Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày về chính sách đối nội đối ngoại của Mỹ

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
5.651
9
10
Trinh Le
18/12/2016 11:59:16
Trình bày về chính sách đối nội đối ngoại của Mỹ
Cũng như trước đây, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà thay nhau lên cầm quyền ở Mĩ. Tuy bề ngoài hai đảng này có vẻ đối lập nhau, nhưng thực chất đều thống nhất trong chính sách đối nội và đối ngoại nhằm : phục vụ lợi ích của các tập đoàn tư bản độc quyền kếch sù ở Mĩ.
Về đối nội, để phục vụ mưu đó bá chủ thế giới, những năm đầu tiên sau chiến tranh, Mĩ đã ban hành hàng loạt đạo luật phản động như cấm Đảng Cộng sản Mĩ họat động. :chống lại phong trào đình công và loại bỏ những người có tư tưởng tiến bộ ra khỏi bộ máy Nhà nước. Tuy sau này do áp lực đấu tranh của các tầng lớp nhân dân, một vài đạo luật đã phải hủy bỏ, nhưng chính quyền của các đời tổng thống vẫn tiếp tục thực hiện hàng -loạt chính sách nhằm ngăn cản phong trào công nhân, thực hiện chính sách phân biệt
- Chủng tộc đối với người da đen và da màu... Mặc dù gặp không ít khó khăn trở ngại, các phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân Mĩ vẫn tiếp tục và có thời kì bùng lên dữ dội như các “mùa hè nóng bỏng” của người da đen diễn ra trong những năm 1963, 1969 - 1975), phong trào phản chiến trong những năm Mĩ xâm lược Việt Nam 1969 - 1972)..
Về đối ngoại, với một tiềm lực kinh tế - quân sự to lớn. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, giới cầm quyền Mĩ đã đề ra “chiến lược toàn cầu” nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc và thiết lập sự thống trị trên tòan thế giới. Mĩ đã tiến hành “viện trợ” để lôi kéo, khống chế các nước nhận viện trợ, lập các khối quân sự, gây nhiều cuộc chiến tranh xâm lược... Tuy đã thực hiện được một số mưu đồ, nhưng Mĩ cũng vấp phải nhiều thất bại nặng nề, tiêu biểu là thất bại của Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Dựa vào sự tăng trưởng kinh tế liên tục trong 10 năm (1991 - 2000) và vượt trội về các mặt kinh tế, khoa học - kĩ thuật, quân sự, các giới cầm quyền Mĩ rao riết tiến hành nhiều chính sách, biện pháp để xác lập trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ hoàn toàn chi phối và khống chế. Nhưng giữa tham vọng to lớn và khả năng thực tế của Mĩ vẫn có khoảng cách không nhỏ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
10
8
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
18/02/2017 07:58:48
Cũng như trước đây, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà thay nhau lên cầm quyền ở Mĩ. Tuy bề ngoài hai đảng này có vẻ đối lập nhau, nhưng thực chất đều thống nhất trong chính sách đối nội và đối ngoại nhằm : phục vụ lợi ích của các tập đoàn tư bản độc quyền kếch sù ở Mĩ.
Về đối nội, để phục vụ mưu đó bá chủ thế giới, những năm đầu tiên sau chiến tranh, Mĩ đã ban hành hàng loạt đạo luật phản động như cấm Đảng Cộng sản Mĩ họat động. :chống lại phong trào đình công và loại bỏ những người có tư tưởng tiến bộ ra khỏi bộ máy Nhà nước. Tuy sau này do áp lực đấu tranh của các tầng lớp nhân dân, một vài đạo luật đã phải hủy bỏ, nhưng chính quyền của các đời tổng thống vẫn tiếp tục thực hiện hàng -loạt chính sách nhằm ngăn cản phong trào công nhân, thực hiện chính sách phân biệt
- Chủng tộc đối với người da đen và da màu... Mặc dù gặp không ít khó khăn trở ngại, các phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân Mĩ vẫn tiếp tục và có thời kì bùng lên dữ dội như các “mùa hè nóng bỏng” của người da đen diễn ra trong những năm 1963, 1969 - 1975), phong trào phản chiến trong những năm Mĩ xâm lược Việt Nam 1969 - 1972)..
Về đối ngoại, với một tiềm lực kinh tế - quân sự to lớn. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, giới cầm quyền Mĩ đã đề ra “chiến lược toàn cầu” nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc và thiết lập sự thống trị trên tòan thế giới. Mĩ đã tiến hành “viện trợ” để lôi kéo, khống chế các nước nhận viện trợ, lập các khối quân sự, gây nhiều cuộc chiến tranh xâm lược... Tuy đã thực hiện được một số mưu đồ, nhưng Mĩ cũng vấp phải nhiều thất bại nặng nề, tiêu biểu là thất bại của Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Dựa vào sự tăng trưởng kinh tế liên tục trong 10 năm (1991 - 2000) và vượt trội về các mặt kinh tế, khoa học - kĩ thuật, quân sự, các giới cầm quyền Mĩ rao riết tiến hành nhiều chính sách, biện pháp để xác lập trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ hoàn toàn chi phối và khống chế. Nhưng giữa tham vọng to lớn và khả năng thực tế của Mĩ vẫn có khoảng cách không nhỏ.
5
5
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
18/02/2017 08:00:14
Đôi nét về chính sách an ninh - đối ngoại của Mỹ hiện nay

Chính sách an ninh-đối ngoại của Mỹ trong nhiều thập kỷ qua là chính sách dựa trên quyền lực. Bất cứ người nào trở thành ông chủ Nhà Trắng cũng hiểu điều đó. Vị Tổng thống thứ bốn mươi tư của nước Mỹ cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, rường cột của chính sách có thể không thay đổi, song “kỹ thuật, chiến thuật, kỹ xảo” thực thi chính sách thì khác.

Nhìn tổng thể, có thể thấy chính sách an ninh-đối ngoại của Mỹ từ khi ông B.Ô-ba-ma lên cầm quyền là một kiểu chính sách linh hoạt và thực dụng. Nói một cách khác, chính sách mà Mỹ áp dụng trong thời gian qua phần nào bớt tham vọng hơn, hòa nhịp hơn với tình hình hiện nay.

Về an ninh, nếu chính quyền G.W.Bu-sơ lấy chống khủng bố làm trọng tâm, coi hành động đơn phương làm nền tảng, thì chính quyền B.Ô-ba-ma tìm cách đề cao hợp tác và thúc đẩy các nước cùng gánh vác trách nhiệm quốc tế. Điều này được thể hiện ở một loạt hành động của ông B.Ô-ba-ma và chính quyền của ông. Đó là sự lên tiếng tôn trọng Thế giới Hồi giáo, xác lập lại mối quan hệ với Nga theo hướng tích cực, tuyên bố đóng cửa nhà tù ở Vịnh Goan-ta-na-mô, thúc đẩy tiến trình hòa bình I-xra-en - Pa-le-xtin, tranh thủ sự hợp tác quốc tế trong việc chống khủng bố và ít nhiều có những biểu hiện tôn trọng, thương lượng với I-ran và Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên v.v. Nếu chính quyền G.W.Bu-sơ cùng một lúc sa vào mấy cuộc chiến tranh hao tốn tiền của, thì chính quyền B.Ô-ba-ma chủ yếu đặt trọng tâm vào cuộc chiến chống Ta-li-ban. Việc rút quân khỏi I-rắc, trao quyền kiểm soát đất nước I-rắc cho người dân nước này được coi là một thành công của Tổng thống B.Ô-ba-ma. Nói đến chính sách an ninh của Mỹ, người ta còn thấy ông B.Ô-ba-ma tuyên bố tạm ngừng triển khai hệ thống lá chắn tên lửa tại Đông Âu để đổi lại việc Nga đồng ý để Mỹ quá cảnh hàng hóa, binh sĩ và vũ khí qua lãnh thổ Nga sang chiến trường Áp-ga-ni-xtan. Tháng 12-2009, mặc dù tuyên bố tăng 30.000 quân cho chiến trường Áp-ga-ni-xtan, một tháng sau đó, Mỹ lại phát đi thông điệp đàm phán với lực lượng Ta-li-ban. Điều này khiến giới phân tích cho đó là chiến thuật “vừa đánh vừa đàm”; nhưng dù sao đi nữa, đàm phán để tránh đi đến chỗ "nồi da xáo thịt" vẫn là phương cách tốt hơn nhiều so với việc nói với nhau bằng súng đạn. Và điều đó, một lần nữa bổ sung cho giới phân tích thấy sự linh hoạt và tính thực dụng về chính sách của Oa-sinh-tơn. 

Đề cập đến chính sách của chính quyền Oa-sinh-tơn trong hơn một năm qua cũng không thể không nhắc đến thái độ của Oa-sinh-tơn đối với vấn đề biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu. Mặc dù kết quả Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc về BĐKH tại Cô-pen-ha-ghen (Đan Mạch, tháng 12-2009) còn nghèo nàn, song thái độ “xây dựng” của Mỹ được coi là yếu tố quan trọng để cứu Hội nghị này khỏi bị đổ vỡ. Bên cạnh đó, cũng phải thấy, Mỹ đang là một trong những quốc gia đi đầu trong việc nghiên cứu, phát triển, sử dụng các nguồn năng lượng sạch, kinh tế xanh để giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, cũng như chú ý đến những vấn đề mang tính chiến lược để đối phó với sự bất ổn về an ninh có nguyên nhân từ BĐKH. Rõ ràng so với trước, chính quyền B.Ô-ba-ma đã phần nào xóa đi được hình ảnh về một tinh thần thiếu hợp tác, thậm chí là thái độ tảng lờ của Oa-sinh-tơn đối với Nghị định thư Ky-ô-tô. Tuy nhiên, người ta vẫn còn thấy thái độ dè dặt và những toan tính của Oa-sinh-tơn xung quanh vấn đề này. Cộng đồng quốc tế muốn Mỹ phải có những cam kết mạnh mẽ hơn, hành động cụ thể hơn trong việc ngăn chặn sự BĐKH trước khi quá muộn.

Cùng với vấn đề BĐKH, ông B.Ô-ba-ma cũng có “sự chuyển biến” trong thái độ về việc chống phổ biến vũ khí hạt nhân (VKHN) và giải trừ quân bị trong năm đầu cầm quyền của mình. Trên thực tế, ông B.Ô-ba-ma đã bày tỏ mong muốn về một thế giới không có VKHN và đã có những sáng kiến, biện pháp về vấn đề này. Trong bài phát biểu tại Pra-ha, Cộng hòa Séc, tháng 4-2009, Tổng thống B.Ô-ba-ma đã đề cập về lộ trình dẫn tới một thế giới không có VKHN. Ông kêu gọi cắt giảm kho VKHN của Mỹ và Nga, thông qua Hiệp ước cấm thử hạt nhân, đàm phán một hiệp ước “khả thi” về chấm dứt sản xuất nguyên, vật liệu cho VKHN. Tiếp đó, ngày 25-9-2009, Tổng thống B.Ô-ba-ma đã chủ trì phiên họp cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với sự tham gia của nhiều nguyên thủ quốc gia. Hội nghị đã thông qua Nghị quyết “Duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, không phổ biến và giải trừ VKHN” do Mỹ đề xuất theo tinh thần nội dung bài phát biểu của Tổng thống B.Ô-ba-ma hồi tháng 4-2009. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một tổng thống Mỹ có sáng kiến đề xuất và chủ trì một hội nghị như vậy. Dư luận thế giới coi đây là một sự kiện lịch sử quan trọng trong việc giải trừ quân bị, tiến tới xoá bỏ VKHN trên toàn cầu. Ngoài ra, chính quyền B.Ô-ba-ma còn tỏ rõ quyết tâm tham gia trong những nỗ lực quốc tế, đảm bảo an toàn cho các nguồn nhiên liệu hạt nhân nhạy cảm ở khắp thế giới, ngăn chặn ý đồ sở hữu VKHN của lực lượng khủng bố quốc tế. Ông B.Ô-ba-ma chủ trương triệu tập một hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân toàn cầu, dự định họp ở Mỹ tháng 5-2010. Giới chuyên gia Mỹ đã nghiên cứu, đề xuất với chính phủ nước này 5 biện pháp cụ thể nhằm đảm bảo an ninh hạt nhân toàn cầu và sẽ được đưa ra thảo luận tại hội nghị này.

Về chính sách đối ngoại, cũng giống như chính sách về các vấn đề an ninh, Oa-sinh-tơn đã có những thay đổi đáng kể. Có thể nói, chính sách đối ngoại đơn phương cùng với thái độ ngạo mạn của vị tổng thống tiền nhiệm đã làm cho vị thế và uy tín của Mỹ bị giảm sút nghiêm trọng và làm cho hình ảnh nước Mỹ mờ nhạt, “xấu xí” trước cộng đồng quốc tế. Nhận thức được điều này, với khẩu hiệu “chúng ta cần thay đổi”, chính quyền B.Ô-ba-ma đã tiến hành một chính sách đối ngoại mang tính “cởi mở, thân thiện và đa phương”, giữ tính nguyên tắc nhưng thực tế và thực dụng, biết mình, biết người, quyết bảo vệ lợi ích của mình và của đồng minh. Chính sách ấy thực hiện mục tiêu nhất quán là giữ vai trò “lãnh đạo” thế giới bằng thứ “quyền lực thông minh”, kết hợp “sức mạnh mềm” với “sức mạnh cứng” và lợi dụng sức mạnh của đồng minh, của cộng đồng quốc tế để giải quyết những vấn đề chung. Tổng thống B.Ô-ba-ma nhấn mạnh đến sự hợp tác và tham vấn nhiều hơn với các nước, chấm dứt chính sách đơn phương của chính quyền G.W.Bu-sơ. Trong diễn văn nhậm chức, ông đã gửi một thông điệp cho nước Mỹ và thế giới: “Chúng ta sẽ hợp tác với nhau để xây dựng một tương lai chung”. Vị Tổng thống da mầu đầu tiên của Hoa Kỳ khẳng định chính sách đối ngoại của Mỹ giờ đây “không chỉ đơn thuần vì lợi ích quốc gia cho riêng nước Mỹ mà còn vì giá trị của tất cả các quốc gia văn minh”. Còn Ngoại trưởng H.Clin-tơn thì cho rằng, “Nước Mỹ không thể nào đơn phương giải quyết các vấn đề cấp bách, và thế giới cũng không thể giải quyết chúng mà không có nước Mỹ”. Theo bà Ngoại trưởng, với chiến lược ngoại giao này, Mỹ sẽ thực hiện “can dự có tính chất hợp tác” vào các vấn đề quốc tế; sẽ sử dụng tất cả các công cụ ngoại giao, kinh tế, quân sự, chính trị, luật pháp và văn hoá để tiếp cận bạn bè cũng như đối thủ, vừa củng cố các liên minh cũ, vừa tìm kiếm các đồng minh mới; và chính sách ngoại giao của Mỹ sẽ là sự kết hợp hài hoà giữa chủ nghĩa thực dụng và học thuyết cứng rắn.

Hơn một năm qua, Oa-sinh-tơn đã triển khai một khối lượng lớn các hoạt động đối ngoại trên phạm vi toàn cầu theo những đường hướng trên. Tổng thống B.Ô-ba ma đã công du tới hơn 20 nước. Ngoại trưởng H. Clin-tơn cũng lui tới hàng chục nước khác. Cả hai vị liên tục gặp gỡ trực tiếp, hay điện đàm với nguyên thủ các nước lớn như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, cũng như các đồng minh, các đối tác chiến lược khác. Trong các hoạt động đó, người ta thấy nổi lên một số điểm đáng chú ý, như: Mỹ quan tâm, chú trọng hơn đến khu vực châu Á (đặc biệt là Đông Nam Á) và châu Phi bằng nhiều cuộc thăm viếng và đi liền với đó là những chính sách, biện pháp cụ thể; Mỹ thừa nhận sự thất bại trong chính sách của chính quyền tiền nhiệm đối với khu vực Mỹ La-tinh; bắt tay và tỏ ra thân thiện với các chính quyền cánh tả; dỡ bỏ lệnh hạn chế gửi tiền và thăm thân của người Mỹ gốc Cu-ba, cũng như mở các cuộc đối thoại không chính thức với La Ha-ba-na.

Những thay đổi trong chính sách an ninh-đối ngoại của Mỹ trên đây, nhìn chung đã tác động có phần tích cực đến phần còn lại của thế giới. Vấn đề Trung Đông tuy không có bước tiến bộ lớn song tình hình không đến nỗi xấu đi. Vấn đề hạt nhân của I-ran và của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên tuy không có tiến triển mang tính đột phá, song sức nóng và sự căng thẳng cũng có phần giảm. Tình hình I-rắc có chiều hướng bình ổn. Quan hệ giữa Mỹ với một số quốc gia vốn gay gắt, đã phần nào được cải thiện. Dư luận cho rằng, chính sách đối ngoại của chính quyền B.Ô-ba-ma là khôn ngoan, “nói những điều người khác muốn nghe, làm những điều thực dụng”. Giới phân tích còn cho rằng chính sách an ninh-đối ngoại của chính quyền B.Ô-ba-ma thu được nhiều kết quả hơn là đối nội. Điều đó đã khiến cho hình ảnh nước Mỹ được cải thiện trước con mắt của cộng đồng quốc tế và tâm lý chống Mỹ vốn gia tăng mạnh trên thế giới trong thời gian cầm quyền của người tiền nhiệm, giờ đây đã giảm đáng kể. Tình hình thế giới hơn một năm nay cũng hoà dịu, đỡ căng thẳng hơn so với thời kỳ của chính quyền tiền nhiệm.

Tuy nhiên, nhiều vấn đề của thế giới còn liên quan đến chính sách an ninh-đối ngoại của Mỹ. Đó là việc Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược mới (START-2) giữa Mỹ và Nga chưa được ký kết như dự kiến. Một trong những nguyên nhân cản trở việc này là Mỹ đã tuyên bố tái khởi động giai đoạn mới cho việc triển khai các thành phần trong hệ thống phòng thủ tên lửa, không những tại Séc và Ba Lan mà còn ở cả Ru-ma-ni. Chưa hết, gần đây việc Mỹ bán cho Đài Loan gói vũ khí trị giá lên tới 6,4 tỉ đô-la không chỉ làm cho quan hệ Mỹ - Trung trở nên căng thẳng mà còn tác động tiêu cực đến vấn đề an ninh khu vực và trên thế giới. Những hành động đó của Oa-sinh-tơn khiến cộng đồng quốc tế quan ngại, thậm chí không ít người còn cho rằng đó là những yếu tố có phần mâu thuẫn với những ý tưởng mà ông B.Ô-ba-ma đưa ra ban đầu. Cùng với những vấn đề đó, lệnh cấm vận phi lý chống Cu-ba gần nửa thế kỷ nay vẫn chưa được bãi bỏ; cam kết đóng cửa nhà tù ở Vịnh Goan-ta-na-mô vẫn chưa được thực hiện; sự trở lại của lực lượng Ta-li-ban..., đang là hàng loạt vấn đề mà việc giải quyết chúng đòi hỏi Mỹ phải có sự đột phá hơn nữa về chính sách an ninh-đối ngoại của mình. Bên cạnh đó, ông B.Ô-ba-ma còn phải đối mặt với cả một núi khó khăn, như: thâm hụt ngân sách, nạn thất nghiệp, vị thế giảm đi của Đảng Dân chủ v.v. Điều này không chỉ tác động đến các vấn đề đối nội mà còn chi phối đến các chính sách an ninh-đối ngoại của Mỹ, ít nhất là trong khoảng thời gian trên dưới 1.000 ngày còn tại nhiệm của Ông. Cộng đồng quốc tế hy vọng vào sự tiếp tục thay đổi về chính sách an ninh-đối ngoại theo hướng: bớt tham vọng, vì lợi ích của Mỹ, đồng thời cũng vì lợi ích toàn cầu; không chỉ trên lời tuyên bố, mà còn phải bằng những hành động thực tế. Chỉ có như vậy, khẩu hiệu thay đổi của Tổng thống B.Ô-ba-ma mới trở thành hiện thực và mới đảm bảo cho Mỹ tránh được “gót chân A-sin”.
4
0
Bùii Quang Long
30/10/2018 21:32:13
Về chính sách đối nội: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chính sách đối nội quán xuyến của giới cầm quyền Mĩ là tiếp tục duy trì những thể chế của chế độ dân chủ tư sản được hình thành từ khi lập quốc (Hiến pháp Mĩ ban hành hơn 200 năm nay vẫn chưa có sự thay đổi nào đáng kể), nhưng nếu vượt quá khuôn khổ những luật pháp này sẽ bị nghiêm cấm hoặc trừng trị nghiêm khắc. Trước ảnh hưởng và sự phát triển lớn mạnh của phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế, trong những năm 40 và đầu những năm 50, Tổng thống Tơruman đã ban hành nhiều đạo luật nhằm chống lại sự hoạt động của các công đoàn và phá hoại phong trào bãi công của công nhân - luật Táp Haclây nghiêm cấm công nhân bãi công và cấm những người Cộng sản không được tham gia vào các ban lãnh đạo công đoàn. Các cơ quan nhà nước và các chủ tư bản Mĩ không chấp nhận cho những người Cộng sản vào làm việc trong biên chế của mình, nhằm cô lập về kinh tế, chính trị đối với những người Cộng sản. Ở Mĩ, chính sách phân biệt chủng tộc giữa người da trắng với người da đen và da màu vẫn tiếp tục tồn tại. Sự phân hoá thành hai cực trong xã hội Mĩ ngày càng trở nên hết sức trầm trọng: một cực là một số ít những nhà triệu phú, tỉ phú, những tầng lớp trên trong xã hội sống một cách xa hoa, xung túc; nhưng cực khác là đông đảo công nhân, những người lao động sống còn khổ cực, luôn luôn bị nạn thất nghiệp đe doạ (ở Mĩ có khoảng 400 người có thu nhập hàng năm từ 185 triệu đôla trở lên, trong khi đó lại có 25 triệu người sống trong cảnh nghèo túng, dưới mức tối thiểu của người Mĩ).
Bắt nguồn từ những mâu thuẫn, bất công trên đây, ở Mĩ thường xảy ra những cuộc xuống đường của sinh viên và học sinh, những cuộc nổi dậy của người da đen và người da đỏ.
Phong trào đấu tranh của 25 triệu người da đen bắt đầu bùng lên mạnh mẽ từ năm 1963, lan rộng ra 125 thành phố, mạnh nhất là ở Đitơroi. Ở đây, nhà cầm quyền Mĩ đã phải huy động quân đội, xe tăng, máy bay lên thẳng đến đàn áp. Cuộc đấu tranh của người da đỏ từ năm 1969 đến năm 1973 cũng dẫn đến những cuộc bạo động vũ trang, như ở Undưtni tháng 2 – 1976. Ngoài ra, giữa những năm 60, các thành thị Mĩ luôn luôn sôi động vì những cuộc biểu tình đấu tranh ngoài đường phố, trong các trường đại học của thanh niên và sinh viên mà người ta thường gọi là “sự nổi loạn của thế hệ trẻ”.
Trong nội bộ giới cầm quyền Mĩ cũng diễn ra những vụ bê bối về chính trị và kinh tế: vụ Tổng thống Mĩ Giôn Kennơđi bị ám sát vào năm 1963, vụ tài liệu mật Lầu năm góc, vụ Oatơghết dẫn đến Nichxơn buộc phải từ chức vào năm 1974, vụ Côntơraghết và Iraghết trong những năm 80 v.v… Trong xã hội Mĩ cũng luôn luôn diễn ra những tội ác và tệ nạn, như những vụ giết người cướp bóc, tệ nạn ma tuý, hippi, thói ăn chơi đồi truỵ theo “lối sống Mĩ”…

Về chính sách đối ngoại: cũng giống như chính sách về các vấn đề an ninh, Oa-sinh-tơn đã có những thay đổi đáng kể. Có thể nói, chính sách đối ngoại đơn phương cùng với thái độ ngạo mạn của vị tổng thống tiền nhiệm đã làm cho vị thế và uy tín của Mỹ bị giảm sút nghiêm trọng và làm cho hình ảnh nước Mỹ mờ nhạt, “xấu xí” trước cộng đồng quốc tế. Nhận thức được điều này, với khẩu hiệu “chúng ta cần thay đổi”, chính quyền B.Ô-ba-ma đã tiến hành một chính sách đối ngoại mang tính “cởi mở, thân thiện và đa phương”, giữ tính nguyên tắc nhưng thực tế và thực dụng, biết mình, biết người, quyết bảo vệ lợi ích của mình và của đồng minh. Chính sách ấy thực hiện mục tiêu nhất quán là giữ vai trò “lãnh đạo” thế giới bằng thứ “quyền lực thông minh”, kết hợp “sức mạnh mềm” với “sức mạnh cứng” và lợi dụng sức mạnh của đồng minh, của cộng đồng quốc tế để giải quyết những vấn đề chung. Tổng thống B.Ô-ba-ma nhấn mạnh đến sự hợp tác và tham vấn nhiều hơn với các nước, chấm dứt chính sách đơn phương của chính quyền G.W.Bu-sơ. Trong diễn văn nhậm chức, ông đã gửi một thông điệp cho nước Mỹ và thế giới: “Chúng ta sẽ hợp tác với nhau để xây dựng một tương lai chung”. Vị Tổng thống da mầu đầu tiên của Hoa Kỳ khẳng định chính sách đối ngoại của Mỹ giờ đây “không chỉ đơn thuần vì lợi ích quốc gia cho riêng nước Mỹ mà còn vì giá trị của tất cả các quốc gia văn minh”. Còn Ngoại trưởng H.Clin-tơn thì cho rằng, “Nước Mỹ không thể nào đơn phương giải quyết các vấn đề cấp bách, và thế giới cũng không thể giải quyết chúng mà không có nước Mỹ”. Theo bà Ngoại trưởng, với chiến lược ngoại giao này, Mỹ sẽ thực hiện “can dự có tính chất hợp tác” vào các vấn đề quốc tế; sẽ sử dụng tất cả các công cụ ngoại giao, kinh tế, quân sự, chính trị, luật pháp và văn hoá để tiếp cận bạn bè cũng như đối thủ, vừa củng cố các liên minh cũ, vừa tìm kiếm các đồng minh mới; và chính sách ngoại giao của Mỹ sẽ là sự kết hợp hài hoà giữa chủ nghĩa thực dụng và học thuyết cứng rắn. Hơn một năm qua, Oa-sinh-tơn đã triển khai một khối lượng lớn các hoạt động đối ngoại trên phạm vi toàn cầu theo những đường hướng trên. Tổng thống B.Ô-ba ma đã công du tới hơn 20 nước. Ngoại trưởng H. Clin-tơn cũng lui tới hàng chục nước khác. Cả hai vị liên tục gặp gỡ trực tiếp, hay điện đàm với nguyên thủ các nước lớn như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, cũng như các đồng minh, các đối tác chiến lược khác. Trong các hoạt động đó, người ta thấy nổi lên một số điểm đáng chú ý, như: Mỹ quan tâm, chú trọng hơn đến khu vực châu Á (đặc biệt là Đông Nam Á) và châu Phi bằng nhiều cuộc thăm viếng và đi liền với đó là những chính sách, biện pháp cụ thể; Mỹ thừa nhận sự thất bại trong chính sách của chính quyền tiền nhiệm đối với khu vực Mỹ La-tinh; bắt tay và tỏ ra thân thiện với các chính quyền cánh tả; dỡ bỏ lệnh hạn chế gửi tiền và thăm thân của người Mỹ gốc Cu-ba, cũng như mở các cuộc đối thoại không chính thức với La Ha-ba-na.
Những thay đổi trong chính sách an ninh-đối ngoại của Mỹ trên đây, nhìn chung đã tác động có phần tích cực đến phần còn lại của thế giới. Vấn đề Trung Đông tuy không có bước tiến bộ lớn song tình hình không đến nỗi xấu đi. Vấn đề hạt nhân của I-ran và của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên tuy không có tiến triển mang tính đột phá, song sức nóng và sự căng thẳng cũng có phần giảm. Tình hình I-rắc có chiều hướng bình ổn. Quan hệ giữa Mỹ với một số quốc gia vốn gay gắt, đã phần nào được cải thiện. Dư luận cho rằng, chính sách đối ngoại của chính quyền B.Ô-ba-ma là khôn ngoan, “nói những điều người khác muốn nghe, làm những điều thực dụng”. Giới phân tích còn cho rằng chính sách an ninh-đối ngoại của chính quyền B.Ô-ba-ma thu được nhiều kết quả hơn là đối nội. Điều đó đã khiến cho hình ảnh nước Mỹ được cải thiện trước con mắt của cộng đồng quốc tế và tâm lý chống Mỹ vốn gia tăng mạnh trên thế giới trong thời gian cầm quyền của người tiền nhiệm, giờ đây đã giảm đáng kể. Tình hình thế giới hơn một năm nay cũng hoà dịu, đỡ căng thẳng hơn so với thời kỳ của chính quyền tiền nhiệm.
Tuy nhiên, nhiều vấn đề của thế giới còn liên quan đến chính sách an ninh-đối ngoại của Mỹ. Đó là việc Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược mới (START-2) giữa Mỹ và Nga chưa được ký kết như dự kiến. Một trong những nguyên nhân cản trở việc này là Mỹ đã tuyên bố tái khởi động giai đoạn mới cho việc triển khai các thành phần trong hệ thống phòng thủ tên lửa, không những tại Séc và Ba Lan mà còn ở cả Ru-ma-ni. Chưa hết, gần đây việc Mỹ bán cho Đài Loan gói vũ khí trị giá lên tới 6,4 tỉ đô-la không chỉ làm cho quan hệ Mỹ - Trung trở nên căng thẳng mà còn tác động tiêu cực đến vấn đề an ninh khu vực và trên thế giới. Những hành động đó của Oa-sinh-tơn khiến cộng đồng quốc tế quan ngại, thậm chí không ít người còn cho rằng đó là những yếu tố có phần mâu thuẫn với những ý tưởng mà ông B.Ô-ba-ma đưa ra ban đầu. Cùng với những vấn đề đó, lệnh cấm vận phi lý chống Cu-ba gần nửa thế kỷ nay vẫn chưa được bãi bỏ; cam kết đóng cửa nhà tù ở Vịnh Goan-ta-na-mô vẫn chưa được thực hiện; sự trở lại của lực lượng Ta-li-ban..., đang là hàng loạt vấn đề mà việc giải quyết chúng đòi hỏi Mỹ phải có sự đột phá hơn nữa về chính sách an ninh-đối ngoại của mình. Bên cạnh đó, ông B.Ô-ba-ma còn phải đối mặt với cả một núi khó khăn, như: thâm hụt ngân sách, nạn thất nghiệp, vị thế giảm đi của Đảng Dân chủ v.v. Điều này không chỉ tác động đến các vấn đề đối nội mà còn chi phối đến các chính sách an ninh-đối ngoại của Mỹ, ít nhất là trong khoảng thời gian trên dưới 1.000 ngày còn tại nhiệm của Ông. Cộng đồng quốc tế hy vọng vào sự tiếp tục thay đổi về chính sách an ninh-đối ngoại theo hướng: bớt tham vọng, vì lợi ích của Mỹ, đồng thời cũng vì lợi ích toàn cầu; không chỉ trên lời tuyên bố, mà còn phải bằng những hành động thực tế. Chỉ có như vậy, khẩu hiệu thay đổi của Tổng thống B.Ô-ba-ma mới trở thành hiện thực và mới đảm bảo cho Mỹ tránh được “gót chân A-sin”.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×