Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trong văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, tác giả rất là trăn trở "Bước vào thế kỉ mới ... nếp nghĩ sùng ngoại quá mức sẽ cản trở sự phát triển của đất nước". Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về vấn đề này

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
8.866
8
10
Trinh Le
05/03/2017 14:15:08
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận (nêu ý kiến của Vũ Khoan, ý kiến hoàn toàn đúng đắn khẳng định những tác động tiêu cực của nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức đều sẽ cản trở sự phát triển của đất nước trong thế kỉ mới).
2. Thân bài:
- Giải thích ý kiến:
+ “Thế kỉ mới”: Đặt trong văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” trích trong “Một góc nhìn tri thức” của “Nhà xuất bản Trẻ”, Thành phố Hồ Chí Minh, xuất bản năm 2002 chỉ thế kỉ XXI, thế kỉ của công nghệ, của hội nhập, của nền kinh tế toàn cầu.
+ “Nếp nghĩ sùng ngoại, bài ngoại”: thái độ coi trọng, tôn trọng quá mức (sùng), bác bỏ, tẩy chay, chê bai (bài) các yếu tố bên ngoài (ngoại). Đặt trong văn cảnh có thể hiểu “ngoại” là yếu tố nước ngoài. 
+ Nội dung câu nói: khẳng định cả hai thái độ (sùng ngoại, bài ngoại) đều không thể chấp nhận được, vì cản trở sự phát triển của đất nước trong thời kì mới.
- Bàn luận:
+ “Thế kỉ mới” là thời kì đất nước ta đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hơn thế nữa “hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới”. Bước chân vào thế kỉ mới đất nước Việt Nam, con người Việt Nam có rất nhiều cơ hội (hòa nhập, mở rộng giao lưu về kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ…) nhưng cũng đứng trước không ít khó khăn, thử thách (trong đó có thử thách làm sao giữ được bản sắc, truyền thống dân tộc). Vấn đề làm sao tận dụng những cơ hội, ứng phó với thách thức đã tiến trình hội nhập đem lại là vấn đề hết sức to lớn, là mối quan tâm của tất cả mọi người.
+ Nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức tất yếu sẽ nảy sinh trong quá trình hội nhập, gây nên rất nhiều hậu quả, có thể kể ra: “sùng ngoại” tạo ra nếp sống, cách nghĩ xa lạ với con người, dân tộc Việt Nam, làm mất đi bản sắc, thui chột truyền thống dân tộc, không có ý thức phát huy lòng tự tôn dân tộc. “Bài ngoại”, ngược lại, tạo ra cách sống, cách nghĩ bảo thủ, trì trệ, lạc hậu…
(Lưu ý: học sinh phải lấy dẫn chứng trong thực tế đời sống để chứng minh)
- Rút ra bài học cho bản thân:
+ Cả hai nếp nghĩ (sùng ngoại, bài ngoại) đều cực đoan, làm cản trở sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.
+ Trong thời kì hội nhập, trong “mái nhà chung” thế giới, mỗi người Việt Nam trong đó có học sinh, thế hệ tương lai của đất nước phải có ý thức phấn đấu học tập, hòa nhập một cách sâu rộng vào “mái nhà chung” ấy, đồng thời phải có ý thức phát huy truyền thống tốt đẹp, giữ gìn bản sắc riêng của dân tộc mình. Đó chính là một trong những hành trang bước vào thế kỉ mới.
3. Kết bài: Khái quát lại vấn đề.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
17
7
Trinh Le
05/03/2017 14:17:03
Khi đọc văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” của Nguyên Phó Thủ Tướng Vũ Khoan, chúng ta thấy ông đã dành cho hậu nhân người Việt một lời khuyên có ý nghĩa sâu sắc về việc sùng ngoại và bài ngoại: “Bước vào thế kỉ mới, nước ta sẽ hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Bản tính thích ứng nhanh sẽ giúp dân ta tận dụng được những cơ hội, ứng phó với thách thức do tiến trình hội nhập đem lại. Nhưng thái độ kì thị đối với sự kinh doanh, thói quen ảnh hưởng sự bao cấp, nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức đều sẽ cản trở sự phát triển của đất nước.” Vậy vì sao sự sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức lại cản trở sự phát triển của đất nước.
Có thể hiểu, sùng ngoại là sự tôn sùng đến mức si mê những hàng hóa, văn hóa phẩm của nước ngoài; bài ngoại là sự chối bỏ, bác bỏ, tẩy chay, chê bai những gì có yếu tố ngoài nước. Để từ đó, qua câu nói của Vũ Khoan, ta có thể hiểu như sau: trong thời kỳ hội nhập, hiện đại hóa, công nghiệp hóa thì việc sùng ngoại-bài ngoại quá mức đều làm cho đất nước kém phát triển.
Nếp nghĩ sùng ngoại, bài ngoại là kết quả tất yếu của quá trình”hội nhập vào nền kinh tế thế giới và chúng để lại di họa cho thế hệ tương lai. Sùng ngoại quá mức sẽ tạo ra lối sống xa lạ với xã hội, dân tộc Việt Nam, làm thui chột đi truyền thống văn hóa dân tộc, khiến con người mất đi lòng tự tôn dân tộc. Thực tế cho thấy, giới trẻ đang ngày càng chuộng trang phục của nước ngoài mà xa lạ với những trang phục của dân tộc, người trưởng thành chỉ muốn ra nước ngoài sống mà không thích sống ở Việt Nam giúp Tổ quốc phát triển
Còn bài ngoại sẽ tạo ra một lối sống bảo thủ, trì trệ, những gì mới mẻ, hiện đại đều bị coi là lai căng, phù phiếm. Trên thực tế cho thấy, có nhiều người chỉ vẫn tin lời thấy cúng, thầy bói, thầy trừ tà mà không tin lời các y bác sĩ, không chịu uống thuốc dẫn đến người thân và bản thân chịu thiệt, có thể là mất mạng. Một số người không chịu mở mang kiến thức mà chỉ biết thu mình lại trong vỏ bọc “truyền thống”, “Việt Nam xưa”. Điều này thật đúng trong trường hợp của vua Tự Đức triều Nguyễn, ông và triều thần không chịu tìm hiểu đến khoa học kĩ thuật phương Tây, sùng Việt bài ngoại dẫn đến việc mất nước. 
Để hai lối sống này không tồn tại, chúng ta cần làm chủ bản thân. Giới trẻ cần tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước bạn trên nền tảng văn hóa dân tộc. Đồng thời, lớp trẻ cần giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc, những phong tục tập quan tốt đẹp. Chúng ta không được bảo thủ, chống lại những hủ tục và nạn mê tín dị đoan, ham học hỏi, ứng dụng công nghệ thông tin vào cuộc sống 
Nói tóm lại, nhờ câu nói của Nguyên Phó Thủ Tướng Vũ Khoan, ta hiểu được hậu quả của việc sùng ngoại và bài ngoại. Là học sinh, tôi sẽ hành theo Trung Đạo, không quá chuộng hàng nội và hàng ngoại, học theo văn hóa phương Tây một cách đúng đắn trên nền tảng văn hóa dân tộc như Chủ tịch Hồ Chí Minh vậy.
3
10
Giang Hương
05/03/2017 17:35:25
Khi đọc văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” của Nguyên Phó Thủ Tướng Vũ Khoan, chúng ta thấy ông đã dành cho hậu nhân người Việt một lời khuyên có ý nghĩa sâu sắc về việc sùng ngoại và bài ngoại: “Bước vào thế kỉ mới, nước ta sẽ hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Bản tính thích ứng nhanh sẽ giúp dân ta tận dụng được những cơ hội, ứng phó với thách thức do tiến trình hội nhập đem lại. Nhưng thái độ kì thị đối với sự kinh doanh, thói quen ảnh hưởng sự bao cấp, nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức đều sẽ cản trở sự phát triển của đất nước.” Vậy vì sao sự sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức lại cản trở sự phát triển của đất nước.
Có thể hiểu, sùng ngoại là sự tôn sùng đến mức si mê những hàng hóa, văn hóa phẩm của nước ngoài; bài ngoại là sự chối bỏ, bác bỏ, tẩy chay, chê bai những gì có yếu tố ngoài nước. Để từ đó, qua câu nói của Vũ Khoan, ta có thể hiểu như sau: trong thời kỳ hội nhập, hiện đại hóa, công nghiệp hóa thì việc sùng ngoại-bài ngoại quá mức đều làm cho đất nước kém phát triển.
Nếp nghĩ sùng ngoại, bài ngoại là kết quả tất yếu của quá trình”hội nhập vào nền kinh tế thế giới và chúng để lại di họa cho thế hệ tương lai. Sùng ngoại quá mức sẽ tạo ra lối sống xa lạ với xã hội, dân tộc Việt Nam, làm thui chột đi truyền thống văn hóa dân tộc, khiến con người mất đi lòng tự tôn dân tộc. Thực tế cho thấy, giới trẻ đang ngày càng chuộng trang phục của nước ngoài mà xa lạ với những trang phục của dân tộc, người trưởng thành chỉ muốn ra nước ngoài sống mà không thích sống ở Việt Nam giúp Tổ quốc phát triển
Còn bài ngoại sẽ tạo ra một lối sống bảo thủ, trì trệ, những gì mới mẻ, hiện đại đều bị coi là lai căng, phù phiếm. Trên thực tế cho thấy, có nhiều người chỉ vẫn tin lời thấy cúng, thầy bói, thầy trừ tà mà không tin lời các y bác sĩ, không chịu uống thuốc dẫn đến người thân và bản thân chịu thiệt, có thể là mất mạng. Một số người không chịu mở mang kiến thức mà chỉ biết thu mình lại trong vỏ bọc “truyền thống”, “Việt Nam xưa”. Điều này thật đúng trong trường hợp của vua Tự Đức triều Nguyễn, ông và triều thần không chịu tìm hiểu đến khoa học kĩ thuật phương Tây, sùng Việt bài ngoại dẫn đến việc mất nước. 
Để hai lối sống này không tồn tại, chúng ta cần làm chủ bản thân. Giới trẻ cần tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước bạn trên nền tảng văn hóa dân tộc. Đồng thời, lớp trẻ cần giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc, những phong tục tập quan tốt đẹp. Chúng ta không được bảo thủ, chống lại những hủ tục và nạn mê tín dị đoan, ham học hỏi, ứng dụng công nghệ thông tin vào cuộc sống 
Nói tóm lại, nhờ câu nói của Nguyên Phó Thủ Tướng Vũ Khoan, ta hiểu được hậu quả của việc sùng ngoại và bài ngoại. Là học sinh, tôi sẽ hành theo Trung Đạo, không quá chuộng hàng nội và hàng ngoại, học theo văn hóa phương Tây một cách đúng đắn trên nền tảng văn hóa dân tộc như Chủ tịch Hồ Chí Minh vậy.
0
0
NoName.467767
04/05/2019 08:52:03
Là vậy cô em nói là hãy về viết 1 bài văn nghị luận về lối sống ếch ngồi đáy giếng

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×