Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày sự phát triển của tổ chức ASEAN?

4 trả lời
Hỏi chi tiết
1.416
1
2
doan man
08/12/2018 18:38:32
- Sau khi giành được độc lập và đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
- Nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm: Hợp tác phát triển kinh tế, hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
⟹ Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước thành viên: Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Xingapo, Thái Lan.
*Mục tiêu họat động:
Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Phuong
08/12/2018 18:42:41
Quá trình phát triển: Từ 1967 – 1975: ASEAN là tổ chức non trẻ , hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Từ 1976 đến nay: ASEAN có sự khởi sắc : 2/ 1976 Hội nghi cấp cao họp tại Ba li (Indonesia) ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á ("Hiệp ước Bali"). Quan hệ giữa các nước ĐD và ASEAN bước đầu được cải thiện. Hai nhóm nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao. Kinh tế ASEAN tăng trưởng.Năm 1984 Brunây gia nhập và trở thành thành viên thứ 6 của ASEAN. Sau đó lần lượt VN( 1995) , Lào và Miama( 1997), Campuchia ( 1999). => ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác KT, VH nhằm xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định để cùng phát triển.
1
0
Nguyễn Thị Trà My
09/12/2018 09:32:26
  • Ngày 8/8/1967: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập trên cơ sở Tuyên bố Băng-cốc với mục tiêu là tăng cường hợp tác kinh tế, văn hoá-xã hội giữa các nước thành viên, tạo điều kiện cho các nước hội nhập sâu hơn với khu vực và thế giới.
  • Năm 1971: ASEAN ra Tuyên bố về Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập (ZOPFAN), nhấn mạnh quyết tâm của các nước ASEAN trong việc đảm bảo việc công nhận và tôn trọng Đông Nam Á là một khu vực hòa bình, tự do và trung lập, không có sự can thiệp dưới bất kỳ hình thức và phương cách nào của các nước ngoài khu vực. Theo đó, các quốc gia Đông Nam Á cũng cam kết phối hợp nỗ lực mở rộng các lĩnh vực hợp tác để góp phần tăng cường sức mạnh, tình đoàn kết và mối
  • .quan hệ gắn bó hơn nữa
  • Năm 1976: Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á ( TAC) và Tuyên bố về sự Hòa hợp ASEAN. Mong muốn thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực thông qua việc tôn trọng công lý và luật pháp và nâng cao khả năng tự cường khu vực của các nước ASEAN tiếp tục được thể hiện trong Hiệp ước về Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), được các Nhà lãnh đạo ký thông qua ngày 24/2/1976 tại Bali, In-đô-nê-xia nhân dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ nhất. Hiệp ước gồm 5 chương, 20 điều, nêu mục đích, nguyên tắc, cam kết của các quốc gia thành viên duy trì quan hệ thân thiện, hợp tác và giải quyết hòa bình các tranh chấp. Hiệp định đã đặt nền móng cho việc xây dựng chuẩn mực ứng xử giữa các quốc gia ở khu vực nhằm thúc đẩy nền hòa bình vĩnh viễn, sự thân thiện và hợp tác giữa nhân dân các quốc gia tham gia Hiệp ước.Cùng với quá trình ASEAN mở rộng quan hệ đối ngoại của ASEAN, các Đối tác của ASEAN đã lần lượt tham gia vào Hiệp ước TAC. Do đó, Hiệp ước đã được sửa đổi 3 lần: lần thứ nhất vào ngày 15/12/1987 bằng nghị định thư mở rộng văn kiện cho các quốc gia ngoài Đông Nam Á tham gia vào TAC; lần thứ hai vào ngày 25/7/1998 với nghị định thư quy định sự đồng thuận cần thiết của tất cả các quốc gia thành viên ASEAN để các quốc gia ngoài ASEAN có thể tham gia TAC; và lần thứ ba vào ngày 23/7/2010 bằng nghị định thư cho phép các tổ chức quốc tế/khu vực, trong đó có EU, tham gia TAC. Cùng với việc ký kết TAC, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ nhất, các nước ASEAN cũng ra Tuyên bố về sự Hòa hợp ASEAN (Tuyên bố Bali), khẳng định các nỗ lực thúc đẩy hòa bình, tiến bộ, phồn vinh và phúc lợi của nhân dân các nước thành viên và cam kết mở rộng hợp tác ASEAN trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị.
  • Năm 1992: Hiệp định Khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN và thỏa thuận về Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA): Trong quá trình hội nhập và phát triển của Hiệp hội, hợp tác kinh tế luôn là một trụ cột quan trọng, mở đầu với việc ký kết “Hiệp định Khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN” vào dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ tư, tổ chức tại Xinh-ga-po từ ngày 27-28/1/1992. Hiệp định đã tạo khuôn khổ căn bản cho hợp tác ASEAN trên sáu lĩnh vực, bao gồm: thương mại và công nghiệp; khoáng sản và năng lượng; tài chính và ngân hàng; lương thực, nông và lâm nghiệp; giao thông vận tải và bưu chính - viễn thông. Nhân dịp này, 5 nước thành viên ban đầu của ASEAN cũng ký thỏa thuận về lập Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN(AFTA), đặt nền tảng quan trọng cho mở rộng hợp tác kinh tế-thương mại và xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sau này.
  • Năm 1994: Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) được thành lập: Hợp tác về chính trị-an ninh trong ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác cũng ngày càng được củng cố và phát triển. Một trong những kết quả tiêu biểu của quá trình này là Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) được khởi xướng và đi vào hoạt động từ tháng 7/1994, với sự tham gia của 18 nước trong và ngoài khu vực (bao gồm 6 nước thành viên ASEAN, Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Nga, Canađa, Liên minh châu Âu, Ôxtrâylia, Niu Dilân, Việt Nam, Lào, Hàn Quốc và Papua Niu Ghinê). Đến nay ARF đã trở thành một diễn đàn an ninh thường niên và là một cơ chế quan trọng cho hợp tác chính trị-an ninh ở Đông Á, với 27 thành viên, gồm toàn bộ 10 Quốc gia Thành viên ASEAN, 10 bên đối thoại của ASEAN (Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Ô-xtrây-lia, Niu Di-lân, Ca-na-đa, Liên minh Châu Âu) và các nước Papua Niu Ghi-nê, Mông Cổ, Bắc Triều Tiên, Pa-kix-tan, Băng-la-đét, Xri-lan-ka, Timo-Létxtê.
  • Năm 1995 ký kết Hiệp ước về khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân (SEANWFZ): Một trong những thành tố cơ bản của Tuyên bố Cua-la Lăm-pơ năm 1971 là ý tưởng thiết lập khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, do những khó khăn nội bộ của các nước thành viên cũng như bối cảnh chính trị của khu vực, đề xuất chính thức của ý tưởng này chỉ được đưa ra vào giữa những năm 1980. Sau 10 năm đàm phán, Hiệp ước về Khu vực Đông Nam Á không có Vũ khí Hạt nhân được chính thức ký tại Băng-cốc ngày 15/12/1995, nhân dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ năm. Theo đó, các bên tham gia Hiệp ước không được phát triển, sản xuất, tìm cách sở hữu, kiểm soát hoặc lắp đặt vũ khí hạt nhân; không cung cấp nguồn hoặc các vật liệu hoặc thiết bị hạt nhân cho các quốc gia không có vũ khí hạt nhân. Hiệp định được đi kèm một Nghị thư mở ngỏ cho sự tham gia của các nước sở hữu vũ khí hạt nhân, bao gồm Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh và Hoa Kỳ. Hiện nay các nước ASEAN đang tiến hành tham vấn, thúc đẩy 5 quốc gia này tham gia vào Nghị định thư.
  • Tháng 12/1997 ASEAN đã thông qua Tầm nhìn ASEAN 2020: nhân kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Hiệp hội, Hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức lần II (Kua-la Lăm-pơ, Ma-lai-xi-a, tháng 12/1997) đã thông qua văn kiện quan trọng Tầm nhìn ASEAN 2020, nêu định hướng phát triển lớn của ASEAN trong những thập kỷ đầu thế kỷ 21, hướng tới mục tiêu xây dựng một tập hợp hài hòa các dân tộc ở Đông Nam Á, sống trong hòa bình, ổn định và thịnh vượng, gắn kết chặt chẽ với nhau trong mối quan hệ đối tác năng động và một cộng đồng của các xã hội đùm bọc lẫn nhau. Theo đó, Tầm nhìn ASEAN 2020 cũng nêu những mục tiêu cụ thể trong các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế, xã hội, văn hoá và quan hệ đối ngoại. Đây là văn bản có ý nghĩa đối với quá trình phát triển của Hiệp hội, đặt nền tảng cho việc hình thành và thực hiện các mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN.
  • Năm 2002: ASEAN và Trung Quốc ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) : Trước những căng thẳng do tranh chấp trên biển Đông giữa một số nước thành viên ASEAN và Trung Quốc, Ngoại trưởng 10 nước ASEAN và Trung Quốc đã tiến hành đàm phán và ký Tuyên bố về Cách Ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) vào ngày 4/11/2002 tại Phnôm Pênh. Tuyên bố nêu cam kết của các bên ký kết giải quyết bằng biện pháp hòa bình các tranh chấp, không sử dụng vũ lực và thông qua đàm phán giữa các bên liên quan. Các bên cũng cam kết kiềm chế, không làm phức tạp thêm tình hình; thực thi các biện pháp xây dựng lòng tin, tổ chức đối thoại và trao đổi quan điểm giữa các quan chức quốc phòng, quân sự của các bên tranh chấp; đồng thời nghiên cứu và tiến hành các hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, an toàn hàng hải và thông tin liên lạc, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn và phòng chống tội phạm xuyên quốc gia. Các nước ASEAN và Trung Quốc sau đó đã thông qua Quy tắc Hướng dẫn thực thi DOC vào ngày 20/7/2011 tại Bali, In-đô-nê-xia, bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 44. Quy tắc Hướng dẫn là văn bản tái khẳng định cam kết của các nước ASEAN và Trung Quốc trong việc thực thi đầy đủ và nghiêm túc DOC, thúc đẩy hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, hợp tác xây dựng lòng tin và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật biển của Liên hợp quốc (UNCLOS). Đây là một bước tiến có ý nghĩa đối với quá trình giải quyết các tranh chấp ở biển Đông, tạo điều kiện để các bên tiến hành hợp tác xây dựng lòng tin, hướng tới xây dựng bộ Quy tắc Ứng xử (COC) có tính ràng buộc pháp lý đối với các bên ở biển Đông.
1
0
NguyễnNhư
12/11/2023 23:30:24
Hoàn cảnh ra đời
- Trước yêu cần phát triển kinh tế, xã hội của đất nước
- Chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm hợp tác phát triển kinh tế, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc ngoài khu vực
- ngày 8/8/1967 , ASEAN được thành lập tại Băng Cốc (thailand)
Mục tiêu:
- Là phát triển kinh tế, văn hoá thông qua sự nỗ lực hợp tác chung của các nước thành viên trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo