự tăng trưởng cao. Các nước này đã chuyển sang thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu - thúc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá, gắn thị trường trong nước với bên ngoài.
Từ năm 1968 đến năm 1973, kinh tế Xin-ga-po bình quân hằng năm tăng khoảng 12% và trở thành “con rồng” ở châu Á. Từ năm 1965 đến năm 1983, ở Ma-lai-xi-a, tốc độ tăng trưởng là 6,3% mỗi năm. Trong những năm 80 của thế kỉ XX, kinh tế Thái Lan có tốc độ tăng trưởng cao : từ năm 1987 đến năm 1990, tốc độ tăng trưởng mỗi năm là 11,4%.
mục tiêu tăng cường hợp tác giữa các quốc gia châu Á và châu Âu, đặc biệt giữa các thành viên Liên minh châu Âu và ASEAN. ASEAN, được đại diện bởi vị Tổng thư ký của mình, là một trong 45 đối tác ASEM. Họ cũng chỉ định một đại diện trong ban quản lý Quỹ Á-Âu (ASEF), một tổ chức văn hoá xã hội gắn liền với cuộc Gặp gỡ.
1
0
Thanh Hằng Nguyễn
10/01/2019 20:40:17
2
Trình bày những nét chính về quá trình đấu tranh giành độc lập ở các nước Á, Phi, Mỹ Latinh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai
-----------------------------------
Châu Á: trước chiến tranh thế giới thứ 2 đều bị đế quốc thực dân áp bức bốc lột
- sau chiến tranh thế giới thứ 2:
+ Hầu hết đều giành đc độc lập dân tộc: TQ, VN, lào, Cam-pu-chia
+ thường xuyên diễn ra chiến tranh, xung đột, chiến tranh sắc tộc, tôn giáo
Châu Phi:
sau chiến tranh thế giới thứ 2, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi
+ AI Cập,An- giê - ri
+ năm 1960, có 17 quốc gia tuyên bố độc lập
=> gọi là nam châu phi
- hệ thống thuộc địa của đế quốc lần lượt tan rã
Mĩ Latinh
- những thập niên đầu thế kỉ 19, nhiều nc giành đc độc lập dân tộc nhưng sớm trở thành sân sau của Mĩ
- Những năm 60-80 , cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc lên cao
=> " lục địa bùng cháy"
1
0
doan man
10/01/2019 20:40:33
câu 2. Những thắng lợi của cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân Mĩ Latinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm:
- Ngày 1/1/1959: chế độ độc tài Batixta sụp đổ, nước Cộng hòa Cuba ra đời.
- Từ thập kỉ 60 – 70, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ giành độc lập ở khu vực phát triển mạnh mẽ:
+ Năm 1964: phong trào đấu tranh của nhân dân Panama đòi thu hồi chủ quyền kênh đào diễn ra sôi nổi, buộc Mĩ phải từ bỏ quyền chiếm kênh đào.
+ Năm 1983: ở vùng Caribê đã có 13 quốc gia độc lập.
- Nhiều cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ ở Mĩ Latinh, biến châu lục này thành “lục địa bùng cháy”.
⟹ Chính quyền độc tài ở nhiều nước Mĩ Latinh đã bị lật đổ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thiết lập.
0
0
doan man
10/01/2019 20:45:34
câu 3. Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam phi được xếp vào phong trào giải phóng dân tộc?
___________
vì cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam phi là một hình thái của chủ nghĩa thực dân.
1
0
NguyễnNhư
06/01 22:34:06
câu 1:
b, mục tiêu
-  hợp tác phát triển kinh tế văn hoá thông qua nỗ lực chung của các thành viên

sự mở rộng các nước thành viên
-   Ngày 8/8/1967 năm thàh viên sáng lập tổ chức ASEAN: indonexia, malaixia, philippin, thái lan, Xin-ga-po
 - năm 1984 sau khi giành được độc lập, bru-nay đã gia nhập tổ chức ASEAN và trở thành thành viên thứ 6 
- từ đầu những năm 90 của thé kỉ XX, xu hướng nổi bật của ASEAN là sự mở rộng các thành viên. Ngày 28/7/1995, Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN và trở thành thành viên thứ 7. Năm 1997, Lào và Mi - an- ma cũng tham gia ASEAN . năm 1999, Cam-pu-chia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN
=> Như vậy, cuối những năm 90 của TK xx ASEAN từ 6 nước thành 10 nước thành viên
Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước ĐNÁ cùng đứng trong 1 tổ chức thống nhất. Trên cơ sở đó ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng khu vực Đông Nam Á hoà bình, ổn định để cùng nhau phát triển



 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư