Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trong bài hát Bụi Phấn có đoạn: "Em yêu phút giây này, thầy em tóc như bạc thêm, bạc thêm vì bụi phấn, cho em bài học hay. Từ lời ca trên, em hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ về lòng biết ơn thầy cô

(làm cả bài luôn nha, tránh dàn ý(>‿◠)✌)
4 trả lời
Hỏi chi tiết
11.182
23
10
Nguyễn Mai
22/04/2018 14:30:12
"Em yêu..."Những ca từ đó của nhạc sĩ Vũ Hoàng,lời thơ của Lê Văn Lộc mỗi khi vụt tới tai tôi,nó lại khiến tôi nhớ đến công ơn những nhà giáo.
"Bụi phấn".Phải,mỗi lần tôi nhìn thấy người thầy của mình đặt phấn viết lên bảng,tôi lại thấy từng bụi phấn rơi,vương lên tóc thầy.Và mỗi lúc như vậy,tôi lại tự nhiên nhớ đến bài hát "Bụi phấn".
Ý chính cần viếtLưu ý xen thêm lời bài hát Bụi phấn)-Mình có THAM KHẢO một số tài liệu(chỉ là ý thôi nhé,muốn hay bạn phải tự triển khai nha)
Mỗi thế hệ sinh ra, lớn lên và trưởng thành là nhờ có bàn tay chăm sóc, tình yêu thương ấp ủ của cha mẹ. Nhưng bên cạnh đó để hoàn thiện một con người lại không thể không nói đến công ơn dưỡng dạy của thầy cô, những người đã cho ta tình yêu thương lớn lao, vô bờ bến và nói đúng hơn là đã tiếp sức cho sự nghiệp của mỗi chúng ta sau này.
“Không thầy đố mày làm nên”. Đúng vậy, câu nói ấy không sai, dù ngắn gọn nhưng thật nhiều ý nghĩa, đã ca ngợi công ơn của thầy cô giáo đối với học sinh và nhắc nhở người học sinh cần làm tròn bổn phận của mình .
Thầy cô giáo là người đã dạy dỗ, hướng cho ta về phía trước, uốn nắn khuyết điểm cho ta, giúp cho ta đứng dậy trong mỗi lần vấp ngã. Dạy cho ta biết mĩm cười khi gặp khó khăn.
Ở nhà, chúng ta được sự giáo huấn của cha mẹ, còn đến trường thì được thầy cô truyền cho những đạo lý và hơn nữa là tri thức cần có ở mỗi con người. Đứng trên bục giảng thầy cô cũng lo lắm chứ! lo rằng học sinh có hiểu được hay không có tiếp thu những gì mình truyền đạt hay không? Những điều đó làm chúng ta càng thấy rõ hơn về tình yêu thương của thầy cô dành cho học sinh.
Tất cả những công ơn đó, ân nghĩa đó to lớn sâu nặng xiết bao, chính vì vậy mà chỉ có những hình tượng to lớn bất diệt mới có thể so sánh bằng. Dù thế, nhưng một số bạn hiện nay không biết nghe lời, gây ra những việc làm sai trái để lệ buồn trên mi của thầy cô. Song thầy cô luôn có một tấm lòng khoan dung và vị tha, sẵn sàng tha lỗi mà không oán trách. Ôi! tình nghĩa của thầy cô giáo mới bao la và tha thiết làm sao .
Các bạn ạ! Trải qua bao thế hệ, thì đạo đức và niềm tin của thầy cô đối với học sinh không bao giờ phai nhạt! Là học sinh chúng ta phải luôn ghi nhớ và trân trọng những công ơn to lớn ấy. Bởi xã hội dù tiến đến đâu thì con người ai ai cũng phải có lòng biết ơn đối với thầy cô giáo. Hãy giữ gìn và phát huy truyền thống đó các bạn nhé !
“Muốn sang thì bắt cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy ”
Câu ca dao ấy cứ đọng mãi vào lòng em, không thể nào phai. Tuy em là học sinh mới của trường, còn bỡ ngỡ, e thẹn. Nhưng sau khi được học, được gần gũi với bạn bè, thầy cô, em như cảm nhận được một bàn tay nào đó dang rộng ra để chào đón em .
Thầy cô ơi ! Thầy cô là người mà chúng em kính trọng, yêu quí nhất. Mọi người thường nói: “ Trong trời đất, chẳng có gì so sánh nỗi bằng tình thương của cha mẹ đối với con cái”. Nhưng em còn có thể khẳng định một điều: “ Chẳng có thứ gì so sánh bằng công dạy dỗ của thầy cô đối với học trò”. Đối với em, thầy cô là người cha, người mẹ thứ hai . Từng cử chỉ, hành động của Thầy- Cô đều làm cho em nhớ mãi . Làm sao có thể quên được những lời nói, tình thương của thầy cô dành cho em.
Ôi! Cứ mỗi lần nhìn vào mái tóc đã bạc của Thầy làm em lo quá ! Thầy cô ơi! Thầy cô đừng rời xa ngôi trường này, ở lại để dạy dỗ chúng em. Cả đời làm nghề giáo Thầy- Cô đã dành trọn cho chúng em, chúng em biết lấy gì đền đáp cho công lao to lớn ấy .
Thầy cô thức thâu đêm soạn bài để ngày mai đến lớp dạy chúng em. Dưới ánh đèn khuya, bàn tay gầy gầy, xương xương cầm bút viết từng chữ xinh xắn trên trang giấy trắng. Kiến thức của em ngày càng sâu rộng là nhờ công lao của thầy cô . Chúng em biết, vì tương lai tươi sáng của chúng em, vì muốn đất nước ngày càng tươi đẹp hơn, Thầy cô đã dâng hiến cuộc đời, tuổi thanh xuân của mình. Khi em rời xa mái trường thì còn lâu lắm cơ! Nhưng lúc em nghĩ đến cảm giác khi phải xa trường, xa thầy cô, xa bạn bè thì em không thể nào chịu đựng nỗi.
Sắp đến ngày Nhà giáo Việt Nam, em đã thức thâu đêm bày tỏ nỗi lòng đến thầy cô. Em chúc thầy cô mãi mãi sống khỏe, luôn luôn đến trường dạy chúng em. Còn riêng em, em mong thời gian quay chậm lại để cho em không bao giờ phải chia xa thầy cô và các bạn, tình cảm ấy sẽ luôn luôn ở trong lòng em mãi mãi .
Thầy cô ơi ! Chúng em yêu Thầy- Cô và mãi mãi sẽ không bao giờ quên được thầy cô , người Mẹ, người Cha thứ hai của em.Và"Bụi phấn,những ca từ xúc động của bài hát sẽ luôn là bài học cho mỗi chúng ta,mỗi con người.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
14
10
Nguyễn Tấn Hiếu
22/04/2018 15:02:25
Được nhạc sĩ Vũ Hoàng phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của tác giả Lê Văn Lộc, Bụi phấn nhanh chóng trở thành một trong những ca khúc thiếu nhi nổi tiếng nhất của nền âm nhạc Việt Nam. Hiếm ai còn nhớ bài hát này ra đời vào thời gian nào, trong hoàn cảnh ra sao, chỉ biết rằng ai từng trải qua thời cắp sách đến trường cũng đều từng nghe và thuộc lòng Bụi phấn.
Giống như một bản nhạc thơ, Bụi phấn có lời ca ngắn với những âm điệu nhẹ nhàng, dễ nhớ, dễ thuộc. Mỗi khi những câu hát ấy vang lên, người nghe như sống trong khoảnh khắc của những ký ức xưa cũ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường, là một học sinh vô tư, hồn nhiên.
“Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi
Có hạt bụi nào, rơi trên bục giảng
Có hạt bụi nào, vương trên tóc thầy…”
Khi người giáo viên bắt đầu dùng phấn viết những bài học mới lên chiếc bảng đen, những hạt bụi trắng xóa rơi xuống – đó là một hình ảnh quá đỗi đơn sơ, xảy ra hàng ngày và dễ dàng bắt gặp ở bất kỳ lớp học nào. Nhưng qua cảm nhận của tác giả, những hạt bụi ấy trở thành một hình ảnh mang tính ước lệ và có hồn. Nó không chỉ là những hạt nhỏ li ti rơi xuống bục giảng hay vương lại trên tóc mỗi lần người thầy viết bài, mà đã trở thành một biểu tượng in sâu trong tâm trí bao thế hệ học trò.
Động từ “rơi” được nhấn mạnh thành “rơi rơi” tạo nên một cảm giác bâng khuâng và chơi vơi. Hạt bụi rơi mãi không ngừng một cách lặng lẽ đến mức chẳng ai nhận ra chúng đang hòa quyện và nô đùa – như chính những người học trò nghịch ngợm, vô tư. Khi chiếc bảng đen đầy ắp những kiến thức, những dòng chữ thì cũng là lúc dưới bục giảng, trên mái tóc người thầy vương thêm nhiều hạt bụi.
“Em yêu phút giây này, thầy em tóc như bạc thêm
Bạc thêm, vì bụi phấn. Cho em bài học hay…”
Những hạt bụi phấn chắp cánh đưa người học trò bước tới tương lai, tới những bài học tri thức lẫn bài học cuộc sống vô cùng quý giá. Người thầy ấy chẳng quan tâm tới mái tóc mình đang ngày một bạc thêm, còn những người học trò cũng chẳng ai có thể đếm được có bao nhiêu hạt bụi đậu vào mái tóc thầy trong từng tiết học. Đọng lại trong đó là một nỗi niềm ưu tư về cuộc sống, về tương lai của những thế hệ học trò.
“Mai sau lớn nên người, làm sao có thể nào quên
Ngày xưa thầy dạy dỗ, khi em tuổi còn thơ…”
Chẳng ai nhận ra được sự thay đổi cho tới khi trưởng thành. Đến một lúc nào đó nhìn lại mới chợt thấy mọi thứ đã khác biệt theo thời gian. Màu trắng của những hạt bụi phấn năm xưa giờ đã trở thành màu tóc của người giáo viên. Tâm hồn của cô cậu học trò đã lớn lên từ những hạt bụi phấn, chất chứa biết bao sự ân cần, trìu mến với những bài học tuôn chảy theo từng ngày. “Làm sao có thể nào quên” - khi đã “nên người” thì những cô cậu học trò năm nào mới thấy hình ảnh quen thuộc “khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi” là những ký ức khó phai nhòa.
Có những người thầy xuất hiện thoáng qua trong cuộc đời ta, nhưng cũng có những người khiến ta nhớ rất lâu. Từng lời nói, từng câu pha trò trong giờ học, từng lúc nghiêm khắc mỗi khi kiểm tra miệng, từng phút thoáng buồn trước sự vô lo của trò… Tất cả những thứ đó tạo nên một hành trình dài của sự trưởng thành.
Mỗi khi giai điệu da diết, bồi hồi của Bụi phấn được ngân nga, tâm hồn người học trò năm xưa lại trở nên xao xuyến khi nhớ về những người thầy cũ, bạn bè cũ, mái trường thân thương đã gắn bó cả một thời tuổi trẻ. Những câu hát đem lại sự hoài niệm về một thời đã qua, thời của “có hạt bụi nào rơi trên bục giảng, có hạt bụi nào vương trên tóc thầy” - hình ảnh mà chỉ có những người học trò mới nhìn thấy và cũng chỉ có tới lúc chia xa, họ mới nhận ra nó đẹp tới nhường nào.
Thời gian trôi đi, cuộc sống ngày càng thay đổi, xã hội ngày càng hiện đại hơn. Những chiếc bảng đen được thay thế bằng bảng chống bóng, phấn được thay bằng phấn không bụi và đôi khi còn là những chiếc bút điện tử với máy chiếu. Hình ảnh “khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi” ở thời hiện đại khó còn có thể tìm thấy, nhưng những hạt bụi vô hình vẫn ngày ngày tuôn rơi trên bục giảng - nơi hàng ngày, người giáo viên vẫn đem những kiến thức và kinh nghiệm cuộc sống truyền tới những người học trò. Những hạt bụi vô hình ấy, theo thời gian, cũng sẽ nhuộm trắng mái tóc của người thầy và gắn với từng giai đoạn trưởng thành của người học sinh.
Mỗi năm cứ đến dịp 20/11, Bụi phấn lại thêm một lần khẳng định giá trị thiêng liêng của nó trường tồn cùng thời gian. Những giai điệu mượt mà, da diết ấy vẫn luôn đem tới một cảm giác bình yên, thân thương như một dòng suối trong lành của quá khứ tuôn chảy tới thực tại, đem theo bao kỷ niệm của “tuổi còn thơ”.
12
12
Quỳnh Anh Đỗ
22/04/2018 15:23:51
Quan niệm: “ tôn sư trọng đạo” là quan niệm tồn tại có từ xưa đến nay, nó là cách thể hiện tình cảm và lòng biết ơn của người học trò đối với thầy của mình, cũng chính vì thế mà tình nghĩa thầy trò là điều không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người ,nhất là trong cuộc dời học sinh của mỗi chúng ta.
Thật vậy, tình nghĩa thầy trò là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống này bởi nó không hề dựa trên bất cứ một hình thức trục lợi nào. Nó chân thật và thanh khiết vô cùng. Tình nghĩa là gì ? Nó là cảm xúc chân thật , là tình thương, là lòng biết ơn và yêu quý giữa hai con người với nhau, tình nghĩa thầy trò là tình cảm giữa thầy với trò xuất phát từ tấm lòng. Thầy dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và giúp đỡ học sinh học tập cũng như rèn luyện nhân cách và phẩm chất của người học sinh. Học trò dành tình cảm, lòng biết ơn cũng như thái độ kính trọng của mình dành cho thầy. Những cái đó chính là tình nghĩa thầy trò.
Tình nghĩa thầy trò không chỉ được thể hiện trong giảng đường mà còn cả ở bên ngoài,nó thiêng liêng và vô cùng cao cả. Thầy là người yêu thương, day dỗ hướng ta đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Thầy luôn tận tâm và là người dẫn đường cho tri thức của ta, cũng chính nhờ có thầy mà mỗi học sinh chúng ta có thể trở thành những người có ích cho xã hội. Thầy vừa là ngừoi cha,vừa là người mẹ ,vừa là ngừơi bạn tốt mà mỗi người học sinh chúng ta cần phải có, cần phải biết quý trọng trong cuộc sống này. Đã có biết bao tấm gương về những người thầy vượt khó, vượt lên trên tất cả những hoàn cảnh khắc nghiêt của cuộc sống nhưng vẫn yêu nghề , yêu học sinh tận tâm với công việc. Đó chính là cái tình của người thầy dành cho trò của mình. Còn học trò là người tiếp nhận cái tình đó, tiếp nhận cái tri thức đó, để rồi tự nhận thức được những tình cảm của thầy dành cho mình, mà cố gắng học tập. Thầy là người không đòi hỏi bất cứ những gì ở học trò của mình chỉ mong rằng học trò của mình có thể thành tài và trở thành một con người tốt cho xã hội. Người học trò là người nhận được biết bao tình yêu thương của thầy dành cho , cũng chính vì thế mà ở mỗi học trò cũng đều cảm nhận được tấm lòng cao cả ấy và trả lại bằng những tình cảm trong sáng, thiết tha của bản thân dành cho thầy. Cái tình cảm giữa thầy và trò là cái tình cảm thiêng liêng nhất trên cõi đời này. Cố gắng học thật giỏi, luôn kính trọng và yêu quý thầy của mình là cái nghĩa tối thiểu nhất mà mỗi học sinh chúng ta cần phải có. Như CHU VĂN AN, một người thầy của mọi thời đại, ông không chỉ là một người thầy bình thường mà đối với những người học trò của ông, ông còn là một người cha đáng kính, người đã dạy dỗ biết bao nhân tài cho đất nước. Học trò của ông toàn là những vị quan to nhưng khi nói chuyện với ông đều rất cung kính, lễ phép, và kính nễ ông. Đó chính là tình nghĩa giữa thầy với trò, mặc dù không còn dạy mình nhưng người xưa đã có câu: “ Nhất tự vi sư , bán tự vi sư”. Một chữ là thầy, nữa chữ cũng là thầy. Đã dạy dỗ mình thì suốt đời cũng là thầy, mãi mãi luôn khắc ghi trong tim. Những người biết kính trọng thầy của mình thì sẽ trở thành những người có ích cho xã hội, cho đất nước, còn những người không biết quý trọng thầy của mình là những người tự hạ thấp bản thân , thầy như cha như mẹ của mình, là người dạy dỗ và quan tâm mình, thế mà không biết yêu quý kinh trọng thì mãi mãi chằng bao giờ trở thành những người tốt được.
Bên cạnh những người biết kính trọng và yêu quý thầy của mình thì lại có những loại người ăn cháo đá bát, người đã tận tâm dạy dỗ mình thế mà giờ đây lại thiếu lễ phép, không biết kính trọng thầy của mình. Thử hỏi loại người như vậy thì làm sao có thể trở thành người có ích cho xã hội, cho đất nước này. Trong môi trường học đường ngày nay, có những học sinh tuy đã được dạy dỗ đàng hoàng thế nhưng thật sự lại chẳng hiểu biết gì. Người thầy là người đã lấy cả tâm huyết , cố gắng dạy bảo ta, vậy mà những học sinh ấy lại có những hành động và thái độ vô cùng thiếu lễ phép, ngang nhiên dám cãi lại những gì thầy cô đã nói. Liệu những người học sinh như vậy có đáng nhận được sự yêu thương, dạy dỗ từ thầy cô hay không? Khi hành động như vậy, những học sinh ấy có suy nghĩ hay không?Có biết rằng những việc đó , làm tổn thương đến người khác mà nhất là đối với người yêu thương mình , dạy dỗ cho mình, muốn mình nên người. Không có việc gì đáng buồn hơn chính là việc ấy.
Qua những suy nghĩ trên, em đã rút ra được một bài học cho bản thân, chính là phải biết luôn luôn yêu quý và kính trọng thầy cô, những người yêu thương, dạy dỗ ta, hướng ta đến một cuộc sống tốt đẹp. Mỗi người chúng ta phải khắc ghi câu thành ngữ: “tôn sư trọng đạo”. Bởi tình nghĩa thầy trò chính là thứ tình cảm thiêng liêng và cao đẹp nhất trên đời này.Bản thân mỗi học sinh phải cố gắng học thật giỏi, nghe lời thầy cô chăm chỉ học tập, đó củng là cách để thể hiện tình cảm với thầy của mình.
Tình nghĩa thầy trò , mỗi người phải luôn khắc ghi, bởi nó rất quan trọng với cuộc đời của mỗi con người trong suốt thời học sinh . Yêu thương kính trọng thầy chính là yêu thương kính trọng cha mẹ của mình. Là thể hiện bản thân của một con người có nhân cách, có đạo đức và phẩm chất . “Trọng thầy mới được làm thầy”. Như trong câu hát: "Em yêu phút giây này, thầy em tóc như bạc thêm, bạc thêm vì bụi phấn, cho em bài học hay..."
4
19

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư