Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Truyền thuyết là gì ???

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
4.475
5
1
Tô Hương Liên
01/08/2017 02:17:19
Truyền thuyết là thể loại có vị trí nổi bật trong hệ thống thể loại văn học dân gian Việt Nam không chỉ ở số lượng phong phú mà ở cả chất lượng phản ánh vô cùng đặc sắc của nó. Do những đặc thù lịch sử về vấn đề chữ viết và hàng ngàn nầm bị ngoại bang xâm lược (chính sử của nước ta xuất hiện muộn) nên truyền thuyết dân gian trở thành pho sử truyền miệng đặc biệt quý báu được nhân dân lưu truyền, gìn giữ trong suốt mấy ngàn năm lịch sử.
Truyền thuyết là thể loại tự sự bằng văn xuôi, kể lại các sự kiện và nhân vật có quan hệ với lịch sử địa phương, dân tộc, thường dùng yếu tố tưởng tượng để lí tưởng hoá các sự kiện và nhân vật được kể, nhằm thể hiện ý thức lịch sử và thái độ, tình cảm của nhân dân.
Nếu như truyện cổ tích kể về những điều không có thật, những truyện hư cấu, không thể xảy ra trong thưj tế thì truyền thuyết kể về những điều gắn với các sự kiện lịch sử đã xảy ra trong quá khứ. Song, chức năng làm sứ của truyền thuyết dân gian cũng mang những đặc trưng riêng. Truyền thuyết không ghi chép lịch sử một cách khô cứng, máy móc, đơn giản mà đằng sau việc phản ánh những sự kiện, nhân vật lịch sử là thái độ, tình cảm, cách đánh giá của nhân dân đối với các nhân vật và sự kiện lịch sử đó. Truyền thuyết dân gian phản ánh lịch sử nhưng đó là lịch sử được phản chiếu qua lăng kính nghệ thuật của nhân dân, có chức năng nhận thức và thẩm mĩ to lớn. cốt lõi lịch sử và yếu tố hư cấu, tưởng tượng là hai đặc trưng không thể thiếu của truyền thuyết dân gian. "Truyền thuyết dân gian thường có cái lõi là sự thật lịch sử mà nhân dân qua nhiều thế hệ đã lí tưởng hoá, gửi gắm vào đó tâm tình tha thiết của mình cùng với thơ và mộng, chắp đôi cánh của trí tưởng tượng và nghệ thuật dân gian, làm nên những tác phẩm mà đòi đời con người yêu thích" (Nhận định của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng, báo Nhân dân, 29 - 4 - 1969).- Khi nghiên cứu và tìm hiểu truyền thuyết, cần có huớng tiếp cận tác phẩm theo hệ thống các yếu tố nghệ thuật nhu hình tuợng nhân vật, kết cấu, lời kể.
+ Nhân vật cổ tích là nhân vật hư cấu, còn nhân vật truyền thuyết do chính lịch sử tạo ra. Tuy không phải nhân vật hư cấu, nhung nhân vật truyền thuyết cũng không phải là bản sao của nhân vật lịch sử. Nhân dân đã lựa chọn những nhân vật mang ý nghĩa biểu trung cho lịch sử khái quát của dân tộc (những nhân vật trong truyền thuyết thời vua Hùng nhu Thánh Gióng (Thánh Gióng), Son Tinh (Sơn Tinh, Thuý Tinh),...) hoặc nhũng nhân vật cụ thể, có thật trong lịch sử vừa phản ánh hiện thực vừa lí tuởng hoá nhân vật, qua đó gửi gắm thái độ, tình cảm của nhân dân.
Sử thi của các dân tộc thường được thể hiện duới hình thức thơ ca hoặc văn vần kết họp với văn xuôi, nên ngôn ngữ là yếu tố nghệ thuật cần đuợc chú ý khai thác kĩ. Truyền thuyết của nguời Việt thường tồn tại trong lời kể văn xuôi, do vậy mà ta phải chú ý vào kết cấu và các chi tiết nghệ thuật, còn lời kể lại là yếu tô thứ yếu.
+ Khi khai thác, phân tích truyền thuyết phải chú ý đến vai trò của kết cấu. Kết cấu truyền thuyết có mô hình đơn giản hơn kết cấu truyện cổ tích.
Truyền thuyết có kết cấu chuỗi, nghĩa là xung quanh một nhân vật lịch sử đuợc phản ánh, nhân dân chú ý tạo ra rất nhiều dị bản (những biến thể). Đó là hệ thống các mẩu truyện có kết cấu đơn giản không quá nghiêm ngặt về trình tự sắp xếp theo thời gian như các chi tiết trong truyện cổ tích nhưng với điều kiện các mẩư truyện ấy đều xoay xung quanh nhân vật trung tâm.
+ Tìm hiểu truyền thuyết cũng cần chú ý đến các môtíp truyền thống khi mô hình hoá kết cấu xây dựng hình tượng nhân vật trung tâm.
Hoàn cảnh xuất hiện nhân vật chính : môtíp sinh nở thần kì hoặc đặc điểm lạ trên cơ thể, hoặc tài nầng nhân vật,...
Sự nghiệp của nhân vật chính : môtíp vũ khí thần kì, chiến công, sự nghiệp của nhân vật.
Kết thúc của truyền thuyết, nhân vật thường hoá thân, được thờ phụng, gia phong, có trường họp nhân vật hiển linh, phù trợ cho các nhân vật anh hùng đời sau. Chủ Đồng Tử hiển linh phù trợ Triệu Quang Phục, Bà Triệu hiển linh phù trợ đoàn quân của Quang Trung trên đường hành quân ra Bắc,...
- Với thể loại truyền thuyết, ngoài việc tiếp cận tác phẩm theo hướng thi pháp văn học như khai thác hình tượng nhân vật, kết cấu, các thủ pháp nghệ thuật, cần chú ý đến phương pháp nghiên cứu liên ngành, đặc biệt là phương pháp phân tích theo chức năng thể loại: chức năng phản ánh lịch sử thông qua cách đánh giá của nhân dân, đồng thời chú ý phương pháp tiếp cận đối tượng theo bối cảnh diễn xướng (đặt truyền thuyết trong phong tục, tín ngưởng, lễ hội dân gian).
Môi trường diễn xướng của truyền thuyết là lễ hội dân gian. Nếu những địa danh, đền đài, miếu mạo tồn tại dày đặc khắp noi ưên đất nước ta là vốn văn hoá vật thể vô cùng quý báu của dân tộc thì các truyền thuyết dân gian là linh hồn, là vốn văn hoá phi vật thể luôn lung linh toả sáng. Hai mặt này luôn luôn hoà quyện, không thể tách rời.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nga
11/04/2021 15:51:07
+4đ tặng
Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian, ra đời sau truyện thần thoại, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, các nhân vật, sự kiện đều liên quan đến lịch sử, là những truyện truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong cảnh địa phương theo quan niệm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×