LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Từ chân lý của bài thơ Đi đường Hồ Chí Minh vượt qua mọi gian lao chồng chất sẽ giành thắng lợi vẻ vang. Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về con đường học tập

4 trả lời
Hỏi chi tiết
3.448
3
12
Banana
15/05/2018 09:25:02
Đi đường (Tẩu lộ) là một trong hai bài thơ trong tập “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh được chọn đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 8 (NXB Giáo dục – 2008).
Phần ghi nhớ trong sách giáo khoa nêu rõ: “Đi đường là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc; từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lí đường đời: vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.”
Ngoài ra, trong một cuốn tài liệu tham khảo, người làm sách hướng dẫn cho học sinh cảm thụ vẻ đẹp của bài thơ với hai nội dung chính: “Bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong bài thơ, qua con mắt của người tù bị áp giải trên đường, giống như một bức tranh sơn thuỷ được ghi lại bằng một vài nét chấm phá đơn sơ nhưng rất gợi hình” và “Tinh thần quyết tâm vượt khó và lạc quan tin tưởng của người chiến sĩ cách mạng được thể hiện qua nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên trong bài thơ”. Rõ ràng đó là những nội dung cơ bản không chỉ thể hiện qua bài “Đi đường” mà còn bộc lộ qua nhiều bài thơ khác, nếu không nói đó là một trong những tư tưởng chủ đạo của tập thơ “Nhật kí trong tù”. Và “Đi đường” cũng là một minh hoạ hùng hồn, sâu sát cho nhận xét về tập thơ “vừa hướng nội, vừa hướng ngoại, khi hiện thực, khi lãng mạn…” (Nguyễn Đăng Mạnh).
“Đi đường” là bài thơ về không gian hùng vĩ; thế giới quan của Hồ Chí Minh bộc lộ qua bài thơ mang màu sắc vũ trụ với một không gian đa chiều có gần, có xa, có cao, có rộng bao trùm bài thơ. Đó còn là sự khẳng định chắc chắn về con đường cách mạng của cả dân tộc mà Người là đại diện tiêu biểu đang dấn bước; là niềm tin tất thắng mang tính quy luật về tương lai đất nước.
Bức tranh mà người tù Hồ Chí Minh vẽ nên qua hai câu đầu của bài thơ như những nét khắc chạm khoẻ khoắn của người thợ đá, tạc vào không gian một cảnh thiên nhiên hùng vĩ với những dãy núi (trùng san) chạy dài tít tắp về phía chân trời, hết lớp này đến lớp khác, chồng chất lên nhau như không bao giờ dứt khỏi tầm mắt người. Khi viết lên những câu thơ này, hẳn người tù “bị trói chân tay” đang trên đường bị giải đi đối diện với tầng tầng lớp lớp những bức tường thành lừng lững bằng núi đá chắn ngang trước mắt mà người thường ắt dễ chán chường tuyệt vọng, dễ dàng bị khuất phục trước những trở ngại khó có thể vượt qua.
Mở đầu bài thơ là một nhận xét mang tính chất khái quát, đúc kết: có đi đường mới biết đường đi khó. Và câu tiếp theo triển khai, giải thích, minh hoạ cho nhận xét đó: hết lớp núi này lại đến lớp núi khác. Cái tứ của bài thơ đến đây hầu như chưa bộc lộ ra – “vần chửa thấy”! Chỉ là một nhận xét bình thường mang tính triết lí.
Nhưng hai câu thơ cuối đã đem lại cho bài thơ một sức mạnh đột ngột, bất ngờ:
Khi đã vượt qua các lớp núi lên đỉnh cao chót,
Thì muôn dặm nước non thu cả vào tầm mắt.
Đó là sức nặng của một tư duy chiến lược được phát biểu bằng những từ ngữ gợi cảm với cấu tứ không gian của bài thơ. Nó gợi cho ta đến một câu hát dân gian:
Đèo cao thì mặc đèo cao
Ta lên tới đỉnh, ta cao hơn đèo!
Bài thơ và câu hát dân gian giống nhau ở chỗ cùng tạc vào trời xanh cái dáng kiêu hùng, ngạo nghễ của con người, luôn làm chủ ngoại cảnh, chiến thắng mọi khó khăn, bất khuất trước mọi trở lực.
Nhưng bài thơ còn là một nỗi khát khao chiến thắng, là niềm mơ ước tột bậc của Người về độc lập, tự do, thống nhất đất nước, thu giang sơn gấm vóc về một mối. Trong đời, nhiều lần Bác nói ra thành lời ước mơ này. Từ ngày còn là anh thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc, trước mặt quan thượng thư thuộc địa “uy phong lẫm lẫm” tại Pa-ri, con người mảnh khảnh ấy đã thẳng thắn, đanh thép nói lên khát vọng của trọn cuộc đời mình là: Đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi được độc lập…(Trần Dân Tiên). Và ước vọng ấy còn là nỗi niềm sâu nặng trong tim Người, đau đáu đến cuối đời. Trên giường bệnh, trong những ngày tháng chín đau thương ấy, Người vẫn dõi theo từng bước trên tiền tuyến, lắng mỗi tin mừng tiếng súng xa (Tố Hữu). Có thể nói chưa bao giờ, nỗi khát khao độc lập, tự do thống nhất cho Tổ quốc nguội tắt trong tim Bác.
Bài thơ gợi ta nhớ lại một danh ngôn của Nguyễn Bá Học: “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông”. Nhưng vượt lên trên một lời khuyên, một kinh nghiệm sống, “Đi đường” là một nỗi niềm khát khao cháy bỏng trong tim Người: cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc ta, vượt qua hết khó khăn này đến khó khăn khác để đạt đến thắng lợi cuối cùng, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc, dân tộc, thống nhất đất nước, dù phải đốt cháy cả dải Trường Sơn…
Dịch thơ là một việc khó; dịch trung thành cả âm, cả nghĩa và đạt đến bản dịch thơ hay là một việc còn khó hơn nhiều lần. Bài thơ của dịch giả Nam Trân là một bản dịch tài hoa, ngọt ngào với âm điệu lục bát và bay bổng thăng hoa đến câu thơ cuối Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non. Nhưng một điều không thể không thấy là: âm điệu hùng vĩ, mênh mông đến rợn ngợp của điệp ngữ “trùng san” được lặp lại ba lần trong nguyên tác không còn thấy ở “núi cao”. Tính hệ thống của kết cấu từ ngữ trong nguyên bản khi chuyển sang dịch thơ không còn giữ vững làm người đọc không còn cảm nhận được sự liên tục, chồng chất, triền miên không dứt của các dãy núi mà chỉ còn thấy trước mắt những dãy núi lẻ loi, đứt đoạn, rời rạc. Câu thơ thứ ba “núi cao lên đến tận cùng” làm người đọc không hình dung được chủ thể của bài thơ là người tù đang “dĩ tại chinh đồ thượng”, đang quyết chí vượt qua các dãy núi, mà chỉ còn thấy các đỉnh núi kéo dài từ thấp đến cao.
Dù sao, bản dịch cũng đã nói lên được cái thần của bài thơ, cho ta cảm nhận được các tầng nghĩa phức hợp ẩn hiện trong bài thơ. Đó là mối quan hệ biện chứng hài hoà trong con người Hồ Chí Minh: giữa hiện thực và tương lai, giữa hiện hữu và ước mơ khao khát, giữa con người và vũ trụ…
“Đi đường” cũng như các bài thơ khác của Bác, đã đem đến cho ta nhiều bài học quý báu trong cuộc sống. Biết cảm nhận cái đẹp, quyết tâm chiến thắng ngoại cảnh khắc nghiệt, lạc quan tự tin trong cuộc sống, và vượt lên trên hết là nỗi khát khao làm một điều gì đó cho cuộc sống này mỗi ngày mỗi tươi đẹp hơn.
Yêu Bác lòng ta trong sáng hơn (Tố Hữu), tìm hiểu thơ văn, qua đó học tập những phẩm chất cao đẹp của Hồ Chí Minh là một cuộc đi dài không điểm cuối.
Mong sao những suy nghĩ nhỏ nhân đọc lại bài thơ “Đi đường” này như một bước chân chung hướng, góp thêm vào con đường vạn dặm đó.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
7
Nguyễn Tấn Hiếu
15/05/2018 11:06:53
bạn ơi là con đường học ập chứ không phải đường đi

Công việc học tập đang từng ngày được xã hội hoá, nhà nhà học tập, người người học tập. Nhưng đến với công việc này, mỗi người có một cách thức học tập, một mục đích học tập khác nhau. Vậy cần nhìn nhận vấn đề học tập ngày nay như thế nào?

Học tập là một quá trình dài, là một cách để con người tiếp cận tri thức, nâng cao trình độ, mở mang trí óc để khám phá những điều hay lẽ phải. Học là việc cần thiết suốt đời bởi tri thức nhân loại là một kho tàng vô cùng phong phú, nó như biển cả mênh mông mà sự hiểu biết của con người lại có hạn. Đâu phải chỉ cần thời gian mà con người có thể hiểu biết được mọi điều trong cuộc sống. Con người ta khi sinh ra, chưa có hiểu biết về cuộc sống, chưa biết làm gì cả, vì vậy phải học từ việc nhỏ nhất, đơn giản nhất trở đi. Lớn lên đến trường phải học đọc, học viết, học những kiến thức tự nhiên và xã hội để trang bị cho mình những trí thức cần thiết trong cuộc sống nhằm giúp mình sau này có thể làm việc tốt bởi trẻ mà không học thì sẽ rất khó để chúng ta có thể vào đời một cách vững vàng. Khi trưởng thành lại cần phải học. Những kiến thức ta được học trong trường không chỉ là nền tảng cơ bản trong cuộc sống, khi bắt tay vào công việc thường nảy sinh ra nhiều vấn đề. Để giải quyết được ta phải tự học, tự nâng cao kiến thức. Hiện nay trình độ khoa học kỹ thuật, văn hoá tri thức ngày càng phát triển, càng có nhu cầu đòi hỏi cao đối với con người. Nếu chúng ta ngừng học tập thì sẽ bị lạc hậu, tụt lùi, không đảm đương được các công việc được giao, không hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Không ngừng học tập thì mới trở thành người có ích cho gia đình và cho xã hội.

Ngày nay, mỗi con người đều có cách học riêng của mình. Nhiều bạn rất chăm chỉ, cần cù và giành được những thành công lớn. Đã có biết bao những bạn học sinh đạt thành tích cao trong học tập. Họ luôn lấy gương các vị danh nhân, các bậc cha anh đi trước để noi gương theo. Như Lênin với câu nói "Học, học nữa, học mãi" hay nhà bác học Đácuyn lừng danh cũng nói rằng: "Bác học không có nghĩa là ngừng học". Học tập là một yếu tố quan trọng, không những giúp cho chính bản thân mỗi học sinh chúng ta có một tương lai tốt đẹp mà còn giúp cho đất nước ngày một giàu mạnh. Có câu danh ngôn: "Đường đời là một chiếc thang không có nấc chốt và việc học là một quyển sách không có trang cuối cùng". Vì thế học sẽ không bao giờ là đủ và học tập là một việc vô cùng cần thiết đối với cuộc sống ngày càng phát triển như hiện nay.

Tuy nhiên vẫn có không ít những bạn học sinh mải chơi quên học, hoặc nếu có cũng chỉ là học vẹt, học đối phó. Đó quả thực là những hành động hết sức sai lầm. Các bạn hãy đến với những em nhỏ lang thang, hãy nhìn những khuôn mặt nhỏ bé, những đôi mắt thơ ngây luôn ao ước được một lần cắp sách tới trường như bao bạn nhỏ khác. Lúc đó các bạn sẽ nghĩ sao? Chúng ta được may mắn hơn các bạn bé nhỏ ấy, chúng ta được cha mẹ yêu thương, được thầy cô tận tình dạy dỗ, vậy mà chúng ta lại không học, lại coi thường việc học. Như vậy chảng phải thật đáng trách sao? Lúc ấu thơ, ngoài bản năng tự nhiên là khóc và ăn thì mọi thao tác còn lại đều phải trải qua một quá trình học tập. Những người cha, người mẹ là những người thầy đầu tiên của trẻ, dạy cho trẻ biết lẫy, biết bò. Vậy đấy, ngay từ khi còn nhỏ, khi chưa phải đến trường thì bất kỳ một đứa trẻ nào cũng phải học, phải trải qua một sự khổ công. Để rồi đến khi lớn lên, cắp sách tới trường, thầy cô dạy ta biết đọc biết viết, học những thao tác ngồi, cầm bút viết. Lớn hơn nữa, thầy cô lại dạy cho tà kiến thức theo từng cấp học phù hợp với khả năng nhận thức, để sau này có thể vận dụng vào cuộc sống, công việc. Tất cả những điều đó đều giúp chúng ta trở thành những con ngoan trò giỏi. Học là để trưởng thành, để hoà nhập với cuộc sống văn minh, có khả năng thích ứng với những tiến bộ khoa học.

Quả thật, tương lai là ở trong tay chúng ta, nó sáng sủa hay mờ mịt là phụ thuộc vào sự nỗ lực học tập của mỗi con người. Vì thế chúng ta đừng để phí hoài những gì đã học được ở ghế nhà trường, bởi "một bước lỡ, nghìn thu ân hận". Nếu mải chơi chúng ta sẽ làm lỡ mất một chuyến tàu đi đến tương lai. Chuyến tàu đó không hề đi đến một cái đích nào nhất định. Chuyến tàu đó rất đặc biệt bởi người lái tàu là chúng ta và hành khách cũng chính là chúng ta. Nó được chèo lái bởi chính đôi bàn tay của chúng ta. Kiến thức trong trường ta học là nền tảng cơ bản để ta làm việc. Nhưng nhiều khi chính những kiến thức ấy cũng không đáp ứng đủ được những yêu cầu của sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật. Nếu không tiếp tục học chúng ta sẽ không có đủ khả năng để đảm đương công việc.

Việc học tập không phân biệt tuổi tác, trình độ, địa vị hay hoàn cảnh xã hội mà tuỳ theo ham muốn hiểu biết của mỗi con người. Khi còn nhỏ đang ở lứa tuổi cắp sách đến trường, thầy cô dạy cho ta rất nhiều kiến thức về tự nhiên, xã hội... vì vậy mà chúng ta phải không ngừng nâng cao hiểu biết, trau dồi tri thức, tận dụng mọi cơ hội để học tập. Và đến tuổi trưởng thành chuẩn bị bước chân vào đời, để tự lập bằng vốn kiến thức của mình được trang bị trong nhà trường, chúng ta vẫn phải tìm tòi nghiên cứu không ngừng trong công việc, sách báo... để nâng cao tay nghề, trình độ. Thông thường một người trong nhà trường học giỏi thì ra trường cũng sẽ làm việc tốt, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Vì vậy, chúng ta phải học ở mọi lúc mọi nơi, học ở những người đi trước mình, lớn tuổi hơn mình, những đồng nghiệp xung quanh mình để làm sao lấp đầy những khoảng trống mà mình thiếu sót trong quá trình học tập và làm việc...

Mỗi học sinh chúng ta cần phải nhận rõ bổn phận và trách nhiệm của mình, trong thời kỳ đang sống nhờ vào gia đình và xã hội. Nhưng học bằng cách nào để đạt kết quả tốt. Phương pháp học tập có rất nhiều ta có thể học qua sách vở. Ở trường, ta được sự dạy dỗ của thầy cô và bạn bè nhưng cũng cần đọc thêm báo chí, để có thể hiểu một cách sâu sắc hơn về xã hội ngày nay. Mỗi lúc vấp ngã ta đều phải tự biết rút cho mình những kinh nghiệm vì đó là những kiến thức thực tế quý báu, trang bị cho ta hành trang vào đời. Ở các thành phố hiện đại, việc học của học sinh, sinh viên được chăm lo đầy đủ nhưng ở các vùng quê nghèo thì việc học chưa được chú trọng. Người dân chưa nắm rõ được ý nghĩa lớn lao khi cho con em mình đến trường. Rất nhiều em học sinh phải bỏ dở việc học hành để sống cuộc sống "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" như cha ông họ. Thật là đáng tiếc thay khi có những học sinh được sự quan tâm của gia đình, xã hội được lo lắng đầy đủ vật chất lại không biết quý trọng. Đây là hiện tượng khá phổ biến của các học sinh "lười học". Đó không phải là những tấm gương "sáng". Chúng ta hãy học tập theo các thế hệ cha ông như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Lê Quý Đôn... những Lê Bá Khánh Trình, Tôn Thất Tùng, Đặng Thái Sơn... để trở thành con người có ích.

Ngày nay đất nước đã phát triển, việc học đã được chú trọng, tuy nhiên, việc học của học sinh vẫn còn nhiều hiện tượng gây bức xúc. Không chỉ có chuyện học lực kém của nhiều học sinh, mà còn nhiều vấn đề nữa rất đáng phải xem xét lại. Đó là tình trạng cận thị ở học đường. Do học quá nhiều, lại thêm chơi các trò chơi điện tử nên số lượng cận thị tăng lên rất nhanh. Một số học sinh có ý thức học tập rất kém, thường xuyên trốn tiết để đi chơi. Lười biếng và ham quậy phá, sẽ rất khó để họ trở thành những người có ích cho xã hội sau này. Đây là những "con sâu làm rầu nồi canh” cần được chinh đốn cách thức và mục đích học tập.

Việc học của học sinh thời nay là vô cùng cần thiết. Với xu thế hội nhập, học sinh ngày càng phải trau dồi vốn kiến thức hiểu biết của mình. Hành trang để vào đời chính là những kiến thức mà chúng ta tích luỹ được từ thuở ấu thơ, nó sẽ là vô giá nếu chúng ta tranh thủ học nhưng củng sẽ là vô nghĩa nếu chúng ta mải chơi, lười học.
vô trang mình 5 sao nha

2
2
Nguyễn Nhật Thúy ...
15/05/2018 12:05:47

Trong cuộc sống, muốn đạt được mọi kết quả như ý, bên cạnh sức khỏe dẻo dai con người ta cần phải có một kiến thức tương đối đầy đủ để phục vụ cho công việc của mình. Việc thu nạp kiến thức không chỉ có ở nhà trường mà còn có ở xung quanh ta một khi ta quan tâm và muốn học hỏi mọi điều. Với một người có ý chí muốn vươn lên thì việc tự trau dồi kiến thức cho mình sẽ luôn đem lại niềm thích thú đối với bản thân họ, và chân trời kiến thức sẽ luôn rộng mở cho bất cứ ai có ý chí đáng khâm phục như vậy.

Con người ta một khi muôn bồi dưỡng kiến thức sẽ tìm được nhiều phương pháp học tập phù hợp với điều kiện của bản thân mình. Có nhiều con đường rộng mở cho việc học, học từ thầy cô bạn bè, học từ sách vở báo chí, học từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống, và còn một cách học nữa cũng đem lại hiệu quả cao trong học tập, đó là việc tự học. Đối với những người được may mắn sinh ra có cha có mẹ, được sống trong điều kiện đầy đủ thì việc cắp sách đến trường không mấy gì khó. Nhưng cuộc sống vẫn còn đó nhiều mảnh đời bất hạnh, những người kém may mắn hơn vì họ sinh ra trong hoàn cảnh thiếu thốn và không có điều kiện sống tốt như chúng ta. Và đối với những người kém may mắn như vậy thì việc tự học sẽ là con đường tốt nhất giúp họ trau dồi kiến thức để vươn lên trong xã hội. Vậy tự học là như thế nào? Tự học là tự nguyện không ai bắt buộc mà chính bản thân ta tự tìm tòi khám phá, tự làm phong phú thêm vốn hiểu biết cho mình, đó cũng là nhu cầu tự nhiên tất yếu của con người. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Không thầy đô mày làm nên”, chúng ta vẫn phải đến trường để nghe sự chỉ dạy của thầy cô, kiên thức học từ nhà trường là những điều căn bản mà mỗi người cần biất. Nếu ai đó không có được một người thầy dạy bảo trực tiếp cho mình thì cũng có những người thầy gián tiếp dạy mình bằng tấm gương về cách sống và cách hành động của họ. Nhưng dù có thầy hay không có thầy thì chính bản thân ta tự vận động, tự học vẫn tốt hơn. Người tự học hoàn toàn có khả năng làm chủ bản thân mình và biết mình cần gì, mình muốn học như thê nào và vào thời điểm nào cũng được. Nếu chúng ta có một cái đầu tốt cùng với sự chăm chỉ cao thì tự học là phương pháp học hiệu quả nhất. Khi chúng ta đi học ở trường, có một số môn ta phải học thuộc như một con vẹt, cần nhớ thuộc lòng như một cái máy, khi đó người học sinh sẽ ít vận dụng cái đầu, không làm cho nó động não, như vậy thì chẳng khác nào đào tạo ra các con rô-bốt không hơn không kém. Nếu ta muốn làm con người chứ không phải mãn đời chỉ là một cái máy thì điều tất nhiên là ta phải tự học. Tuy nhiên không phải ai cũng hoàn toàn có khả năng tự học. Bất kì ai cũng có tính tò mò muôn hiểu biết thêm nhưng phần lớn trong số họ có tính lười biếng, lười suy nghĩ, không chịu khó tìm tòi học hỏi mà chỉ thích những thú vui dễ tìm. Và một khi đã thỏa mãn thì chẳng cần bồi dưỡng đạo đức và tinh thần nữa nên số người tự học rất ít và người nào kiên tâm tự học sớm muộn gì cũng vượt lên hẳn những kẻ khác, không giàu hơn thì cũng được kính trọng hơn. Mỗi người chúng ta đều có bản năng tò mò muốn hiểu rõ hơn về bản thân và vạn vật xung quanh, vì vậy loài người mới văn minh làm chủ được chính mình và làm chủ cả mọi vật, thế nên có người đã nói khôi hài rằng: con người chỉ hơn loài vật ở chỗ là con người biết hỏi: “Tại sao?”.

Tự học là việc rất cần thiết với con người, trước tiên vì nó bổ sung kiến thức còn thiếu ở nhà trường. Mỗi ngày sự hiểu biết của con người càng tăng lên, nếu chúng ta không tự giác học tập thì sẽ không theo kịp và bị tạt hậu, sẽ trở thành người thừa của xã hội. Khi làm ở bất cứ ngành nghề hay lĩnh vực nào thì việc tự học luôn là cần thiết. Chẳng hạn như một, bác sĩ, một luật sư nếu không có ý thức tự học thì khi mới ra trường họ cũng có biết gì về sử kí, về địa lí hơn một cậu tú đâu, và ngành chuyên môn của họ cũng đã có thể giúp ích được gì nhiều cho họ đâu. Vì thế họ phải tự học để mở mang đầu óc, trau dồi thêm kinh nghiệm cho nghề nghiệp và nhất là để tu dưỡng tâm tính của bản thân mình. Bản chất của việc tự học là tự làm việc với chính mình trước, tự nghiên cứu tài liệu hoặc tự trao đổi với bạn bè. Muốn học, muốn hiểu sâu một chủ đề nào, điều quan trọng nhất là phải tự mình chạm tới nó trước, như gieo mầm cho việc tiếp thu, thẩm thấu của mình. Nhưng trên con đường học vấn của người tự học vẫn luôn có những cạm bẫy nguy hiểm khiến cho tri thức của họ có nguy cơ lệch lạc hoặc chứa những lỗ hổng rất lớn mà ngay cả bản thân họ cũng không hề hay biết. Không có một người thầy nào để kiểm tra mình, để thường xuyên nhắc nhơ cho mình trong việc tự học, vì thế người tự học không nên chủ quan với bản thân mình. Trong cuộc sống có biết bao tấm gương sáng vì không chịu thua thiệt và bị khuất phục trước người khác nên họ đã cố gắng tự học để vươn lên, và thành công của họ là không thể phủ nhận, những con người đầy nghị lực ấy đáng để chúng ta khâm phục và hoc hỏi theo.

Tự học cũng là một cách học như bao cách học khác. Tự học là con đường ngắn nhất dẫn đến sự thành công và rèn luyện thêm cho bản thân nhiều điều cần thiết trong cuộc đời mỗi người. Tự học từ trong lý thuyết để áp dụng ra ngoài thực tiễn. Cuộc sống là những trải nghiệm từ khó khăn này đến khó khăn khác, do đó tự học là một việc rất cần thiết, là đôi chân cho con người ta đứng vững trước những sóng gió của cuộc đời. Chẳng còn cách nào khác ngoài việc tự học, chính mình phải vượt qua những khó khăn chông gai đó để vững bước theo kịp thời đại. “Hãy nói cho tói biết anh học như thế nào, tôi sẽ nói cho anh biết anh có thành công hay không”.

2
1
Quỳnh Anh Đỗ
15/05/2018 12:37:15

Trên thế giới có rất nhiều người đã thành công nhờ con đường tự học của bản thân. Nhiều người đã chia sẻ kinh nghiệm về tinh thần tự học của mình cho nhiều bạn trẻ noi theo. Việc tự học sẽ đem lại thành công như mong đợi cho những ai kiên trì và vận dụng nó một cách phù hợp.

Quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại chính là quá trình học và tự học chính là con người tìm ra cách để tiếp thu những kiến thức, kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực, khả năng của riêng mình. Việc học của chúng ta chưa đem lại hiệu quả cao vì chúng ta thụ động khi tiếp thu kiến thức mà thầy cô truyền tụng lại. Học sinh chưa biết đào sâu, sáng tạo từ những bài giảng còn sơ sài của thầy cô. Việc học thêm tràn lan, dựa nhiều vào sách tham khảo cũng làm cho việc học bị cản trở.

Do nền giáo dục của chúng ta còn yếu kém, việc học tủ, học chống đối còn diễn ra ở nhiều học sinh. Nhiều học sinh học thuộc bài nhưng không hiểu bài dẫn đến tình trạng thuộc lí thuyết những không biết làm thực hành. Nấu tình trạng này kéo dài, học sinh sẽ bị mất gốc, gây tâm lí chán nản trong học tập.

Việc tự học sẽ giúp con người hiểu vấn đề một cách sâu sắc, giải quyết vấn đề nhanh chóng chính xác. Việc tự học có thể được coi là chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Những người có tinh thần tự học sẽ chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề. Tinh thần tự học có thể giúp con người tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình ti vi, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh, những kinh nghiệm sống của nhân dân. Khi ta có tinh thần tự học, ta sẽ có ý thức chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp, tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Khi chúng ta đã tự học chắc được lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành, giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng, ghi nhớ kiến thức rất tốt. Có rất nhiều những danh nhân đã thành nhân tài của đất nước từ việc họ tự học như: Lương Thế Vinh, Mạc Đinh Chi, Hồ Chí Minh... Đây là những người có sự kiên trì trong quá trình tự học và là những tấm gương mà chúng ta cần noi theo.

Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học, em sẽ noi gương và học tập kinh nghiệp của những thể hệ đi trước để đưa ra một phương pháp tự học hợp lí đem lại hiều quả cho bản thân. Việc tự học chính là chìa khóa của sự thành công, đưa chúng ta đến với tương lai tươi sáng ở phía trước.

Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học, chúng ta sẽ có ý thức tự giác hơn trong quá trình học tập, và sẽ mang lại kết quả cao. Những người biết vận dụng phương pháp tự học cho bản thân sẽ có vốn kiến thức rộng rãi và sẽ có khả năng trở thành người có ích cho xã hội, góp phần làm phát triển xã hội lên tầm cao mới.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư