Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trong bài thơ Lượm tác giả đã gọi tên bằng những tên nào? Ý nghĩa mỗi cách gọi

1/ Trong bài thơ Lượm tác giả đã gọi tên bằng những tên nào? Ý nghĩa mỗi cách gọi
2/ Hình ảnh Lượm ở khổ cuối của bài thơ có ý nghĩa như thế nào? Tại sao biết tin Lượm mất mà sao tác giả vẫn gọi " Lượm ơi, còn không
3/ ​Cảm nhận của em về sự hi sinh của Lượm
4/ Phân tích biện pháp tu từ cho câu sau: Đẹp vô cùng Tổ Quốc ta ơi!
5 trả lời
Hỏi chi tiết
5.609
9
7
Tiểu Khả Ái
02/04/2018 21:06:12

Trong bài thơ Lượm có 2 lần tác giả trực tiếp gọi tên Lượm. Cách gọi ấy thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả đối với Lượm.

- Câu hỏi đứng riêng thành 1 khổ thơ. Mỗi câu lặp lại 1 lần đảo ngữ và ngắt làm đôi thể hiện sự đau xót, bất ngờ, sự nghẹn ngào trào dâng đọng lại trong lời tự hỏi.

- Câu thơ ko chỉ nói lên tình cảm của nhà thơ với chú bé anh hùng ấy mà còn là câu thơ chuyển giữa hai đoạn thơ, giữa hiện tại và tương lai giữa và mộng giữa đau xót và niềm tin.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
12
9
Nguyễn Diệu Hoài
02/04/2018 21:06:41
- Trong bài thơ '' Lượm '' có 3 lần tác giả trực tiếp gọi tên Lượm
1. Ra thế,
Lượm ơi!

=> Cách gọi thân mật như anh em, đồng chí chiến hữu trong một quân đội thời chiến của t.giả với chú bé liên lạc Lượm.
2. Thôi rồi, Lượm ơi!
=> Cách gọi thắm thiết, đau xót, nhấn mạnh được niềm xót xa tột cùng của Tố Hữu với người con nhỏ của quê hương.
3. Lượm ơi, còn không?
=> Cách gọi ấy như nhấn mạnh niềm nhớ nhung, nhấn mạnh được Lượm đã hy sinh nhưng tâm hồn, trái tim của Lượm vẫn còn mãi in dấu trên mảnh đất quê Việt của chúng ta
==> Qua những cách gọi trên, tác giả không chỉ coi Lượm như là một người chiến hữu chí tình luôn sát vai trong những dòng thơ dạt dào cảm xúc mà còn là một người lính anh hùng nhỏ tuổi của nhân dân, thắp sáng cho thiếu nhi Việt Nam.. qua đó, tác giả cũng đã bày tỏ niềm yêu mến, tự hào về chú bé Lượm mà còn bày tỏ được niềm đau xót, nuối tiếc đau đớn vô bờ, quặn thắt từng hồi khi nghe tin Lượm - chú bé liên lạc dũng cảm đã hy sinh tất cả vì quê hương, đất nước.
13
4
Tiểu Khả Ái
02/04/2018 21:09:28
- Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau: Cháu, chú bé, Lượm, Chú đồng chí nhỏ, cháu, chú bé. Tác giả thay đổi cách gọi vì quan hệ của tác giả và Lượm vừa là chú cháu, lại vừa là đồng chí,vừa là của một nhà thơ với một chiến sĩ đã hy sinh. Trong đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là "Chú bé" vì lúc này Lượm không còn là người cháu riêng của tác giả. Lượm đã là của mọi người, mọi nhà, Lượm đã thành một chiến sĩ nhỏ hy sinh vì quê hương, đất nước. Sự đan xen các mối quan hệ như thế khiến cho tình cảm của tác giả thêm thắm thiết và sâu sắc, gắn bó. Bài thơ vì thế càng thêm cảm động
=>Qua những cách gọi trên, tác giả không chỉ coi Lượm như là một người chiến hữu chí tình luôn sát vai trong những dòng thơ dạt dào cảm xúc mà còn là một người lính anh hùng nhỏ tuổi của nhân dân, thắp sáng cho thiếu nhi Việt Nam.. qua đó, tác giả cũng đã bày tỏ niềm yêu mến, tự hào về chú bé Lượm mà còn bày tỏ được niềm đau xót, nuối tiếc đau đớn vô bờ, quặn thắt từng hồi khi nghe tin Lượm - chú bé liên lạc dũng cảm đã hy sinh tất cả vì quê hương, đất nước.
4
3
Tiểu Khả Ái
02/04/2018 21:11:08
3/ ​Cảm nhận của em về sự hi sinh của Lượm Viết về những gương thiếu nhi Việt Nam anh hùng, bài thơ Lượm của Tố Hữu là một tác phẩm đặc sắc nhất của nền thi ca kháng chiến.
Sau khi miêu tả vẻ đẹp ngoại hình và tâm hồn trong sáng đáng yêu của Lượm, nhà thơ đã viết nên những vần thơ tuyệt đẹp ca ngợi tinh thần chiến đấu hy sinh và phầm chất anh hùng của chú đội viên liên lạc.
Hình ảnh Lượm bỗng "cao lớn" phi thường:
Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề: "Thượng khẩn"
Sợ chi hiểm nghèo?.
Giữa mặt trận đạn bay vèo vèo, chú liên lạc đã xông lên vượt qua, vụt qua. Hai chữ vụt qua thể hiện động tác chiến đấu nhanh nhẹn, quả cảm vô cùng. Không thể do dự và chậm trễ khi đang mang trên mình bức thư thượng khẩn. Vì nó là mệnh lệnh chiến đấu. Câu thơ sợ chi hiểm nghèo? vang lên như một lời thách thức, như một lời thề chiến đấu coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.
Người chiến sĩ nhỏ khác nào "một tiên đồng" đang dạo chơi trên đồng lúa trỗ đòng đòng. Từ láy "nhấp nhô" gợi tả một tư thế hồn nhiên, bình tĩnh của chú liên lạc trên đường băng qua mặt trận đầy khói lửa:
Đường quê vắng vẻ
Lúa trỗ đòng đòng
Ca lô chú bé
Nhấp nhô trên đồng....
Nhà thơ như đang "nín thở" dõi theo. Và Lượm đã ngã xuống. Câu thơ có lửa và máu, có lời than và nỗi đau. Hai câu cảm thán liên tiếp như tiếng nấc đau đớn cất lên:
Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi!
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tươi!.
Lượm đã chiến đấu vì quê hương. Lượm đã hy sinh vì quê hương. Lượm đã tử thương nhưng tay chú còn nắm chặt bông lúa. Lượm đã ngã xuống nhưng hồn chú vẫn bay giữa đồng lúa thơm ngạt ngào mùi sữa:
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng.
Đây là những câu thơ hay nhất nói về sự hy sinh của người chiến sĩ trên chiến trường. Tố Hữu đã sáng tạo nên một không gian nghệ thuật có hương lúa quyện hồn chiến sĩ vừa thân thuộc vừa bình dị, vừa bát ngát thiêng liêng. Chú đội viên liên lạc đã ngã xuống trong tư thế người anh hùng tuổi thiếu niên!.
Phần cuối bài thơ, Tố Hữu nhắc lại tám câu thơ ở đoạn đầu. Cấu trúc ấy được thi pháp gọi là "đầu - cuối tương ứng" hoặc kết cấu vòng tròn. Trong bài thơ này, cấu trúc ấy có một giá trị thẩm mĩ đặc sắc. Chú đội viên liên lạc đã anh dũng hy sinh ngoài mặt trận, nhưng tinh thần yêu nước, chí khí dũng cảm và tên tuổi người anh hùng tuổi thiếu niên vẫn bất tử, sống mãi trong lòng nhân dân ta. Có cái chết hoá thành bất tử, đó là sự hy sinh oanh liệt của Lượm. Tấm gương anh hùng của Lượm sáng mãi ngàn thu.
4
7
Quỳnh Anh Đỗ
03/04/2018 12:55:23
Ấn tượng của cuộc gặp gỡ vẫn còn nguyên vẹn nét đẹp đẽ, vui tươi, ấm áp trong lòng tác giả, bỗng nhiên có tin Lượm hy sinh. Câu thơ bị gãy đôi như tiếng nấc nghẹn ngào:
Ra thế
Lượm ơi!
Đó là nỗi sửng sốt và xúc động đến nghẹn ngào, nhà thơ đã hình dung ra ngay cảnh tượng chú bé hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.
Lượm “ thiên thần bé nhỏ ấy đã bay đi”, để lại bao nhiêu niềm tiếc thương cho chúng ta giống như Tố Hữu đã nghẹn ngào, đau xót gọi em lần thứ ba bằng một câu thơ vô cùng day dứt:
Lượm ơi, còn không?
Câu thơ tách riêng thành một khổ thơ, như một câu hỏi xoáy vào lòng người đọc, đã nói rõ tình cảm của nhà thơ đối với chú bé anh hùng của dân tộc. Tác giả như không tin rằng Lượm đã hy sinh, Lượm vẫn còn trong lòng tác giả và sẽ mãi còn cùng với đất nước, quê hương.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư