1. Quá trình đô thị hóa trên thế giới:Trong thế kỷ XX, sự gia tăng dân số quá nhanh và không kiểm soát được xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Theo các chuyên gia Liên Hợp Quốc, đến năm 2030 dân số thế giới sẽ vượt qua ngưỡng 8 tỷ.
Phần lớn nguyên nhân của đô thị hoá nảy sinh do khát vọng phát triển cấu trúc không gian của đô thị. Cùng với sự xuất hiện các khu đô thị mới, khu công nghiệp và những thành phố chính là sự thay đổi của các đô thị có sẵn về lượng một cách rõ ràng nhất. Đó là một hiện tượng tất yếu trên con đường phát triển của loài người nhưng nếu chúng ta không đi đúng hướng sẽ rất có hại cho môi trường và cho sức khỏe của con người.
Khi thành phố ngày càng được mở rộng thì những vấn đề liên quan đến đi lại, nghỉ ngơi, tiếp xúc với thiên nhiên... của cư dân trong các đô thị ngày càng cao. Đô thị càng phát triển và càng lớn thì cường độ di chuyển của người dân càng nhiều.
Sức "hấp dẫn" của cuộc sống đô thị và của các vùng đã được đô thị hoá là nguyên nhân chính lôi cuốn một khối lượng khổng lồ cư dân nông thôn đi tìm miền "đất hứa". Mặt khác những thành phố lớn ngày càng hấp dẫn và lôi cuốn cư dân từ các đô thị nhỏ hơn cũng như từ các vùng nông thôn nên càng làm cho tình hình thêm phức tạp.
Chất lượng môi trường và cuộc sống của cư dân đô thị ngày càng xấu đi không phải chỉ vì hậu quả của đô thị hoá không bài bản mà còn do nhiều lý do khác nữa, trong đó việc quản lý là nguyên nhân cơ bản và có nhiều bất cập.
2. Những điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đối với sản xuất nông nghiệp1. Nhân tố tự nhiên- Đất: Ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, năng xuất, phân bố cây trồng vật nuôi.
- Khí hậu, nước: Ảnh hưởng đến thời vụ, cơ cấu, khả năng xen canh tăng vụ, mức ổn định của sản xuất nông nghiệp.
- Sinh vật: Ảnh hưởng mức độ phong phú của giống cây trồng vật nuôi, khả năng cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
2. Nhân tố kinh tế - xã hội- Dân cư, lao động ảnh hưởng đến cơ cấu, sự phân bố cây trồng, vật nuôi (là lực lượng lao động, tiêu thụ, quan trọng để phát triển nông nghiệp).
- Sở hữu ruộng đất: Ảnh hưởng đến đường lối phát triển, các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
- Tiến bộ khoa học kĩ thuật: Ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, sản lượng.
- Thị trường tiêu thụ: Ảnh hưởng đến giá cả, điều tiết sản xuất, hướng chuyên môn hóa.