LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Từ bài viết của Chu Quang Tiềm, liên hệ với việc đọc sách của mình, em rút ra được điều gì từ đó

4 trả lời
Hỏi chi tiết
15.508
32
11
Nguyễn Khánh Linh
08/01/2018 20:22:21
Đọc sách đúng là nhu cầu không thể thiếu được trong xã hội hiện đại. Đó là con đường để tích lũy tri thức, kĩ năng, chuẩn bị cho sự hòa nhập cộng đồng, thích ứng với môi trường và cống hiến cho xã hội. Bài "Bàn về đọc sách" của Chu Quang Tiềm đã cho ta thấy rõ điều đó. Bài học tư tưởng thấm thía, đáng để ta học tập. Đó là bài học làm người, muốn mau trưởng thành thì phải thường xuyên học tập, rèn luyện tu dưỡng. Để có được học vấn thì phải thường xuyên đọc sách, nhưng đọc sách cũng cần phải có cách đọc đúng. Đọc sách cần phải đọc sao để hiểu cho sâu, nhớ cho kĩ, tránh cách đọc lướt qua. Đọc sách cần có sự chọn lọc, đọc từ những quyển cơ bản rồi đọc đến nâng cao, đọc nhiều đọc rộng đọc bao quát kiến thức rồi tóm lược lại, có như thế mới nắm chắc kiến thức.
Ngày nay, có nhiều phương tiện thu nhận thông tin. Người ta có thể xem Ti vi, nghe đài phát thanh và đón nhận nguồn thông tin rất đa dạng, phong phú qua mạng Internet, nhưng đọc sách vẫn là cách thu nhận thông tin không thể thay thế.Từ xưa đến nay, bất luận trong hoàn cảnh nào, sách vẫn là một công cụ, một phương tiện hữu ích đối với loài người; trên thế giới cũng như ở Việt nam, nhiều bậc hiền tài, nhiều chí sỹ yêu nước, nhiều nhà khoa học, nhiều bác học uyên thâm, lỗi lạc cũng trưởng thành nhờ khổ luyện “dùi mài kinh sử” mà nên, với nhiều người, sách được coi là “gối đầu giường”, và thậm chí nhiều người còn được ví là “con mọt sách”. Ngày nay, dù xã hội phát triển ngày càng văn minh, phồn thịnh, loài người vẫn một mực trung thành, tôn vinh sách và lấy ngày 23 tháng 4 hàng năm làm “ngày đọc sách thế giới”.
Chúng ta phải công nhận rằng sách có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống con người. Những năm gần đây, cùng với sự phát tiển như vũ bảo của kinh tế - xã hội, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự đột phá ngoạn mục của khoa học kỷ thuật; Internet phát triển, sự học-sự đọc của nhân dân nói chung và của học sinh - sinh viên nói riêng mở ra nhiều cơ hội và kênh thông tin để chọn lựa, tuy nhiên, cho đến nay loài người vẫn không thể phủ nhận được vai trò, chức năng vị thế của sách, báo, tạp chí nhằm cung cấp cho xã hội lượng tri thức khổng lồ mà loài người đã dày công sáng tạo và đúc kết, nhiều tri thức khoa học được chuyển tải, nhiều phát minh, sáng chế được cập nhật; nhiều sự kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đến được với nhân loại qua sự đọc, sự tự học và tìm kiếm của mỗi một chủ thể - con người.
V.I Lê Nin đã từng nói: “Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có Chủ nghĩa xã hội”. Đọc để biết, để biến lý luận thành thực tiễn, biến những kiến thức từ sách vở thành hiện thực trong đời sống và từ những kinh nghiệm thực tế làm phong phú hơn, sâu sắc hơn vốn hiểu biết cũng như kho tàng lý luận...
Đọc để giúp ta mở mang tầm hiểu biết, nó còn là phương tiện cần thiết nhất, hiệu quả nhất để đào tạo cho mình một cơ sở học vấn vững vàng, qua đó nuôi dưỡng tâm hồn con người ta được thăng hoa, gieo vào lòng người những ước mơ tốt đẹp, giúp con người đủ bản lĩnh, trí tuệ để chinh phục những đỉnh cao của vinh quang bởi sách chính là kho tàng tri thức nhân loại, do đó đọc sách không chỉ đơn thuần là món ăn tinh thần, là khâu giải trí. Sách còn là công cụ quan trọng nhất giúp cho việc tự học và tự tu dưỡng.
Đọc sách, báo là cần thiết, có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao trình độ, tự hoàn thiện bản thân. Song không phải ai đọc sách cũng thu được kết quả như mong muốn, để nâng cao chất lượng và hiệu quả đọc sách, cần phải có phương pháp và kỹ năng đọc. Cần hiểu rằng: phương pháp và kỹ năng đọc do kết quả học tập, rèn luyện và kinh nghiệm rút ra của từng người từ thực tế mà hình thành nên, bởi kết quả của kỹ năng và phương pháp đọc phụ thuộc vào khả năng nhận thức, tình hình sức khỏe, thói quen lao động của mỗi người là khác nhau. Nhưng nếu tự bản thân mỗi người cố gắng và luyện tập thì sẽ đọc tốt thu được nhiều kết quả…Mục đích chung của việc đọc sách là nâng cao nhận thức, hiểu biết về những vấn đề nào đó trong đời sống, chính trị xã hội …. Ngoài mục đích chung, có mục đích riêng do nhu cầu của từng người đọc. Vì vậy việc xác định mục đích giúp người đọc tập trung được chú ý vào những vấn đề mình cần khai thác.
Một trong số những vấn đề mà chúng ta đang rất quan tâm là việc lựa chọn sách tốt. Trong tình hình hiện nay, sách vở ngày càng nhiều thì việc chọn sách lại càng không dễ. Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống”, không kịp tiêu hoá. Sách nhiều khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian. Vì vậy, chúng ta phải có cách lựa chọn sách phù hợp. Đó là phải cân nhắc kĩ để chọn cho mình những quyển sách thực sự có giá trị, có lợi cho mình, cần đọc kỹ cuốn sách thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình, cần đảm bảo nguyên tắc “vừa chuyên vừa rộng”, trong khi đọc tài liệu chuyên sâu, cần chú ý các loại sách thường thức, kế cận với chuyên môn.
Cần phải hiểu rằng: Quỹ thời gian làm việc của mỗi người trong ngày có hạn, trong khi đó khối lượng công việc cũng như khối lượng sách cần đọc của chúng ta lại rất nhiều. Vì vậy, mỗi người cần phải có phương pháp đọc sách khoa học để tiết kiệm thời gian đạt hiệu quả cao khi đọc sách. Một số phương pháp đọc hiệu quả như: Không đọc lấy số lượng. Không nên đọc lướt qua, đọc để trang trí bề mặt mà phải vừa đọc vừa suy ngẫm: “trầm ngâm - tích luỹ - tưởng tượng"; đọc có kế hoạch, có hệ thống, không đọc tràn lan theo kiểu hứng thú cá nhân; ý nghĩa của việc đọc sách đối với việc rèn luyện nhân cách, tính cách con người. Đọc sách còn là một công việc rèn luyện, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ cho tương lai.Đọc sách không chỉ là việc học tập tri thức mà còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người. Chu Quang Tiềm đã ví việc đọc sách giống như đánh trận: Cần đánh vào thành trì kiên cố, đánh bại quân tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu, mục tiêu quá nhiều, che lấp mất vị trí kiên cố. Chỉ đá bên đông đấm bên tây hoá ra thành lối đánh “tự tiêu hao lực lượng”. Cách nói ví von, lập luận chặt chẽ của tác giải đã làm tăng sức thuyết phục đối với chúng ta.
Tóm lại, việc đọc sách có ý nghĩa to lớn với tất cả mọi người, thông qua đọc sách giúp mỗi người nâng cao trình độ nhận thức, kiến thức để tự hoàn thiện bản thân hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Không như các phương tiện thông tin khác tuy nhanh nhạy và kịp thời, nhưng sách báo lại tạo điều kiện cho người đọc hiểu cặn kỳ và sâu sắc hơn về nội dung thông tin. Chính vì vậy, dù ngày nay có nhiều phương tiện thông tin hiện đại nhưng không thể thay thế được các loại sách báo rất phong phú đa dạng về mọi lĩnh vực hoạt động trong đời sống xã hội.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
16
6
Nguyễn Nhật Thúy ...
08/01/2018 20:22:33
Trong toán học, hẳn ta biết được lí thuyết một chiều: từ cái này dẫn đến cái kia là đúng và ngược lại có thể là sai. Tương tự như vậy cũng có quan điểm được đưa về dạng như một định lí, ví như của Chu Quang Tiềm: Học vấn không chỉ là việc đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là con đường quan trọng của học vấn”.
Đúng vậy, học vấn không chỉ là chuyện đọc sách. Học vấn là những hiểu biết thu nhận được qua quá trình học tập. Nếu lấy mốc' là từ lúc ta biết tiếp nhận kiến thức, thì đó là cái mốc không thể xác định chính xác, bởi đôi khi sự tiếp nhận kiến thức của con người rất có thể diễn ra một cách bản năng, chứ không nhằm một mục đích chủ quan nào. Ta học được bất cứ điều gì từ cuộc sống kể cả những kiến thức khoa học và con người - đó là học vấn. Những học vấn đó ta có thể thu nhận được từ rất nhiều nguồn trong cuộc sống, học ở thầy cô, bạn bè, gia đình, xã hội; và tất nhiên trong những nguồn ấy không thể thiếu sự góp mặt của sách.
Sách là kho tàng tri thức nhân loại, được lưu lại cho các thế hệ sau. Đó là nguồn tri thức quý giá và là vô tận đối với mọi người, đặc biệt là học sinh hay rộng hơn là những người trí thức. Mọi thành công của con người đều là sự kết hợp của nỗ lực với tri thức lĩnh hội được từ thầy cô, từ cuộc sống, từ sách vở. Chính vì vậy, ngoài sự tiếp nhận từ thầy cô, bạn bè hay xã hội, thì ích đóng vai trò rất quan trọng trong việc tiếp nhận tri thức của mỗi người. Những cuốn sách vở mở ra cho chúng ta một chân trời mới, giúp chúng ta phát triển khả năng tư duy. Những cuốn sách mang đến cho chúng ta nhiều tư tưởng khác nhau, cung cấp cho chúng ta nhiều kiến thức về các nền văn hoá khác nhau hay giản đơn chỉ là những bài học làm người, những cách đối nhân xử thế... Dù với bất cứ lợi ích gì, sách cũng đều giúp con người trưởng
thành trong nhận thức, sâu sắc hơn trong tư tưởng và chín chắn hơn trong suy nghĩ. Đọc sách là một thói quen có mục đích.
Vì vậy, đọc sách cũng là một con đường của học vấn cũng như là những con đường khác. Tuy nhiên, trong tất cả các con đường ấy, đọc sách là con đường quan trọng vì: “Sách là một kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần của nhân loại”, sách ghi chép, cô đúc, lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu của con người qua các thời đại. Từ xa xưa, sách tồn tại không phải dưới dạng một cuô'n sách làm từ sợi gỗ và trắng sạch như bây giờ mà là những thanh tre, trúc. Từ lâu, con người đã biết đúc kết, ghi lại những điều học tập được trong cuộc sống và khám phá. Sách hình thành từ đó. Vậy sách ghi lại để làm gì? Là để lưu truyền tri thức, truyền lưu những kinh nghiệm sống và cả những quan niệm sống, để người sau tiếp tục khám phá và mở rộng tầm mắt. Và rồi sách trở thành phương tiện để ghi chép, cô đọng, lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu của loài người.
Với vai trò là một người con, là một học sinh, là một công dân của một quốc gia và là một trong những người kế thừa những sản phẩm tinh thần của cha ông thì nhiệm vụ của chúng ta là tiếp thu và tích luỹ kiến thức đã thu nhận được từ những trang sách. Để kế thừa những đức tính, kế thừa những sản phẩm tinh thần, để đi đúng với tinh thần của cha ông và nâng cao hơn kiến thức của mình. Đọc sách trước hết là một sở thích, một nhu cầu tự thân và cũng là nhiệm vụ của mỗi người.
Những lợi ích của việc đọc sách ta không thể nào nói trong một phạm vi hay trong phạm vi nhất định. Sách đúc kết những kinh nghiệm cần thiết cho cuộc sống hiện tại và trong cả tương lai. Sách là những bậc thang trên con đường vươn tới tri thức. Vì vậy để tiếp tục đi lên chúng ta phải bắt đầu từ những bậc thang cha ông đi trước đã xây nên để tiếp tục hoàn thiện công trình mang tên tri thức. Theo cách hiểu hình ảnh đó, ta nhận được tầm quan trọng của sách ở một khía cạnh nữa. Sách là con đường ngắn nhất, quan trọng nhất để tích luỹ, nâng cao vốn tri thức, giúp con người chuẩn bị cho "cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát triển thế giới mới”. Ở đây là sự thay đổi, phát triển cuộc sống của cá nhân, của cộng đồng liên tục qua từng ngày. Vì vậy sách không bao giờ mất đi cái giá trị mà nó đang ngự trị. Bởi không thể thu được các thành tựu mới nếu không biết kế thừa.thành tựu của các thời kì đã qua. Không chỉ thế, sách còn giúp ta tự bồi dưỡng tư duy logíc, phương pháp làm việc khoa học và nhất là tư duy sáng tạo trong hoạt động chuyên môn của mình, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, hứng thú học tập, nghiên cứu, lòng yêu nghề nghiệp và thái độ đúng đắn với thế giới xung quanh cũng như với bản thân mình. Hoàn thành được nhiệm vụ học tập, công tác của người cán bộ khoa học kĩ thuật ở mọi trình độ.
Tích cực tư duy khi đọc là một trong những phương pháp tốt nhất để việc đọc sách đạt hiệu quả, đọc sách mà không tư duy chỉ phí thời gian vô ích. Tích cực tư duy là phải luôn suy ngẫm, nhận định được vấn đề được đề cập đến; đối chiếu, so sánh chúng với nhau và với những hiểu biết đã có. Từ đó mà rút ra được nội dung cốt lõi của vấn đề, bản chất của những sự việc, hiện tượng và rút ra những bài học, những kiến thức cho bản thân. Trên cơ sở đó, tạo được cái nhìn mới, toàn diện hơn, đúng đắn hơn về một vấn đề nào đó.. Ngoài việc giúp cho người đọc tìm thấy bản chất của vấn đề, đọc có tư duy tích cực còn giúp cho người ta phát triển, nâng cao những tri thức đã thu nhận, tìm thấy những điều mới từ những điều ta đã biết và phát hiện ra những điều chưa biết, cần tránh lối đọc một chiều, lười suy nghĩ, lười ghi chép, đọc thụ động, chấp nhận tất cả, học thuộc máy móc. Nếu luôn tích cực tư duy khi đọc thì mỗi người sẽ thực sự “lớn lên” qua mỗi trang sách,
Các nhà triết học nổi tiếng như Mác, Lênin rất ham đọc sách và đánh giá cao vai trò của sách trong cuộc sống, coi đó một công cụ sắc bén, một công cụ để nhận thức và tuyên truyền trong cuộc đấu tranh cách mạng. Mác đ4 dành nhiều thời gian để đọc sách và chính sách báo đã giúp Mác rất nhiều trong suốt cuộc đời lao động, sáng tạo của mình. Ông đã từng nói: “Sách là nô lệ ùa tôi nhưng cũng là người thầy của tôi”.
Xu hướng học tập của sinh viên ngày nay chủ yếu là tự nghiên cứu, thu thập kiến thức trong tài liệu, sách vở... với nhiều loại phương tiện sẵn có, dưới sự hướng dẫn của các thầy cô. Mặt khác, với sự bùng 110 thông tin hiện May, các quan niệm, các nhận định, các phương pháp tiếp cận khoa học ngày càng đổi mới. Chính vì lẽ đó, mà đọc sách phải có hệ thống (vì đọc sách là công việc hằng ngày chủ yếu để thu nhặt kiến thức) là bước đầu tạo cho mình thói quen suy nghĩ khi tiếp cận vấn đề.
Đọc sách có hệ thống có nghĩa là tìm hiểu vấn đề từ gốc, theo một logic mà các tác giả đã đặt ra và lí giải trong một điều kiện khoa học nào đó. Chính trong quá trình tìm tòi, nghiền ngẫm đó con người có được lòng say mê, ham tìm hiểu cặn kẽ vấn đề để rút ra kết luận hay một vấn đề tâm đắc của mình. Đó cũng là một quá trình sáng tạo, đồng thời giúp ta học tập được phong cách làm việc bền bỉ, kiên trì cách đặt vấn đề, lí giải vấn đề, thậm chí là phản bác lại vấn đề mà tác giả, các nhà khoa học đã đặt ra.
Sách không bao giờ cũ, đó là món hàng đặc biệt của nhân loại sẽ còn tồn tại mã.i mãi cùng sự phát triển của nhân loại, bởi nó là một trong những điều kiện thúc đẩy sự phát triển của con người và xã hội. Thế hệ đi trước đã dùng sách để thắp lên ngọn lửa tri thức trong mỗi con người. Bằng cách đó lửa không bao giờ tắt. Vì vậy qua việc đọc sách và những yêu cầu trong việc đọc sách ta đã tự rèn luyện những đức tính cần thiết cho bản thân để tự phục vụ không những cho mục đích mai sau mà còn nâng cao được khả năng tiếp nhận thông tin từ kiến thức từ sách.
Như vậy đọc sách là một trong những con đường của học vấn, của tri thức nhưng con đường ấy là con đường quan trọng và cốt yếu của học vấn và tri thức, vì từ việc đọc sách ta không những rèn luyện được đạo đức, tính sáng tạo và khả năng tư duy, tiếp nhận những giá trị vật chất lẫn tinh thần của cuộc sống mà còn đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội hiện tại: học vấn, vốn tri thức.
 
7
15
Phạm Hòa
08/01/2018 20:57:16
Con người sống phải có lòng vị tha . Đó là một phẩm chất đáng quý của mỗi người.
Vị tha nghĩa là luôn mở rộng lòng , rộng lượng tha thứ do dự lỗi lầm của người khác . Vị tha còn có nghĩa là biết chăm lo một cách vô tư đến lợi ích người khác , có thể vì người khác mà hi sinh lợi ích riêng của cá nhân.Trong cuộc sống có biết bao tấm gương sáng về lòng vị tha .Khi bị bá tánh qui kết, chụp mũ rồi tra tấn, hành hạ và đóng đinh trên cây thập tự đau đớn, đau khổ tột cùng đến chết mà Ông Jesus vẫn bao dung xin Cha Trời hãy tha thứ cho họ vì " họ không biết việc họ đã làm", đó chính là lòng vị tha bác ái nhất.( ở đời thường cực kỳ hiếm có ). Thúy Kiều đã hi sinh hạnh phúc riêng của mình để chuộc cha và em mình . Bác Hồ là 1 gương sáng về lòng vị tha cả cuộc đời Bác chấp nhận hi sinh hạnh phúc riêng của mình để lo hạnh phúc chung của dân tộc , đem cả tài năng nhiệt tình cống hiến cho đất nước . Lòng vị tha luôn được mọi người đề cao và coi trọng.
Người có lòng vị tha là người biết sống cao đẹp , biết giúp đỡ chia sẽ động viên nhau để cùng phấn đấu đạt được những mục đích . Người có lòng vị tha luôn có tâm hồn thanh thả vị cảm sống lạc quan yêu đời hơn . Để được có lòng vị tha con người phải có trái tim nhân hậu biết yêu thương chia sẻ với đồng bào đồng loại . Thiếu lòng vị tha cuộc sống sẽ trở nên đố kị ganh ghét tìm mọi cách hãm hại lẫn nhau.
Lòng vị tha là đức tính quý báu của con người . Chúng ta phải rèn luyện tấm lòng nhân hậu từ những việc làm cụ thể như nhường chỗ cho trẻ em , cụ già , phụ nữ trên xe buýt , giúp đỡ trẻ em nghèo . Xã hội ai cũng có lòng vị tha thì xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
Một số câu ca dao về lòng vị tha:
"Thương người như thể thương thân"
"Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng"
11
6
Quỳnh Anh Đỗ
09/01/2018 13:03:12
Đọc sách giúp kích thích tinh thần: Đọc sách giúp kích thích các dây thần kinh não bộ từ đó làm chậm lại tiến độ của bệnh Alzheimer và mất trí nhớ, giữ cho bộ não của bạn hoạt động và tham gia ngăn không cho bị mất năng lượng. Cách tập thể dục này giúp cho não bộ của bạn luôn khỏe mạnh và tránh lão hóa. Đồng thời khi đọc sách chúng ta phải suy nghĩ, ghi nhớ làm tăng khả năng liên kết của các noron thần kinh. Việc này được lặp lại nhiều lần sẽ khiến chúng ta trở nên thông minh hơn.
Trau dồi kiến thức: Sách là kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại được lưu truyền qua hàng ngàn năm. Đọc sách là cách tốt nhất để ta tiếp thu văn hóa trên thế giới, làm giàu thêm vốn hiểu biết của mình. Ngoài việc đọc sách chuyên môn để củng cố kiến thức, chúng ta cũng nên đọc những quyển sách về các lĩnh vực khác trong cuộc sống để hiểu những gì đang diễn ra xung quanh mình, hoàn thiện bản thân, phát triển tâm hồn để hướng tới những giá trị tốt đẹp.
Củng cố vốn từ và cách hành văn: Điều này gắn liền với lợi ích thứ 2, khi bạn đọc càng nhiều, vốn từ và cách hành văn sẽ dần đi vào kiến thức của bạn. Từ đó bạn sẽ có thể nói lưu loát, diễn đạt ý một cách rõ ràng, mạch lạc hơn.
Đọc sách còn giúp tăng cường khả năng tư duy, phân tích, sáng tạo: Đọc sách đồng nghĩa với việc bạn đang khám phá những kiến thức, những điều mới mẻ, thú vị. Bạn phải suy nghĩ cùng tác giả, bạn phải tưởng tượng, liên tưởng đến những gì đang diễn ra, tự đặt mình vào trong hoàn cảnh của câu chuyện để học hỏi, trải nghiệm. Ví dụ, bạn đọc sách về lịch sử tiến hóa và phát triển của loài người thì bằng ngôn ngữ phong phú của tác giả bạn sẽ hình dung ra trước mắt mình là khung cảnh của thời tiền sử với mảnh đất hoang sơ, con người sống thành bày đàn trong những hang động, săn bắn hái lượm để sống… Và, khi đọc bạn sẽ tự đặt ra câu hỏi như tại sao lại thế này, tại sao lại thế kia, chúng giống nhau gì, khác nhau gì… Chính điều này giúp hình thành cho bạn tư duy tốt, khả năng nhìn nhận vấn đề logic và toàn diện. Không những thế việc đọc sách còn giúp bạn học được cách phân tích vấn đề của tác giả và áp dụng vào cuộc sống của mình. Khi có nền tảng tốt về tư duy, về nhìn nhận phân tích vấn đề, bạn sẽ có những sáng tạo bất ngờ, thú vị trong những tình huống khó khăn. Đây chính là lợi ích tuyệt vời bậc nhất mà sách đem lại cho con người.
Cải thiện khả năng tập trung: Trong thời buổi công nghệ phát triển chóng mặt như hiện nay thì việc học và làm việc trên máy tính là sự lựa chọn hàng đầu của các bạn trẻ. Đây là việc tốt để cập nhật thông tin, tiếp cận công nghệ nhưng nó ảnh hưởng rất nhiều đến sự tập trung, hiệu quả làm việc của các bạn. Bạn đã từng bao giờ lên mạng để học nhưng lại lan man sang facebook, check mail, đọc tin tức… và nhận ra thời gian trôi qua thật nhanh mà mình chưa học được gì. Khi đọc một cuốn sách thì ít nhất bạn sẽ không có phương tiện để lan man sang những vấn đề khác, tất cả sự tập trung của bạn sẽ hướng vào câu chuyện, vào những tình tiết nhỏ đang thu hút bạn. Thói quen này sẽ hình thành cho bạn khả năng tập trung cao độ trong học tập, làm việc. Hãy dành 15-20 phúp trước khi làm việc để đọc vài trang sách bạn sẽ nhận thấy hiệu quả không ngờ mà nó đem lại.
Hoàn thiện nhân cách: Sách sẽ giúp bạn nhận ra giá trị của những quy tắc ứng xử trong cuộc sống, những chuẩn mực đạo đức làm người, có cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống, biết yêu thương, thấu hiểu đồng loại, biết chia sẻ những khó khăn với người khác, biết lên án những thói hư tật xấu, những hành vi trái đạo đức. Từ đó hình thành cho ta cách nghĩ tích cực hơn, luôn hướng tới những giá trị tốt đẹp, tới lợi ích của bản thân trong mối quan hệ với lợi ích của những người xung quanh. Những cuốn sách hay để phát triển nhân cách mà bạn có thể đọc như: Hạt giống tâm hồn, Đắc nhân tâm, Quảng nỗi lo đi mà vui sống...

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư