Cơ bản thì kể 1 chút về tiềm lực quân đội các bên như sau :
1. Quân Trịnh: Quân lực ước chừng tầm 40000-50000 quân, có những viên tướng tài năng như Việp quận công Hoàng Ngũ Phúc và Trấn thủ Nghệ An Bùi Thế Đạt đã vượt qua được chiến lũy mà cả trăm năm các chúa Trịnh không làm được, công chiếm châu Thuận, áp sát Quảng Nam. Mạnh về bộ chiến
2. Quân Nguyễn: Mặc dù thua đau ở Lũy Thầy dẫn đến mất Phú Xuân trước quân Trịnh và sa lầy ở quảng nam, tuy nhiên, đầu não đã kịp chạy vào Gia Định , quân đội kịp thời tập hợp từ binh lính Ngũ Dinh được tầm 3 vạn quân có ưu thế về thủy chiến .
Trước tình thế gọng kìm, quân Tây Sơn không thể cùng chống lại cả hai bên 1 lúc, nhất là phải đối chọi với những viên tướng giỏi của Bắc Hà và quân đội tinh nhuệ hừng hực khí thế sau hàng loạt thắng lợi nên Nghĩa qân đã chủ trương hòa trịnh đánh Nguyễn bởi:
- Tây Sơn không thể hòa với Nguyễn vì đang là kẻ thù trưc tiếp của nhau
- Quân Trịnh mặc dù mạnh hơn và khí thế hơn nhưng không còn ưu thế nữa do yếu về thủy chiến hơn so vs quân Nguyễn nên họ cần 1 lực lượng đi trước mở đường và Tây Sơn vừa vặn là lực lượng như thế.
Về sáng tạo:
- Thực hiện hòa hoãn với quân Trịnh vừa giảm bớt kẻ thù, vừa để dồn lực đánh quân Nguyễn để lấy điểm tựa mưu sự về sau
- Đưa nghĩa quân thoát ra khỏi tình thế gọng kìm, có nguy cơ dẫn đến bị tiêu diệt