Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày ý nghĩa của môn học Lịch sử địa lý?

hãy trình bày ý nghĩa của môn học lịch sử địa lí ( 1 đoạn khoảng 2-3 trang giấy
5 trả lời
Hỏi chi tiết
7.040
5
0
Phạm Thu Thuỷ
20/11/2018 20:46:45
Môn Lịch sử và Địa lí cấp tiểu học hướng đến mục tiêu là làm cho học sinh có những hiểu biết về lịch sử, địa lí của địa phương, vùng miền, đất nước; bước đầu có những hiểu biết về thế giới và biết vận dụng những kiến thức lịch sử, địa lí để tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Vì vậy, công việc đánh giá chủ yếu là kiểm tra xem học sinh đã làm phong phú, nâng cao đời sống của bản thân mình và những người xung quanh bằng các kiến thức lịch sử và địa lí như thế nào. Việc giáo viên quan sát thái độ, hoạt động của học sinh, quan sát cách thức hành động tương ứng với môi trường tự nhiên và xã hội; đưa ra câu hỏi, để học sinh suy nghĩ về sự kiện cụ thể của đời sống hằng ngày là một trong những phương pháp rất hữu ích cho việc đánh giá khả năng phát triển năng lực chuyên môn lịch sử và địa lí cũng như một số năng lực chung của học sinh. Nguyên tắc đánh giá cần đảm bảo tính toàn diện, khách quan, chính xác, phân hoá; kết hợp đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết; kết hợp đánh giá theo chuẩn và theo tiêu chí; tạo điều kiện và khuyến khích người học tự đánh giá. Đánh giá trong môn Lịch sử và Địa lí cần phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng; có công cụ đánh 25 giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng, đúng thực chất. Thông qua kết quả, đánh giá, giáo viên có thể nắm được tình hình học tập, mức độ phân hoá về trình độ học lực của học sinh trong lớp, từ đó có biện pháp giúp đỡ học sinh chưa đạt chuẩn về kiến thức, năng lực. Đối với các phương pháp kiểm tra (kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, thi học kì,...), cần đa dạng hoá các hình thức và phương pháp đánh giá như: bài thi (bài kiểm tra) theo hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan; kiểm tra miệng, quan sát, thực hành, bài tập, các dự án/sản phẩm học tập, tìm hiểu tự nhiên và xã hội,...

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
12
4
Trịnh Quang Đức
20/11/2018 20:49:42
Ý nghĩa môn địa lý:
- Việc học địa lí giúp ta:
+ có được kiến thức về ranh giới tự nhiên
+ hiểu thêm về điều kiện tự nhiên nước ta và các nước trên thế giới
+ xác định được vị trí lãnh thổ đất nước (kiểu như là k bị lạc đường ý)
+ hiểu được các hiện tượng thiên nhiên
+ có thêm kinh nghiệm trong đời sống về thời vụ, thời tiết để sx nông, lâm, ngư nghiệp
Ý nghĩa môn lịch sử:
- Việc học sử giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, góp phần hình thành ở học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc, tình đoàn kết quốc tế. Đồng thời học lịch sử còn bồi dưỡng năng lực tư duy, hành động và thái độ ứng xử đúng đắn trong cuộc sống cho các em …
4
0
Nguyễn Thị Nhung
20/11/2018 20:50:32
Bác Hồ của chúng ta đã chỉ rõ “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Theo đó, “Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta.Dân tộc ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước, tiếng để muôn đời”. Lịch sử và cuộc sống là một quá trình phát triển biện chứng mà hôm nay phải là sự kế thừa và phát triển của hôm qua và chuẩn bị cho hôm sau. Về phương diện này, lịch sử là cả một kho tàng kinh nghiệm vô cùng phong phú mà con người cần nhận thức để rút ra những bài học. “Ôn cố tri tân” là một nhu cầu của con người đã trưởng thành và có ý thức được cuộc sống và vận mệnh của mình, luôn muốn vươn lên để nhận thức và cải tạo thế giới.Vì thế, có thể khẳng định rằng, có lịch sử mới có tương lai. Học lịch sử để dạy các em biết, tổ tiên ông cha ta đã lập quốc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc như thế nào, đặc biệt là trong thời đại ngày nay. Do đấy, đối với chúng ta, nếu không quan tâm đến lịch sử là có tội với tổ tiên.Theo đó, từ nhận thức dựng lại quá khứ tiến lên nhận thức bản chất của lịch sử, để từ đó khám phá ra những đặc điểm và quy luật phát triển của lịch sử, cung cấp những cơ sở khoa học để hoạch định con đường phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc cũng như của mỗi cộng đồng cư dân trên mọi lĩnh vực. Lịch sử không diễn ra theo một con đường giản đơn và thẳng tắp mà thường gập ghềnh, quanh co, phức tạp. Vấn đề là liệu chúng ta có đủ bản lĩnh và trí tuệ để học một cách thực sự và nghiêm túc tất cả các bài học lịch sử hay không thôi chứ bài học lịch sử nào cũng đều hết sức quý giá. Nếu như cả thế giới nghiêng mình trước sự lớn mạnh của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, thì khi đánh giá sức mạnh tổng hợp tạo nên, điều đầu tiên họ khẳng định đó là sức mạnh của lịch sử đem lại, đó là giá trị gốc, tạo nên một cái móng vững chắc, bền và dẻo như chiếc lò xo, tạo ra sự phát triển, tính bền vững của quốc gia, dân tộc, đó là bài học đắt giá cho các dân tộc khác trong đó có Việt Nam.Lịch sử là quá trình phát triển khách quan của xã hội loài người nói chung cũng như của mỗi quốc gia, dân tộc. Lịch sử như một dòng chảy không ngừng từ khi con người xuất hiện, phát triển liên tục đến ngày nay và cả mai sau. Sử học (nói rộng ra là Khoa học Lịch Sử) là một trong những ngành trí thức sớm nhất của con người và luôn giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, trong kho tàng tri thức nhân loại cũng như trong mọi hoạt động của con người, trong nhận thức thế giới và cải tạo thế giới. Sử học đáp ứng một nhu cầu tự nhiên và ngày càng nâng cao của con người vì ai cũng cần biết mình sinh ra từ đâu và quá khứ như thế nào. Chúng ta không thể hình dung được sự tồn tại và phát triển của loài người nếu như chúng ta bị tách rời khỏi quá khứ hoặc với cả một quá khứ mù mịt. Nếu Lịch sử dân tộc ngừng chảy, hoặc chảy không mạnh, nó sẽ sinh ra một thế hệ con người Việt Nam mới “vô thức”.Có thể nói đó như là những người máy, không có quê hương, đất nước, gia đình, dòng họ, không có sự yêu thương đùm bọc, chia sẻ, thêm vào đó là sẵn không có sự tôn trọng, thích thì làm, không có trên có dưới, xem thường các đạo lý mà trước hết là đạo làm người.Những tri thức lịch sử trang bị cho chúng ta những kiến thức tinh hoa của văn hóa nhân loại, của dân tộc để học hỏi, giao lưu, hội nhập. Xu hướng toàn cầu hóa hiện nay đã làm cho các quốc gia dân tộc không phân biệt thể chế chính trị xích lại gần nhau. Vì thế, muốn hội nhập phải nói rõ lịch sử dân tộc mình cho thế giới hiểu đúng. Đồng thời, nước ta là nước đang phát triển, cần phải học hỏi kinh nghiệm của các nước khác. Vì vậy, việc tìm hiểu lịch sử nước ngoài, nhất là lịch sử các nước láng giềng trong khu vực, các nước lớn có quan hệ mật thiết với chúng ta để hiểu họ và học hỏi tinh hoa văn hóa của họ là điều không thể thiếu.Kiến thức lịch sử có tác dụng to lớn trong giáo dục các thế hệ người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ truyền thống, bản sắc dân tộc để không bị hòa tan khi hội nhập với thế giới, khu vực. Lịch sử là bản thân những hoạt động xã hội loài người, dân tộc trên tất cả các lĩnh vực với những biểu hiện muôn màu, muôn vẻ, mà nhờ đó con người có thể đúc kết được các kinh nghiệm làm gương cho đời sau. Những bài học kinh nghiệm của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc còn có ý nghĩa sâu sắc trong công cuộc phát triển đất nước hiện nay. Vì vậy, muốn phát triển đất nước trong điều kiện hiện nay, phải hiểu sâu sắc các bài học kinh nghiệm của quá khứ và phải biết sử dụng những hiểu biết về lịch sử vào thực tiễn sinh động phong phú, đa dạng. Xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc đã cho thấy, Việt Nam là một nước nhỏ, nghèo, lại luôn bị nước lớn chèn ép tìm cách vừa dụ dỗ vừa đe dọa để thôn tính đất nước. Thực tế, lịch sử dựng nước và giữ nước cũng dạy cho chúng ta bài học là ở bất kỳ hoàn cảnh nào, giải quyết nhiệm vụ gì thì yếu tố nhân dân và xây dựng khối đoàn kết toàn dân cũng phải được coi trọng hàng đầu.Đó là bài học đắt giá được rút ra từ lịch sử. Có thể nhìn nhận một cách chân thực rằng, không biết Toán có thể gặp khó khăn khi cộng trừ tiền lương, quy chiếu ngoại tệ ra tiền Việt.Nhưng nếu không biết lịch sử thì điều gì sẽ xảy ra khi con cái không biết cha mẹ, ông bà tổ tiên, dòng họ mình là ai? Còn xét về giá trị hiện thực, thì lịch sử là những gì có thật đã xảy ra trong quá khứ theo quy luật của tự nhiên. Cho nên lịch sử là những bài học vô giá đã được rút ra từ hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Mà để có được những bài học lịch sử vô giá đó, biết bao xương máu và nước mắt của dân tộc đã phải đánh đổi. Vì thế, học và tìm hiểu về Lịch sử Việt Nam còn là để ghi nhớ biết ơn công lao vĩ đại của bao thế hệ tiền nhân đã hi sinh xương máu để gìn giữ đất nước Việt Nam cho thế hệ về sau. Và quan trọng hơn bao giờ hết, lịch sử xác định nguồn gốc của một dân tộc, qua đó chủ quyền quốc gia, biên giới lãnh thổ của một đất nước được xác lập, từ đó khẳng định ví trí và vị thế của một quốc gia trên trường quốc tế.Đối với giáo dục, dạy lịch sử còn là dạy làm Người, dạy cho thế hệ trẻ giữ gìn phẩm giá, nhân cách con người, đồng thời góp phần quan trọng vào việc nâng cao cái “phông” văn hóa cho học sinh. Học lịch sử còn để biết giá trị của ngày hôm nay và từ đó biết ý nghĩa của thành ngữ “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”. Con người xuất hiện từ khi nào thì khoa học lịch sử cũng ra đời từ đó, lịch sử xã hội loài người từ khi hình thành cho đến nay đã có biết bao đổi thay, có những thứ đã vĩnh viễn biến mất hoàn toàn khỏi trái đất, song khoa học lịch sử thì vẫn vậy, nó như cây cổ thụ ngày càng vươn cao, tán lá càng rộng.Với tư cách là một môn khoa học, Lịch sử là một bộ môn nền tảng của khoa học xã hội và nhân văn, là cơ sở quan trọng bậc nhất để trang bị một hệ thống kiến thức về cội nguồn dân tộc, về các thành quả xây dựng và bảo vệ đất nước, về các giá trị tiêu biểu của truyền thống, văn hóa dân tộc và nhân loại; Để từ đó, bồi dưỡng các giá trị của truyền thống của dân tộc, nhất là chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc lập tự cường, tinh thần nhân ái..; từ đó xây dựng phẩm chất và bản lĩnh con người Việt Nam. Môn học này có một vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục, hình thành nhân cách, lòng yêu nước và sự hiểu biết, nhận thức về truyền thống dân tộc của con người nói chung. Lịch sử tạo niềm tin cho học sinh qua các bằng chứng chứng xác thực (không phải bằng mệnh lệnh). Ví như, tin vào vai trò của Đảng, của Bác, của nhân dân trong đấu tranh và xây dựng; tin vào các quy luật sản xuất vật chất, đấu tranh. Lịch sử cung cấp cho học sinh những kinh nghiệm quý báu về cách xử lý tình huống thông minh của người xưa trong cuộc sống, nhất là trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử giáo dục lòng yêu nước qua các tấm gương khắc phục khó khăn, không ngại gian khổ, hy sinh, xả thân vì nước, thể hiện tinh thần “mình vì mọi người”.Qua đó học sinh ý thức được trách nhiệm của mình đối với xã hội, Tổ quốc. Lịch sử là bộ môn khoa học, về mặt văn hóa nó gắn liền với hình hài đất nước, đó là dòng sông, bến nước, sân đình, cây đa, giếng nước, lũy tre làng, là gia đình, tổ tiên. Lịch sử nuôi dưỡng thế hệ con người Việt Nam, giáo dục góp phần hình thành cái tâm, tính, cần cù, chăm chỉ, sáng tạo, yêu thương đùm lẫn nhau, gắn tình yêu gia đình, làng xóm với quê hương đất nước.
2
7
Quỳnh Anh Đỗ
21/11/2018 07:59:07
Ý nghĩa của môn học Lịch sử:
Giúp chúng ta hiểu cội nguồn dân tộc, để tự hào, để biết ơn ông cha ta đã dựng nước và giữ nước cam go thế nào,Như thế mọi người dân sẽ cố gắng phấn đấu để dân tộc mình vẻ vang hơn, phát huy hơn truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Tìm hiểu lịch sử cũng là để phán xét đúng công, tội của từng nhân vật lịch sử, để dạy lại, kể lại, truyền lại cho đời sau. Nếu không, thế hệ sau sẽ không biết nguồn cội và sẽ sống buông thả, không còn duy trì những phẩm chất văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta. Biết lịch sử để vận dụng những cái hay của cha ông ta như Nguyễn Trãi biết dùng chiến tranh tâm lý vận động toàn dân ủng hộ cuộc kháng chiến chống quân Minh ( Viết chữ lên lá bằng mật ong, kiến ăn theo tạo chữ: Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần). Sauu này chuúng ta cũng dùng chiến tranh toàn dân để thắng được giặc Mỹ. Hiểu biết lịch sử cũng giúp ta hiểu biết về địa lý, văn hóa của dân tộc như: Phú Thọ có Đền Hùng, nơi tổ chức Lễ hội quốc gia Giỗ Tổ mùng 10 tháng 3, Hà Nội có Văn Miếu Quốc Tử Giám, Nghệ An có Làng Sen quê hương Bác Hồ . . .Còn văn hóa thì biết Nhã Nhạc cung đình ở Huế, Hát Bội, Cải Lương ở Nam bộ, Cồng Chiêng thì xuất phát ở Tây Nguyên, Hoặc món ngon gì thì có lịch sử từ đâu như sự tích bánh dày bánh chưng, sự tích quả dưa hấu. Một trong những cái hay khi hiểu Lịch sử là Cách Trị Quốc an dân. Nhiều triều đại đã sụp đổ vì lý do gì đều được lịch sử ghi lại, khen chỗ nào và chê chỗ nào. Ghi rõ nguyên nhân tại sao lại thất bại, nguyên nhân làm sụp đổ cả triều đại. Từ đó các vị vua thường phải học lịch sử như 1 môn bắt buộc để rút kinh nghiệm Tề gia, Trị quốc, bình thiên hạ cho triều đại mình.
Ý nghĩa môn học Địa lý:
Việc học địa lí giúp ta có được kiến thức về ranh giới tự nhiên. Hiểu thêm về điều kiện tự nhiên nước ta và các nước trên thế giới. Giúp chúng ta xác định được vị trí lãnh thổ đất nước. Học địa lý còn giúp ta hiểu được các hiện tượng thiên nhiên. Và có thêm kinh nghiệm trong đời sống về thời vụ, thời tiết để sx nông, lâm, ngư nghiệp.
1
1
Nhok Phượng Núi
15/12/2018 17:43:51
Ý nghĩa của môn học Lịch Sử :

Lịch sử - tranh của con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là Lịch sử có thể tham khảo những môn học trừu tượng, trong đó sử dụng câu chuyện để kiểm tra và phân tích chuỗi các sự kiện trong quá khứ, và khách quan xác định các mô hình nhân quả đã ảnh hưởng đến các sự kiện trên.[3][4] Các nhà sử học đôi khi tranh luận về bản chất của lịch sử và tính hữu dụng của nó bằng cách thảo luận nghiên cứu về chính lịch sử như một cách để cung cấp "tầm nhìn" về những vấn đề của hiện tại.

Các câu chuyện phổ biến của nền văn hóa nhất định, nhưng không được các nguồn thông tin khách quan khẳng định (ví dụ như những câu chuyện truyền thuyết về vua Arthur trong văn hóa phương Tây và Lạc Long Quân và Âu Cơ trong văn hóa Việt) thường được phân loại là di sản văn hoá hay truyền thuyết, bởi vì những câu chuyện này không hỗ trợ việc "điều tra khách quan" vốn là một yêu cầu khắt khe của bộ môn sử học.

Herodotus, một nhà sử học Hy Lạp ở thế kỷ thứ 5 TCN được coi là trong là "cha đẻ của lịch sử phương Tây", và cùng với người cùng thời Thucydides đã góp phần tạo nền tảng cho việc nghiên cứu hiện đại của lịch sử nhân loại. Các tác phẩm của họ vẫn còn được đọc cho đến tận ngày nay. Sự khác biệt giữa cách tiếp cận lịch sử tập trung vào văn hóa của Herodotus và cách tiếp cận lịch sử tập trung vào quân sự của Thucydides vẫn còn gây tranh cãi giữa các nhà sử học khi họ viết lịch sử của thời hiện đại. Ở các nước phương Đông, cuốn sử đầu tiên Kinh Xuân Thu là biên niên sử nổi tiếng được biên dịch từ 722 TCN mặc dù chỉ còn bản in ở 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo