Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày tư tưởng đạo giáo tín ngưỡng thời Lý Trần?

1 trả lời
Hỏi chi tiết
457
1
0
........
16/03/2019 20:05:05
Trước hết và cần phải khẳng định rằng, như trên đã trình bày, mỗi một dòng tư tưởng (Nho, Phật, Lão) không thể trở thành hệ tư tưởng riêng với tư cách là cơ sở lý luận cần và đủ để định hướng và chỉ đạo toàn bộ hoạt động chính trị của các triều đại phong kiến thời Lý – Trần, trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng, phát trỉển đất nước về mọi mặt của hai triều đại này và của dân tộc. Chính việc các triều đại này trong buổi đầu kiến lập và phát triển sự nghiệp của mình đã dung hòa, hỗn dung và lựa chọn ba dòng tư tưởng đó thành uhệ tư tưởng Nho – Phật – Lão” là việc làm, là sự lựa chọn đúng đắn, khôn ngoan, sáng suốt. Nhưng cũng cần phải nói thêm để khẳng định rằng, dù ba dòng tư tưởng có nhiều vai trò giống nhau, nhưng vị trí, vai trò cụ thể của từng dòng tư tưởng ấy trong hệ tư tưởng Nho – Phật – Lão” là khác nhau. Điều này thể hiện rất rõ dưới thời Lý – Trần.
Đúng là dưới thời Lý – Trần, Phật giáo là quốc giáo, là tôn giáo của triều đình, nhiều nhà vua có trình độ cao về Phật học và đều tôn sùng Phật giáo, nhiều nhà sư, như trước đây, được nhà vua trọng dụng, v.v. nhưng theo thời gian, Nho giáo lại dần chiếm vai trò chủ đạo trong đời sống chính trị – xã hội. Nếu như đối với triều Lý, nhà Lý đều dung hòa Nho và Phật, đều coi hai dòng tư tưởng này có vai trò như nhau trong việc trị nước, an dân. Điều này đã được thể hiện trong quan niệm của nhà sư Viên Chiếu (mà chúng tôi đã đề cập ở trên) và ngoài ra, khi biện luận với nhà vua Lý Thần Tông về đạo trị nước, về lẽ hưng vong, trị loạn cũng chính nhà sư này đã chỉ ra cho nhà vua rằng, phải kết hợp quan điểm hiếu sinh của Phật giáo với tư tưởng dân bản, hợp lòng dân của Nho giáo. Nhưng đến đời Trần, việc dung hòa Nho giáo với Phật giáo lại có xu hướng uốn Phật giáo theo Nho giáo (điều chưa từng thấy rõ trong triều Lý). Tôi dẫn lại lời nói của vua Trần Thái Tông trong lời tựa cuốn Thiền tông chỉ nam như sau: “Đạo Phật không chia Nam Bắc chỉ có thể tu mà tìm; Tính người có trí ngu, cùng nhờ giác ngộ mà thành đạt. Vì vậy, phương tiện dẫn dụ đám người mê muội, con đường tắt sáng lẽ tử sinh ấy là đại giáo của đức Phật. Đặt mực thước cho hậu thế; làm khuôn mẫu cho tương lai, ấy là trách nhiệm của tiên thánh”. Ngoài ra, khi đề cập đến mối quan hệ về vai trò giữa Nho giáo và Phật giáo, nhà vua này nói tiếp: “Như thế đủ biết đại giáo của đức Phật ta phải nhờ tiên thánh mà truyền lại cho đời”216. Sở dĩ vị trí, vai trò của Nho giáo trong thời Lý – Trần, theo thời gian, ngày càng rõ rệt hơn, ưu thế hơn so với Phật giáo, dù rằng trong thời kỳ Lý – Trần, Phật giáo được nhìn nhận là quốc giáo, là tôn giáo của triều đình đi
chăng nữa là vì ràng, trong tư tưởng Phật giáo, không thể đưa ra được một bài học, một kinh nghiệm hữu hiệu trong việc duy trì, củng cố ngôi vua, trong việc tổ chức, duy trì và phát triển bộ máy nhà nước và chế độ phong kiến vững mạnh cũng như trong việc duy trì trật tự, kỷ cương và ổn định xã hội, trong việc cai trị, quản lý xã hội, v.v. Trong khi đó, Nho giáo với tư tưởng mệnh trời, tôn quân, lý thuyết Tam cương – ngũ thường, đường lối đức trị lại đáp ứng một cách có hiệu quả những yêu cầu, đòi hỏi trên đây của các ông vua và các triều đại phong kiến thời Lý – Trần.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo