LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trong vai người bán hàng, em hãy kể lại câu chuyện Treo biển

1. Trong vai người bán hàng , em hãy kể lại câu chuyện treo biển
2. Thay ngôi kể để bộc lộ tâm tình của sơn tinh trong truyện sơn tinh , thủy tinh
3. Kể chuyện lần đầu em đi chơi xa
4. Người để lại trong em ấn tượng sâu đậm nhất
5. Có một cây bàng non hằng ngày bị các bạn học sinh hái lá, bẻ cành. Em hãy đóng vai cây bàng non ấy để nói chuyện với các bạn
4 trả lời
Hỏi chi tiết
1.858
7
4
Vân Cốc
23/12/2018 10:20:39
Câu 1

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Vân Cốc
23/12/2018 10:21:30
Câu 2
Tôi là Thuỷ Tinh, một trong hai chàng rể đến cầu hôn công chúa Mị Nương xinh đẹp - con gái vua Hùng. Tôi muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện của tôi và Sơn Tinh.
Tôi vốn là chúa vùng nước thẳm, sống ở miền biển sâu. Tôi có thể hô mưa, gọi gió. Sức mạnh của tôi là vô song. Năm ấy, vua Hùng muốn kén rể. Công chúa Mị Nương vô cùng xinh đẹp và tôi rất muốn lấy nàng về làm vợ. Nhưng khi đến cầu hôn, tôi gặp ngay đối thủ của mình. Hắn tên là Sơn Tinh. Nhìn hắn, tôi chợt nghĩ: "Đây cũng là người tài, xứng đáng để ta so tài cao thấp". Tôi được biết, hắn vốn là chúa tể vùng non cao.
Trước mặt vua Hùng tôi và Sơn Tinh đều thể hiện hết tài năng của mình. Sau khi chứng kiến cuộc thi tài, vua Hùng phân vân, không biết nên chọn ai làm chàng rể. Cuối cùng vua đưa ra thử thách: Nếu ai mang đồ sính lễ đến trước, ta sẽ gả Công chúa cho người đó. Nhưng khi nghe sính lễ: "Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp. bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi", tôi thấy lạ quá. Sao vua lại thách cưới toàn những sản vật của vùng núi cao? Sao vua lại thiên vị Sơn Tinh như thế? Dưới biển có bao sản vật quý hiếm, vậy mà lại không có thứ nào được góp mặt trong những sính lễ vua yêu cầu.
Tôi thầm ghen với Sơn Tinh. Nhưng khó khăn đó không làm tôi nản chí, tôi quyết kiếm đầy đủ sính lễ. Đúng ngày hẹn, tôi vui mừng mang đầy đủ sính lễ đến, thầm nghĩ chắc chắn lần này sẽ cưới được Mị Nương về làm vợ. Trên đường đi, lòng tôi vui sướng vô hạn. Nào ngờ, khi tôi đến nơi, Sơn Tinh chỉ đến sớm hơn tôi một chút nhưng lại đem được nàng Mị Nương xinh đẹp về làm vợ. Nghe được tin đó, tôi vô cùng tức giận, vội vàng cho quân đuổi theo Sơn Tinh, quyết tâm cướp lại Mị Nương. Vốn tự tin vào sức mạnh của mình, tôi hô mưa gọi gió, làm thành dông bão, rung chuyển cả đất trời. Tôi dâng nước sông lên cuồn cuộn thành những bức tường nước cao lớn, đổ ập xuống để đánh Sơn Tinh. Bầu trời đang trong sáng bỗng trở nên xám xịt và âm u, sấm chớp nổi lên ầm ầm.
Trong lòng tôi, cơn bão của sự đố kỵ, ghen ghét cũng cuộn dâng. Lòng tức giận đã khiến tôi mờ mắt. Tôi quyết tâm giành bằng được Mị Nương. Càng đánh tôi càng say máu. Nước dâng cao, ngập ruộng đồng, nhà cửa. Nước dâng lên tận lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu nổi lềnh bềnh trên một biển nước. Nhưng Sơn Tinh lại chẳng hề nao núng, hắn bình tĩnh bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi dựng thành luỹ ngăn chặn dòng nước lũ. Dù cho sức nước có dâng cao bao nhiêu thì cũng bị Sơn Tinh dâng núi chắn.
Tôi quyết dùng hết sức mình quyết đánh thắng Sơn Tinh một phen cho hả dạ. Nhưng dù trận chiến có kéo dài ròng rã mấy tháng trời, Sơn Tinh không hề suy giảm sức mạnh còn tôi đã dân đuối sức. Cuối cùng, tôi phải chịu thua.
Nhưng năm nào tôi cũng hô mưa, gọi gió làm thành lụt lội để đánh Sơn Tinh, trả mối thù năm xưa. Vậy mà, chưa năm nào tôi thắng được Sơn Tinh. Bởi vì, Sơn Tinh cũng chưa khi nào quên việc xây dựng thành luỹ để chống lại tôi. Và quả thực, mỗi ngày nó lại càng chắc chắn hơn.
0
0
Vân Cốc
23/12/2018 10:23:19
Câu 3
Một ngày gần cuối năm học lớp năm của em, cậu Trung đến nhà chơi và hỏi em có cần cậu giúp học bài gì không. Em sung sướng mang bài tiếng Việt ra hỏi cậu vê ý nghĩa của câu "Đi một ngày đàng học một sàng khôn". Cậu vui vẻ giải thích:
- Câu này có nghĩa là nếu cháu chịu khó đi đây đi đó thì sẽ được mở mang hiểu biết, ở một một nơi xa lại học thêm được điều hay, điều lạ.
Em phụng phịu:
- Cậu nói vậy thì cháu hiểu nhưng cháu có được đi chơi xa bao giờ đâu! Nơi xa nhất mà cháu từng đi là chợ huyện đấy!
Cậu vui vẻ cười:
- Cháu muốn đi xa thì dễ thôi, nhưng cháu phải chứng minh cho cậu thấy là cháu xứng đáng với phần thưởng đó. Nếu cuối năm cháu đạt học sinh giỏi, cậu sẽ đưa cháu đến một nơi rất hay là Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam!
Cuối năm học đó, nhờ những nỗ lực không ngừng, em đạt danh hiệu quý giá ấy và cậu em đã giữ lời hứa! Đó là chuyến đi xa lần đầu tiên của em.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là nơi trưng bày những hiện vật văn hóa của 54 dân tộc anh em sống trên đât nước Việt Nam. Không chỉ thế, tại đây còn thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hóa tinh thần, các trò chơi dân gian củạ nhiều dân tộc khác nhau rất độc đáo và hấp dẫn. Cậu Trung chọn rất khéo, đó là ngày thứ 7, 30 tháng 4, hôm ấy vừa là ngày nghỉ vừa gần ngày Quốc tế Thiếu nhi nên bảo tàng có rất nhiều khách vào chơi mà đa số là các bạn thiếu nhi được bố mẹ cho đến.
Xe cậu vừa đỗ lại em đã bị choáng ngợp bởi lượng người rất đông đứng ngoài bảo tàng. Hai bên cổng là những người bán hàng rong: những quả bóng ni lông đầy màu sắc, hình dáng; nhũng con tò he xinh xắn sặc sỡ; những món đồ chơi lạ mắt nhự máy bay cánh quạt, con chim giấy,... Đứng trước cổng là hàng chục người đang xếp hàng chờ mua vé vào tham quan. Em và cậu cũng trật tự nối nếp vào hàng người ấy.
Bước qua cánh cổng bảo tàng, em đứng trước một khối nhà mái vòm rất lớn. Trước nhà là một chiếc ao nhỏ, để đi vào khối nhà đó cần đi qua một chiếc cầu xây hình bậc thang. Phía trên cổng chính to rộng là một dòng chữ bằng đá rất nổi bật: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Cậu em bảo đó là khu trưng bày trong nhà. Theo chân cậu, em bước vào trong. Khu trưng bày trong nhà gồm hai tầng. Chính giữa sảnh chính tầng trệt là một cây nêu rất lớn. Nó cao gần chạm mái tầng trên, từ một nhánh chính, có rất nhiều nhánh nhỏ được tách ra, mỗi nhánh lại được trang trí bằng nhiều màu sắc rất đẹp đẽ, lộng lẫy. Đó là cây nêu ngày Tết dùng để trừ tà vẫn thường xuất hiện trong phong tục người Việt. Theo chân cậu, em bước tiếp vào trong và được chiêm ngưỡng các dụng cụ lao động, săn bắt như liềm, cung, dao,... của người Bana, Êđê, Tày, Nùng,... còn có rất nhiều mô hình nguời dân tộc Mông, Mường, Việt,... trong các lễ ma chay, cưới hỏi, thời bao cấp,... Rồi nhũng chiếc ti vi luôn luôn được mở quay cảnh sinh hoạt của các dân tộc,...
Nhưng điểm hấp dẫn nhất thu hút những khách tham quan "nhí" như chúng em là khu trưng bày ngoài trời. Rời ngôi nhà mái vòm, em bước ra một không gian thoáng rộng vô cùng. Ngoài đó có rất nhiều những cây xanh mát, những dòng nước trong vắt. Đi trong khuôn viên ngoài trời của bảo tàng giống như đi trong một khu vườn rợp mát vậy. Tại đây có trưng bày rất nhiều mô hình nhà ở, nhà mồ, thuyền,... cùa nhiều dân tộc. Tất cả đều có kích thước giống như thật. Đa số đều được làm từ các loại cây cối đã làm khô như nứa, gỗ lim, gỗ pơ-mu, cỏ gianh,... Riêng nhà của người Hà Nhi rất đặc biệt: nó được làm bằng đất nện! Nhà rông Tây Nguyên cao vút lên trời xanh, muốn lên được nhà phải trèo lên những bậc thang cao chừng hơn hai mét bằng gỗ. Mái nhà được xếp từ những nắm cỏ rơm khô, vách ken bằng nứa, khung và xà nhà làm từ gỗ. Nhà dài của người Ê-đê thì rất... dài! Đủ cho cả một dòng họ gồm hàng chục người sinh sống. Ngôi nhà cũng gần giống mô hình nhà sàn, muốn lên nhà phải leo lên bậc gỗ, bậc nhà dài Ê-đê thấp gần bằng một nửa bậc lên nhà rông Tây Nguyên. Vách nhà được ken bằng nứa, mái nhà được lợp cỏ gianh. Trong nhà chứa rất nhiều cồng, chiêng, trống, gùi, bình rượu cần, dụng cụ lao động,.. Nhà của người Hà Nhì không phải là nhà sàn, nó gần giống nhà người Kinh, duy có điều khác lớn nhất là tường nhà hoàn toàn được làm từ đất. Tường nhà dày khoảng 30cm, em tự hỏi không biết người Hà Nhì đã làm thế nào để tạo được tường nhà như vậy? Ngoài những ngôi nhà còn có các nhà mồ của người Ể-đê, Ba-na,... dược chạm trổ cầu kì, đẹp mắt thể hiện bản sắc văn hóa riêng mỗi dân tộc, vùng miền. Bên cạnh đó, em còn được chiêm ngưỡng những chiếc thuyền thúng, thuyền độc mộc, thuyền đua yới kích thước như thật rất tuyệt vời!
Vui nhất là những trò chơi được tổ chức mà chính là các anh chị tình nguyện viên đến từ các trường đại học: nhảy sạp, lò cò, kéo co, đi cà kheo, nhảy bao bố, ném còn, bắn bi,... và cả múa rối nước nữa chứ! Trò chơi được các bạn nhỏ tham gia rất nhiệt tình. Các bạn từ nhiều tỉnh thành, quận huyện đến vơi bảo tàng, hàng ngày ít có dịp vui chơi nhu vậy nên ai cũng hào hứng. Em nhiệt tình tham gia đến mức cậu Trung cứ lắc đâu cười bảo: "Cứ thế này bao giờ cậu mới được về!" Cậu chỉ nói vậy thôi, cậu cũng rất thích chơi, bằng chứng là cậu đã cùng chơi với chúng em trò nhảy bao bố này, trò kéo co này,... Kết quả là lần nào cậu cũng... thua! Cậu giải thích rằng: vì cậu mải cười quá nên không tập trung thi đấu!
Trời đã về trưa tự lúc nào, nắng tháng sáu khá gay gắt, mặt bạn nhỏ nào cũng đỏ gay. Mồ hôi nhễ nhại, bụng đói meo mà em vẫn muốn chơi tiếp với các bạn. Nhưng cậu em đã chỉ tay vào đồng hồ ra hiệu đến giờ về. Em phụng phịu bước theo cậu lòng đầy luyến tiếc.
Chuyến đi chơi xa đầu tiên của em thật lí thú và bổ ích biết bao! Nó cho em bao hiểu biết về vốn văn hóa đa dạng, phong phú của các dân tộc trên đất nước Việt Nam ta. Đặc biệt, em đã có những giờ phút vui chơi thật thoải mái, vui vẻ. Nhất định em sẽ cố gắng học giỏi hơn nữa để được đến những nơi lí thú như vậy!
0
0
Vân Cốc
23/12/2018 10:24:16
Câu 4
Tôi đã học rất nhiều thầy cô, nhưng người để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc nhất là cô Trang dạy tôi năm lớp bốn. Từ xa, tôi đã nhận ra cô bởi dáng đi nhanh nhẹn, hoạt bát. Cô thường mặc những bộ quần áo giản dị, sẫm màu phù hợp với độ tuổi. Khuôn mặt cô hình trái xoan với nước da rám nắng. Cô có đôi mắt đen láy, rất đẹp làm tăng thêm vẻ thanh mịn, cong cong của cặp lông mày. Đôi mắt ấy nhìn chúng tôi một cách trìu mến, thân thiện. Cái mũi của cô thanh thanh, cao cao, bên dưới là chiếc miệng luôn mỉm cười cùng hàm răng trắng bóng, đều đặn nổi bặt cặp môi tươi tắn. Mái tóc cô hơi xoăn, đen óng ả buông xuống ngang vai. Trông cô thật bao dung, dịu hiền.
Cô luôn luôn được mọi người yêu quý. Giờ lên lớp, cô giảng bài rất dễ hiểu, hấp dẫn, giọng nói của cô rõ ràng, nét mắt vui tươi. Mỗi khi có bài khó, chỗ nào chưa hiểu, mạnh dạn hỏi, cô đều tận tình giảng lại. Vào giờ ra chơi cô còn giành thời gian để trả lời những câu hỏi của chúng tôi . Không những cô coi trọng môn Toán, Tiếng Việt cô còn giúp chúng tôi đạt điểm tốt trong tất cả các môn. Mỗi khi bạn nào mắc khuyết điểm cô đều nghiêm khắc phê bình nhưng cô chưa bao giờ phải xỉ mắng một học sinh nào. Với tấm lòng nhân ái cô vận động chúng tôi cùng cô quyên góp tìên ủng hộ các bạn nghèo vượt khó. Những việc làm của cô làm tôi không thể quên được, nó luôn đọng lại trong tim tôi.
Tôi coi cô như người mẹ thứ hai của tôi. Mai đây khôn lớn, những kiến thức mà cô Thành và các thầy cô khác đã dạy tôi sẽ trở thành hành trang để tôi bước vào đời. Tôi sẽ không quên mái trường thời thơ ấu này và hình ảnh cô đã dạy dỗ tôi

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư