3.
Gia đình từ xưa đến nay vẫn luôn được coi là “chiếc nôi” của trẻ thơ. Ở nơi ấy có đầy ắp tình thương và niềm tin trao gửi. Ở nơi ấy, đứa trẻ được lớn lên trong sự thương yêu đùm bọc, chở che. Một gia đình trong đó cha mẹ luôn thương yêu, chăm sóc và tôn trọng nhau sẽ để lại dấu ấn tuyệt đẹp trong đời sống tâm lý của trẻ.
Mỗi con người trong cuộc đời đều cần có nơi tìm về sau mỗi lần thất bại hay mỗi khi bị gục ngã để được chắp cánh thêm niềm tin, để tiếp tục sống và vươn lên - Nơi ấy là gia đình!
“Gia đình, gia đình, ôm ấp ta những ngày thơ...
Gia đình, gia đình, bên nhau khi đớn đau, bên nhau đến suốt đời…”
Lời bài hát như đưa ta trở về với tuổi thơ êm đềm. Con người ta lớn lên, đi học, đi làm rồi “quay cuồng” với cuộc sống bộn bề hay lãng quên đi bao điều. Nhưng, có một điều chẳng bao giờ đổi thay ấy là khi mệt mỏi hay lúc gặp phải khó khăn thì đều mong được tìm về một chốn bình yên. Nơi đó con người ta cảm thấy mình bé nhỏ được che chở và nâng niu trong vòng tay của những người thân yêu. Nơi ấy có một bờ vai vững chắc để ta khóc trước nỗi đau, có bàn tay của mẹ nắm lấy kéo ta ra khỏi tuyệt vọng và nơi ấy còn có cái vỗ vai của cha cùng lời động viên “gắng lên con”... Nơi ấy là gia đình.
Mới 6 giờ tối bé Tuấn đã sang nhà tôi chơi. Hỏi cháu ăn cơm chưa mà đi chơi thì cháu đáp “Mẹ cháu lại đi rồi, cháu với bố ăn mì tôm”. Câu nói của Tuấn không làm tôi ngạc nhiên bởi đây không phải lần đầu mẹ Tuấn bỏ đi như thế. Là lao động tự do, bố Tuấn - anh Lâm phải làm quần quật lo cho 4 miệng ăn. Còn chị Lan chỉ ở nhà lo cơm nước cho chồng, cho con. Thế nhưng, không hiểu chị bận gì mà nhà cửa, con cái chị chẳng mấy quan tâm. Lạ là cứ khi nào “khúc mắc” với chồng chị lại bỏ nhà đi vài ba bữa rồi... tự về. Bấy lâu ở cạnh nhà anh chị nhưng tôi không khi nào nghe được lời nói nhẹ nhàng của chị với chồng con. Hễ con cái làm trái ý là chị chửi. Lắm khi tức khí chị cầm gậy duổi đánh con khắp xóm. Hai thằng con của anh chị đứa học cấp 2, đứa hết hè này vào lớp 4 không được quan tâm suốt ngày bêu nắng, lặn ngụp dưới ao, vẻ mặt lúc nào trông cũng rầu rầu.
Gia đình từ xưa đến nay vẫn luôn được coi là “chiếc nôi” của trẻ thơ. Ở nơi ấy có đầy ắp tình thương và niềm tin trao gửi. Ở nơi ấy, đứa trẻ được lớn lên trong sự thương yêu đùm bọc, chở che. Một gia đình trong đó cha mẹ luôn thương yêu, chăm sóc và tôn trọng nhau sẽ để lại dấu ấn tuyệt đẹp trong đời sống tâm lý của trẻ. Ngược lại, những mất mát trong đời sống gia đình sẽ làm cho trẻ bị tổn thương và ảnh hưởng xấu đến nhân cách của trẻ. Ví như, với cuộc sống của anh em Tuấn trong câu chuyện kể trên liệu có ai dám bảo đảm rằng sau này hai đứa trẻ sẽ không trở thành “gánh nặng” cho xã hội? Ðã có rất nhiều tội lỗi con trẻ gây nên mà nguyên nhân chính là từ gia đình không trọn vẹn. Báo chí phản ánh nhiều những tội phạm ở tuổi vị thành niên, thế nhưng ít ai hiểu sâu xa nguyên nhân khiến các em trở thành như thế.
Còn nhớ một học sinh đã nói trong nước mắt khi được đưa vào trung tâm giáo dưỡng: “Con đã rất buồn và xấu hổ với bạn bè vì cha mẹ con suốt ngày đánh chửi nhau, thậm chí chẳng thèm quan tâm xem con ăn ngủ như thế nào...”. Nước mắt của em hẳn làm nhiều người xót xa và không khỏi suy nghĩ về vai trò của các thành viên trong gia đình đối với con trẻ. Ðối với những đứa trẻ đó, sẽ chẳng còn đâu hình ảnh “Lung linh lung linh tình mẹ tình cha. Lung linh lung linh cùng một mái nhà. Lung linh lung linh cùng buồn cùng vui..”. Người lớn vẫn nghĩ rằng trẻ con thì biết gì, họ đâu biết rằng chỉ cần cha mẹ biểu hiện lạnh nhạt trong những bữa cơm hay trong nhà thiếu vắng những tiếng cười đùa, những lời yêu thương là con trẻ đã cảm nhận được nỗi buồn và nhân cách trẻ cũng vì thế mà sẽ bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực.
Mặt khác, hiện nay có thể thấy sự gần gũi giữa các thành viên gia đình đang bị giảm sút do cha mẹ mải lo làm ăn ít có thời gian quan tâm đến con trẻ hoặc có quan tâm thì thái quá và không hiểu trẻ cần gì. Nhiều trẻ em nói rằng, cha mẹ mải lo toan vật chất cho chúng mà quên đi rằng chúng còn có những nhu cầu rất quan trọng khác nữa như nhu cầu vui chơi giải trí, phát triển năng khiếu, quyền được tiếp cận các thông tin thích hợp và tham gia các hoạt động xã. Trẻ em còn đánh giá cha mẹ không hiểu chúng và vì thế mà họ áp đặt trẻ theo suy nghĩa của mình, thiếu tôn trọng ý kiến của trẻ. Giữa bố mẹ và con cái dường như không có sự trao đổi, tâm sự. Mọi việc con cái làm nếu trái ý bố mẹ thì bị cho là “vô lễ”. Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ngày càng thiếu sự hiểu biết lẫn nhau, điều này khiến trẻ cảm thấy chán nản, bi quan, thấy rằng gia đình không phải là chiếc nôi êm đềm hạnh phúc như mình mong muốn và hậu quả là trẻ dễ bị sa vào con đường tội lỗi. Ðời sống ngày càng được cải thiện, việc chăm sóc trẻ em vì thế ngày càng có điều kiện thuận lợi hơn. Thế nhưng, việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong tình hình mới lại nảy sinh nhiều khó khăn, phức tạp. Do vậy, bên cạnh các đoàn thể chính trị - xã hội, nhà trường có trách nhiệm chăm lo, giáo dục trẻ em thì gia đình phải thực sự đóng vai trò chủ động tích cực nhất và có trách nhiệm cao nhất.
Mỗi con người trong cuộc đời đều cần có nơi tìm về sau mỗi lần thất bại hay mỗi khi bị gục ngã để được chắp cánh thêm niềm tin, để tiếp tục sống và vươn lên. Nơi ấy là gia đình, là những người thân yêu. “Gia đình, gia đình. Ôm ấp những ngày thơ. Cho ta bao kỷ niệm thương mến”. Ơi gia đình mến thương, hãy thực sự là chiếc nôi hạnh phúc để “Vương vấn bước chân ta đi. Ấm áp trái tim quay về”, để nâng đỡ con trẻ vượt qua khó khăn, thử thách trên mỗi chặng đường đời.
nguồn: báo thái bình