Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta? Sự chuyển dịch nền kinh tế nước ta thể hiện ở những mặt nào?

Giải dùm em
8 trả lời
Hỏi chi tiết
722
2
1
Vân Cốc
14/12/2018 19:18:16
Câu 2: Tình hình phân bố của các dân tộc ở nước ta:
Dân tộc Việt (Kinh) phân bố rộng khắp cả nước song tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng, trung du và duyên hải.
- Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du. Đây là vùng thượng nguồn của các dòng sông, có tiềm năng lớn về tài nguyên thiên nhiên và có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú đan xen của trên 30 dân tộc:
Ở vùng thấp: Người Tày, Nùng tập trung ở tả ngạn sông Hồng, người Thái, Mường phân bố từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cản
Người Dao: sống ở các sườn núi 700 – 1000m.
Người Mông: trên các vùng núi cao.
+ Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên có trên 20 dân tộc ít người, cư trú thành vùng rõ rệt.
Người Ê-đê ở Đăk Lăk, người Gia – rai ở Kon Tum và Gia Lai, người Cơ-ho ở Lâm Đồng.
+ Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tộc Chăm, Khơ –me cư trú thành từng dải hoặc xen kẽ với người Việt. Người Hoa tập trung ở các đô thị (TP. Hồ Chí Minh).
+ Hiên nay, một số dân tộc miền núi phía Bắc đã đến cư trú ở Tây Nguyên.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Vân Cốc
14/12/2018 19:22:16
câu 1 Nước ta có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Việt (Kinh) chiếm 86,2%, các dân tộc ít người chiếm 13,8%.
- Nét văn hóa của các dân tộc thể hiện ở: ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục, tập quán…
Ví dụ:
+ Ngôn ngữ: Tiếng Việt (tiếng phổ thông của người Kinh), tiếng Tày (dân tộc Tày), tiếng Thái (dân tộc Thái), tiếng Khơme (dân tộc Khơme)….
+ Trang phục: người Kinh có áo dài và nón lá; người HơMông có váy xòe thổ cẩm, con trai dân tộc Êđê đóng khố…
+ Tục cưới hỏi: người Kinh - có lễ dặm ngõ, ăn hỏi và rước dâu; dân tộc ít người có tục bắt vợ.
+ Lễ Tết lớn nhất của người Kinh, người Hoa là Tết Nguyên Đán bắt đầu từ mùng một tháng giêng theo Âm lịch
+ Lễ Tết lớn nhất của người Khơ – me là Lễ mừng năm mới Chol Chnăm Thmáy diễn ra vào tháng 4 Dương lịch.
+ Lễ Tết cơm mới của người Ê Đê (Đắk Lắk) diễn ra vào tháng 10 Dương lịch.
Dân tộc có số dân đông nhất là dân tộc kinh.
 
3
0
1
0
Vân Cốc
14/12/2018 19:28:09
câu 4
* Thành tựu:
- Kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa: trong công nghiệp đã hình thành một số ngành trọng điểm, nổi bật là các ngành dầu khí, điện, chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dung.
- Nền sản xuất hàng hóa hướng ra xuất khẩu phát triển, thúc đẩy hoạt động ngoại thương và thu hút đầu tư nước ngoài.
- Nước ta đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới: là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế như ASEAN: 1995, APEC: 1998, WTO: 2007.
* Thách thức:
- Sự chênh lệch trong trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng: Ở nhiều tỉnh, huyện, nhất là ở miền núi vẫn còn các xã nghèo.
- Nhiều loại tài nguyên đang bị khai thác quá mức.
Ô nhiễm môi trường.
- Vấn đề phát trển văn hóa, giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo,…vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội.
- Sức ép của hàng hóa nước ngoài ở thị trường trong nước (đặc biệt hàng Trung Quốc).
- Hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, khi nước ta thực hiện các cam kết AFTA, Hiệp định thương mại tự do Việt –Mĩ, gia nhập WTO…cũng đem lại nhiều thách thức lớn cho Việt Nam:
+ Sự cạnh tranh khốc liệt trên thương trường quốc tế.
+ Chịu ảnh hưởng bởi những biến động của thị trường kinh tế thế giới và khu vực.
=> Đòi hỏi nước ta phải nỗ lực đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất, tận dụng cơ hội và vượt qua thử thách.
 
1
0
Vân Cốc
14/12/2018 19:31:54
câu 6:
các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta là:
-Ngành luyện thép
-cơ khí chế tạo máy
-lắp ráp ô tô ,xe gắn máy
-khai thác mỏ:than đá,dầu khí,apatic ,boxic
-sản xuất phân bón
-đóng và sữa chữa tàu biển
-may mặc
1
0
1
0
Vân Cốc
14/12/2018 19:37:27
câu 8:
du lịch là thế mạnh của bắc trung bộ là vì:
Bắc Trung Bộ có tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú:
  • Bãi biển: sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế),...
  • Các vườn quốc gia: Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế),...
  • Các di tích lịch sử - văn hoá (Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An - quê hương Bác Hồ), di tích ở Cố đô Huế,...
- Nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn: Kim Liên, Phong Nha - Kẻ Bàng, Cố đô Huế,..
=> Chính vì những điều kể trên mà số lượng khách du lịch đến Bắc Trung Bộ ngày càng đông.
1
0
Vân Cốc
14/12/2018 19:39:56
câu 9: Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển theo hướng khai thác tổng hợp, bền vững các ngành kinh tế biển, bao gồm: đánh bắt nuôi trồng thủy sản, khai thác khoáng sản biển, giao thông vận tải biển, du lịch biển.
- Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản:
+ Sản lượng thủy sản tăng từ hơn 339 nghìn tấn năm 1995 lên gần 624 nghìn tấn năm 2005 (gần 1/5 sản lượng của cả nước).
+ Nuôi trồng thủy sản: tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật, mở rộng diện tích nuôi trồng, đa dạng hóa con nuôi và hình thức nuôi trồng. Nghề nuôi tôm hùm, tôm sú phát triển ở nhiều tỉnh, nhất là ở Phú Yên, Khánh Hoà.
+ Khai thác thủy sản: tăng số lượng và công suất tàu thuyền, hiện đại hóa ngư cụ, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ gắn với việc phát triển ngành chế biến thủy sản.
+ Hình thành các cơ sở chế biến thủy sản giúp nâng cao giá trị thủy sản, tạo ra nhiều mặt hàng (đông-lạnh hoặc sấy khô) xuất khẩu: cá, tôm, mực ...Phan Thiết, Nha Trang là hai địa phương nổi tiếng về nước mắm.
- Du lịch biển:
+ Phát triển du lịch biển gắn liền với du lịch đảo, đẩy mạnh quảng bá và đa dạng hóa sản phẩm du lịch.
+ Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất của ngành du lịch, đẩy mạnh liên kết với các vùng khác, với nước ngoài để phát triển du lịch.
+ Các điểm du lịch: Nha Trang (Khánh Hoà), Cà Ná (Ninh Thuận), Mũi Né (Bình Thuận) đang thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
- Giao thông vận tải biển:
+ Cải tạo, hiện đại hóa các cảng biển: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.
+ Xây dựng các cảng nước sâu: Dung Quất (Quảng Ngãi), Kỳ Hà (Quảng Nam), Nhơn Hội (Bình Định) , Vân Phong (Khánh Hòa) sẽ trở thành cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất của nước ta.
Khai thác khoáng sản biển và sản xuất muối:
+ Đã tiến hành khai thác các mỏ dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý (Bình Thuận), cát (Khánh Hòa), ti tan (Bình Định).
+ Muối được sản xuất ở nhiều địa phương, nổi tiếng là muối Sa Hùynh (Quảng Ngãi), Cà Ná (Ninh Thuận).
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo