Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Từ những nội dung cơ bản về phong cách Hồ Chí Minh, anh (chị) hãy liên hệ trách nhiệm bản thân trong việc đẩy mạnh học tập và làm theo phong cách làm việc khoa học, khách quan, trung thực của Bác

m.n giúp e vs ạ
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.306
0
0
Phương Dung
07/05/2018 18:48:10
Xác định rõ phương hướng, mục đích
Mục đích lớn lao mà Chủ tịch Hồ Chí Minh theo đuổi và thực hiện là đem lại độc lập cho Tổ quốc, tự do và hạnh phúc cho đồng bào ta. Ở Người chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Ðược hỏi về mục đích này, Người nói: "Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó". Chính vì theo đuổi mục đích lớn lao trên mà Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
Phương hướng và mục đích trong từng giai đoạn của cách mạng nước ta thường được thể hiện thành nhiệm vụ mang tính chiến lược và đều được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu thành khẩu hiệu để mọi người dễ nhớ và thực hiện. Trong Cách mạng Tháng Tám, Người nêu khẩu hiệu: "Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên!". Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Người nêu khẩu hiệu: "Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi!". Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Người nêu khẩu hiệu: "Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược!". Tuy nhiên, Người cũng yêu cầu khi nêu khẩu hiệu phải thể hiện rõ được mục đích. Chỉ nêu ra vài khẩu hiệu chính, thiết thực và phổ thông.
Có chương trình, kế hoạch rõ ràng
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, xây dựng chương trình, kế hoạch làm việc cần phải cụ thể, thiết thực, rõ ràng, đúng mực, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế; đồng thời phải làm cho từng người, từng gia đình, từng đơn vị được bàn bạc kỹ lưỡng và hiểu thấu đáo để họ nắm vững, khi đã hiểu thấu đáo rồi thì họ sẽ tự giác, tự động và vui vẻ thực hiện.
Chủ tịch Hồ Chí Minh phê bình cách làm việc của nhiều người rằng, trong chúng ta thường có khuyết điểm là bỏ nhiều công sức vào việc vạch ra chương trình, kế hoạch thật to tát, nhưng lại ít tìm cách để thực hiện cho đúng. Rằng: "Chương trình công tác thì quá rộng rãi mà kém thiết thực. Ðặt ra kế hoạch và chương trình không xét rõ năng lực của những người thi hành kế hoạch và chương trình đó. Thành thử việc gì cũng muốn làm mà việc gì làm cũng không triệt để".
Cố Thủ tướng Phạm Văn Ðồng - người cộng sự gần gũi và công tác nhiều năm với Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết: "Học phương pháp khoa học của Hồ Chủ tịch là học làm việc có chương trình, có kế hoạch, có tổ chức, việc lớn, việc nhỏ, việc nhất thời, việc trường cửu đều phải thế. Chúng ta hãy nhớ rằng: Lúc Hồ Chủ tịch giao công việc cho một người, người ấy phải thảo kế hoạch tiến hành rồi bàn với Hồ Chủ tịch trước khi thi hành. Kế hoạch ấy, Hồ Chủ tịch thường dạy, phải sát thực tế, phải vừa sức mình".
Làm việc một cách khoa học
Cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh giáo huấn cho chúng ta một điều rất quý báu: Cách mạng là một khoa học, thực hành công việc là một khoa học. Lý thuyết và phương pháp khoa học ấy giúp Người đi sát thực tế, nắm đúng thời cơ để có chủ trương đúng và thực hiện thành công chủ trương ấy. Làm việc có khoa học theo Người tập trung ở mấy điểm chính sau đây:
Thứ nhất, làm việc có khoa học đòi hỏi phải cụ thể, kịp thời, thiết thực, phải có trọng tâm, trọng điểm, phải đi sâu, đi sát, phải kiểm tra để nắm người, nắm việc, nắm tình hình.
Thứ hai, làm việc có khoa học là không nên tham làm nhiều trong một lúc, mà làm xong việc này mới làm sang việc khác, làm đến đâu chắc đến đó, nghĩa là làm từ việc gốc, việc chính, từ việc nhỏ đến việc lớn.
Thứ ba, làm việc có khoa học là làm bất cứ công việc gì cũng cần tránh bệnh chủ quan. Có thể mục đích, chương trình, kế hoạch làm việc đặt ra rất đúng, nhưng trong quá trình thực hiện do chủ quan nên tiến hành không sát, không đúng, nên kết quả công việc thường hạn chế, hiệu quả thấp, thậm chí thất bại.
Phải siêng năng, cần cù
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: "Siêng năng là một trong bốn điều của đời sống mới".
Câu chuyện sau đây cho thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc siêng năng, cần cù. Vào cuối tháng 7-1954, tại An toàn khu (Việt Bắc), Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp nhà báo kiêm đạo diễn điện ảnh Liên Xô là Rôman Cácmen. Câu chuyện được trao đổi bằng tiếng Nga. Thấy nhà báo tỏ vẻ ngạc nhiên trước cuộc sống giản dị, quá khiêm tốn của mình, Người giải thích: Tôi đã quen với cuộc sống như thế này, những năm tháng đấu tranh cách mạng đã tập cho tôi quen như thế, chỉ sau năm phút tôi sẵn sàng lên đường. Trả lời câu hỏi của Cácmen: Chủ tịch làm việc bao nhiêu tiếng trong một ngày? Người nói: Chim rừng đánh thức tôi, còn tôi đi nằm lúc trên trời xuất hiện những vì sao. Trong thời gian làm việc gần Chủ tịch, Rôman Cácmen đã thấy không hoàn toàn như vậy. Nhiều đêm, Chủ tịch chống gậy, quần và tay áo xắn cao, đi theo ánh đuốc của đồng chí cận vệ trên con đường hẻm trong rừng. Chủ tịch đến một bản xa nào đó trong núi hoặc đi họp Hội đồng Chính phủ về muộn.
Phải có quyết tâm cao
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Không có cái gì dễ, mà cũng không có cái gì khó". Nghĩa là, bất kỳ công việc gì dù dễ đến đâu cũng phải phấn đấu mới có kết quả, còn khó đến mấy nhưng có quyết tâm cao và có kế hoạch, biện pháp tốt thì nhất định thành công.
Nói về cách làm việc với quyết tâm cao, có thể dẫn ra câu chuyện tự học ngoại ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ra đi tìm đường cứu nước, trong những năm tháng làm phụ bếp trên những con tàu vượt đại dương, hay đốt lò, quét tuyết vào những mùa đông băng giá ở nước Anh, làm thợ sửa ảnh trong ngõ hẻm ở Thủ đô nước Pháp và trên bước đường hoạt động cách mạng, Người đều phải tranh thủ thời gian để tự học một cách rất gian khổ, trong điều kiện không có thầy dạy, không có phương tiện và thiếu thốn cả về thời gian. Người cần học chữ nào liền viết lên cánh tay, vừa đi vừa xem, vừa làm vừa xem, đến cuối ngày chữ mờ dần đi cũng là lúc Người nhớ được hết. Ðến đêm, mọi người đi ngủ, còn Người vẫn một mình tranh thủ học. Sau này, khi đã trở thành lãnh tụ tối cao của Ðảng và của dân tộc ta, Người vẫn giữ cách làm việc như vậy trong mọi hoạt động công tác mà Người đảm nhiệm.
Nói đi đôi với làm
Ðạo đức ở Chủ tịch Hồ Chí Minh là đạo đức dấn thân, là đạo đức gắn liền với hành động, là làm việc có hiệu quả, ở đâu, làm việc gì lời nói và việc làm cũng hòa đồng làm một. Người đã để lại cho chúng ta tấm gương của một vị lãnh tụ thật sự của dân, vì dân: "Nói đi đôi với làm".
Câu chuyện sau đây cho thấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói là làm. Vào năm 1953, trong lịch làm việc, Người quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh chị em trí thức. Tin vui đến làm náo nức cả lớp học, mọi người hồi hộp chờ đợi. Bỗng chuyển trời đột ngột, mây đen ùn ùn kéo tới, rồi một cơn mưa xối xả, hai ba tiếng đồng hồ không dứt. Ai cũng xuýt xoa, tiếc rẻ: mưa thế này, Bác đến sao được nữa. Giữa lúc trời đang trút nước, thì từ ngoài hiên lớp học có tiếng rì rầm, rồi bật lên thành tiếng reo át cả tiếng mưa ngàn, suối lũ: Bác đến rồi, anh em ơi! Bác đến rồi! Trong chiếc áo mưa ướt sũng nước, quần xắn đến quá đầu gối, đầu đội nón lá, Người hiện ra giữa niềm ngạc nhiên, hân hoan và sung sướng của tất cả mọi người.
Về sau, mọi người được biết, giữa lúc Người chuẩn bị đến thăm lớp thì trời đổ mưa to, các đồng chí cùng làm việc với Người đề nghị cho báo hoãn đến một buổi khác, có đồng chí đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Người. Nhưng Người không đồng ý và nói: Ðã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì biết đến khi nào? Thà chỉ một mình Bác và một vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cho cả lớp học phải chờ uổng công.
Biết quý trọng thời giờ
Khi làm việc, đi công tác, đi thăm các cơ quan, đơn vị, hoặc đến nhà anh em cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều rất điều độ, nói giờ nào đến đúng giờ ấy, nói làm việc hoặc ở thăm bao lâu thì đúng bấy nhiêu thời gian, không bao giờ lề mề, la cà, không việc nọ sọ sang việc kia, mà thường rất khẩn trương, nhanh nhẹn trong mọi công việc và không để bất cứ ai phải đợi mình. Ðó là biểu hiện của tính quý trọng thời giờ và tính kỷ luật, tính tổ chức, của tinh thần tự chủ cao. Thậm chí cho đến lúc phải từ biệt thế giới này, Người không có gì là ân hận, mà chỉ tiếc là không được phục vụ nhân dân lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.
Thật đúng là mối hằng tâm của một lãnh tụ vĩ đại, suốt đời quý trọng thì giờ, suốt đời làm việc vì dân, vì nước, lãnh tụ của nhân dân.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
mỹ hoa
27/05/2018 15:43:57
I. LỜI MỞ ĐẦU Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Người để lại cho chúng ta một di sản tinh thần to lớn gồm những giá trị nhân văn cao cả, đặc biệt là tư tưởng đạo đức cách mạng. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác là niềm vinh dự và tự hào đối với mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người dân Việt Nam. Học tập Bác, trước hết chúng ta học tập đạo đức trong sáng, suốt đời phấn đấu vì nhân dân. Bác luôn coi đạo đức là cái gốc của người cách mạng. Cái lớn nhất trong đạo đức của Bác là hy sinh tất cả vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh đã lưu lại cho các thế hệ người Việt Nam yêu nước và nhân dân thế giới những dấu ấn rất đặc biệt. Đó là giá trị trường tồn của văn hóa Việt, trong các bước phát triển của dân tộc Việt Nam cũng như nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh là phong cách ứng xử của một nhà văn hóa kiệt xuất. Trong cuộc sống con người, mọi ứng xử đều được thông qua giao tiếp. Phẩm chất, năng lực, nhân cách chế định phong cách ứng xử của con người cụ thể. Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh biểu hiện ở những điểm chủ yếu là: thành tâm, thật lòng; tôn trọng, quý mến con người, khoan dung; tự mình đối với bản thân, v.v.

II. TƯ TƯỞNG, TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ PHONG CÁCH ỨNG XỬ; THÀNH TÂM, THẬT LÒNG, TÔN TRỌNG, QUÝ MẾN MỌI NGƯỜI, KHOAN DUNG, TỰ MÌNH ĐỐI VỚI BẢN THÂN…

1. Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về phong cách ứng xử; thành tâm, thật lòng

Thành tâm, thật lòng là điểm nổi bật trong phong cách ứng xử Hồ Chí Minh. Với mọi người, bất kể đó là người Việt Nam hay người nước ngoài, thuộc giai tầng nào, giới nào, có chính kiến, quá khứ hay hiện tại ra sao,… Hồ Chí Minh luôn lấy sự thành tâm, thật lòng để ứng xử. Và như thế, cái tâm lành thiện, trong sáng đã làm tan biến những e dè, ngần ngại, mặc cảm của những người khi gặp gỡ, tiếp xúc với Hồ Chí Minh. Người thật lòng trong giao cảm, nên dễ dàng tạo được niềm tin, sức thuyết phục của mọi người đối với bản thân cũng như Đảng Cộng sản Việt Nam và chính quyền cách mạng. Có những người lúc đầu đi theo cách mạng là do cảm phục nhân cách, nhận thấy được tấm lòng chân thật của Hồ Chí Minh chứ chưa từ sự cảm nhận, giác ngộ về lý tưởng, sự nghiệp. Những người vốn đã tích cực đi theo sự nghiệp cách mạng, khi gặp Hồ Chí Minh thì lại càng hăng hái hơn. Những người suýt sa chân sang hàng ngũ bên kia, khi được Người cảm hóa đã kịp rút lại để nhập cuộc với đoàn quân cách mạng. Những người nước ngoài cùng chí hướng, thì cảm kích trước tấm lòng son, trung kiên, chung thủy với lý tưởng của Hồ Chí Minh để ủng hộ cách mạng Việt Nam. Sự thật tâm và tấm lòng thành là một điểm nhấn trong phong cách ứng xử Hồ Chí Minh, là điều mà Người học được từ những bậc tiền nhân của dân tộc và cũng là nét tinh túy của văn hóa phương Đông: “kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”, nghĩa là điều gì mà bản thân không muốn thì đừng có làm đối với người khác.

2. Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về phong cách ứng xử; tôn trọng, quý mến con người, khoan dung.

Tôn trọng, quý mến con người, khoan dung là một điểm tạo nên phong cách ứng xử Hồ Chí Minh. Trong lịch sử của loài người, có “nhân chi sơ, tính bản thiện”, tức là con người ta sinh ra đã sẵn tính thiện. Nhưng trong thực tế, còn nhiều tà ác ở xã hội con người. Lịch sử phát triển xã hội loài người đã chứng minh biết bao cuộc chiến tranh điêu tàn, cướp đi bao nhiêu sinh mạng, làm chậm sự phát triển của thế giới. Thời nay cũng vậy hòa bình, ổn định và phát triển luôn là khát vọng mà loài người vươn tới.

Việt Nam là một quốc gia - dân tộc trên thế giới nổi bật văn hóa trọng nghĩa tình. Cái trục ứng xử của dân tộc Việt Nam là trên tình ng­ười, là “lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay c­ường bạo”. Nhất quán quan điểm đó, trong Di chúc, Người nhấn mạnh: “Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Người không những “để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng” và “gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn, và các cháu thanh niên nhi đồng quốc tế”, mà còn căn dặn Đảng về những công việc cần làm sau khi đã đánh thắng giặc Mỹ xâm lư­­ợc, trong đó “đầu tiên là công việc đối với con người”. Với Người, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội - giai cấp đều phải đi đến giải phóng con người thì mới có ý nghĩa thiết thực.

Ứng xử Hồ Chí Minh dựa trên tình thương yêu, quý trọng con ng­ười tr­ước hết dành cho những ng­ười bị áp bức, bóc lột, những ngư­ời cùng khổ, những người dễ bị tổn thương trong xã hội, các cụ già, em nhỏ và có phong cách ứng xử văn hóa đặc biệt đối với phụ nữ. Người đã để lại vô vàn những câu chuyện cảm động về tình cảm, ứng xử văn hóa đối với nhân dân, với lớp người bị thiệt thòi do hậu quả quan niệm không đúng của xã hội thực dân, phong kiến, đặc biệt là tư tưởng trọng nam khinh nữ.

Đến thăm bất cứ nước nào, khi ở địa vị Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Người dành thời gian tiếp xúc với nhân dân lao động, đặc biệt là đối với các cháu thiếu niên, nhi đồng. Điều đó cắt nghĩa tại sao Hồ Chí Minh được thiếu niên, nhi đồng Việt Nam và nhiều nước trên thế giới gọi là Bác Hồ; được nhân dân Việt Nam và rất nhiều tầng lớp nhân dân trên thế giới gọi là Bác Hồ. Không phải ngẫu nhiên mà Hồ Chí Minh trở thành một biểu t­ượng về tình hữu ái của con ngư­ời trên trái đất. Tình nhân ái trong ứng xử Hồ Chí Minh không dừng ở lời nói mà còn được thể hiện rõ trong hành động. Người tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, đấu tranh bảo vệ người bị áp bức, phấn đấu vì sự nghiệp tiến bộ, đưa lại cho con người tự do, ấm no, hạnh phúc, phấn đấu vì lý tưởng giải phóng triệt để cho con người vươn tới cái tất yếu của vương quốc tự do.

Với tư tưởng giải phóng con người, yêu thương con người, khoan dung, độ lượng, Hồ Chí Minh đã giao tiếp, ứng xử với nhiều người trong cuộc sống, và lúc nào cũng vậy đều để lại ấn tượng sâu đậm. Quan niệm của Hồ Chí Minh cũng giống như quan niệm đúng đắn của các tổ chức xã hội tiến bộ hiện nay trên thế giới, khi cho rằng: phát triển con người là sự phát triển bao gồm tất cả các khía cạnh trong cuộc sống của mọi cá nhân, từ tình trạng sức khoẻ, tới đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa của con người; phát triển con người theo những mục tiêu đó, là cái đích cuối cùng, phát triển kinh tế - xã hội chỉ là một phương tiện.

3. Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về phong cách ứng xử; tự mình đối với bản thân mình

Tự mình đối với bản thân mình là một phong cách ứng xử rất đặc biệt của Hồ Chí Minh. Con người có các mối quan hệ rất phong phú, phức tạp trong cuộc sống hằng ngày và Người chia các mối quan hệ đó thành ba loại: đối với người; đối với việc; đối với mình. Trong đó, mối quan hệ “đối với mình” (tức là tự mình đối với bản thân mình) là khó nhất. Tự thấy, tự phê bình, là đòi hỏi tự nhìn lại chính mình, đánh giá đúng, để vươn lên làm chủ bản thân mình trong sinh hoạt hằng ngày là không đơn giản. Trong quân sự, người ta nói rằng: biết mình, biết người, trăm trận không nguy. Biết người không khó bằng biết mình. Cái bệnh chủ quan thường thấy ở nhiều người là từ cái khó này mà ra. Người ta khen mình thì dễ, tự mình thấy mình tốt, giỏi giang thì không khó (như Hồ Chí Minh dùng tục ngữ trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc là “mèo khen mèo dài đuôi”). Nhưng người khác chê mình thì nhiều lúc khó được chấp nhận. Tự mình thấy cái dở, cái xấu của mình lại càng khó hơn, đề cập vấn đề phong cách tự mình đối với bản thân mình là nói đến sinh hoạt cá nhân, gắn với chủ thể của con ng­ười hành động, nó bộc lộ hằng ngày, hằng giờ, không tự nhiên mà có và cũng không là phổ biến ở mọi người, mà nó chỉ có thể có được ở người qua trải nghiệm rèn luyện thực tiễn với hiểu biết, kiến thức sâu rộng cũng như tinh thần cầu thị đích thực.

Hồ Chí Minh là một người như thế, luôn làm chủ được bản thân, trong mọi điều kiện, hoàn cảnh Người “không ham muốn công danh phú quý một chút nào”, “không dính líu gì tới vòng danh lợi”. Người đã giữ được nếp sinh hoạt giản dị, lành mạnh, đến cuối đời vẫn là một con người sống trong sạch, vì nước, vì dân, không vụ lợi. Trong đời sống hàng ngày Người ăn đủ chất, thanh đạm, sạch sẽ, tiết kiệm, không bày vẽ nhiều món, lãng phí. Mặc, Hồ Chí Minh quan niệm: “Cách ăn mặcphải sạch sẽ, giản đơn, chất phác, chớ lượt thượt, xa xỉ, lòe loẹt”. Người đi dép lốp cao su, mòn vẹt đế, gá miếng cao su vào chỗ bị vẹt chứ không thay đôi dép khác. Người đã dành dụm tiền lương và tiền nhuận bút (gửi sổ tiết kiệm) để tặng quà cho các cháu thiếu niên, nhi đồng, tặng quà cho các cụ già. Hồ Chí Minh làm những việc đó một cách tự nhiên, có ý thức rõ ràng về cuộc sống của một vị Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước ở một đất nước còn nghèo và không ra vẻ cao đạo, ra vẻ ta đây, mà đã thành nếp sống: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

Người sống một cuộc sống ung dung, thư thái, tự tại. Lúc gặp muôn vàn khó khăn, kể cả đối mặt với cái chết, Người vẫn bình tĩnh; lúc ở vào cái cao trào sự mừng vui nào đó của dân tộc và của cá nhân mình, Người không lạc quan tếu, không chủ quan, không tự kiêu, tự mãn. Người đã dồn tâm, dồn trí, dồn lực chăm lo cho nước cho dân, thoát khỏi mọi sự cám dỗ quyền lực, tiền bạc, phú quý. Hồ Chí Minh nói nhiều đến cá nhân nhưng không sa vào chủ nghĩa cá nhân; nói nhiều đến dân tộc mà không sa vào chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. Đặc biệt, Người nói nhiều đến quyết tâm làm một việc gì đó nhưng không sa vào chủ quan, duy ý chí, duy tâm; nói nhiều đến đạo đức và sự nghiêm minh của pháp luật nhưng không tuyệt đối hóa một cái nào mà vừa có lý vừa có tình, v.v.

Nhà văn hóa Hồ Chí Minh là như thế! Ứng xử của Người thật tuyệt vời. Phong cách ứng xử Hồ Chí Minh rất cần và phải được mọi người dân, cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ chủ trì, chủ chốt trong hệ thống chính trị học tập và vận dụng vào cuộc sống, nhất là trong thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cũng như trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội của Đảng, gần đây là Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

III. HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VỀ PHONG CÁCH ỨNG XỬ; THÀNH TÂM, THẬT LÒNG, TÔN TRỌNG, QUÝ MẾN MỌI NGƯỜI, KHOAN DUNG, TỰ MÌNH ĐỐI VỚI BẢN THÂN… GẮN VỚI NQTW4 (KHÓA XII)

1. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về phong cách ứng xử trong giai đoạn hiện nay

Phong cách Hồ Chí Minh nói chung, phong cách ứng xử Hồ Chí Minh nói riêng là tài sản tinh thần vô giá của Đảng, dân tộc ta; là tấm gương sáng để mỗi người có thể học tập và noi theo. Vì vậy, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII gắn với Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" chính là một giải pháp quan trọng, thiết thực góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Thông qua việc học tập và làm theo phong cách ứng xử của Người, mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý khắc phục những hạn chế yếu kém khi ứng xử trong công tác và cuộc sống đời thường, thực hiện có hiệu quả lời nói đi đôi với làm, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống giản dị trong sáng, luôn gắn bó mật thiết với nhân dân... để hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng và nhân dân giao phó.

2. Liễn hệ thực tiễn:

Qua 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tự toa lớn trên nhiều lĩnh vực và có ý nghĩa lịch sử to lớn. Tuy nhiên ở một số bộ phận cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái về đạo đức, tư tưởng. Nghị quyết 04-NQ/TW khóa XII của BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã chỉ rõ 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của đảng viên, trong đó có biểu hiện: Tình trạng “không thành tâm, thật lòng”, “không tôn trọng, không quý mến, khoan dung”, “không tự mình với bản thân mình”, “nói với cấp trên khác, nói với cấp dưới khác” đang diễn ra ở nhiều nơi, ở không ít người. Bệnh nói dối, làm sai, dối cấp trên, dối dân để bớt xén vì lòng tham, bao che khuyết điểm cho nhau, hình thành phe phái, … đang gây bức xúc trong xã hội, làm mất niềm tin trong nhân dân.

Trong tổ chức thực hiện gây lãng phí, thất thoát tài chính, tài sản, ngân sách nhà nước, đất đai, tài nguyên,… sử dụng lãng phí nguồn nhân lực, phí phạm thời gian lao động, phân công công việc không đúng chức danh nhiêm vụ.

* Đối với Chi bộ ta, thời gian qua dưới sự chỉ đạo, định hướng của chi bộ cơ quan, tập thể đảng viên, cán bộ trong cơ quan đã tích cực thực hiện và đạt nhiều thành tích cao. Tuy nhiên, đôi lúc còn có một số bộ phận, cán bộ chưa nêu cao tinh thần phê và tự phê bình, góp ý cho nhau chưa thật lòng, chưa khoan dung cho đồng nghiệp và việc tự mình với bản thân mình. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như: sử dụng điện, nước, văn phòng phẩm,…

* Đối với Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân: Mỗi cán bộ Đảng viên có lúc có thời điểm, ít hay nhiều đều có những biểu hiện như nghị quyết đã nêu.

* Thứ nhất: Biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị

- Một số cán bộ đảng viên đôi khi còn thiếu gương mẫu trong công việc, trách nhiệm làm việc chưa cao qua loa đại khái dẫn đến hiệu quả công việc chưa cao.

- Trong tự phê bình và phê bình thì nể nang, né tránh, ngại va chạm

* Thứ hai: Biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống

Sử dụng lãng phí điện, nước, văn phòng phẩm, lãng phí thời gian... thực hiện chưa thực sự triệt để, ít nhiều gây lãng phí

* Đối với bản thân tôi thấy mình mắc phải một số biểu hiện sau:

Với bản thân, mặc dù đã có nhiều cố gắng song vẫn mắc phải một số biểu hiện sau:

- Biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị:

Biểu hiện thứ 5: Trong tự phê bình và phê bình nhiều khi còn né trách, ngại va chạm.

- Biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống:

Tôi còn mắc phải biểu hiện thứ 6 đó là đôi khi con sử dụng lãng phí điện, nước, văn phòng phẩm, sắp xếp công việc chưa khoa học, hợp lý gây lãng phí thời gian làm việc dẫn đến hiệu quả công việc chưa cao.

3. Biện pháp khắc phục những hạn chế, khuyết điểm và quyết tâm tu dưỡng, rèn luyện.

Nhận thức được điều đó tôi đã học tập làm theo tấm gương của Bác, cố gắng rèn luyện cho mình đạo đức cách mạng, phải nâng cao ý thức làm việc, phải thực sự nghiêm túc, thật thà, không dối trên, lừa dưới, luôn luôn thành tâm, thật lòng; tôn trọng, quý mến con người, khoan dung; tự mình đối với bản thân, v.v. Làm gương để cán bộ, đảng viên, nhân dân noi theo, xây dựng lối sống thẳng thắng, trung thực, bảo vệ quan điểm, đường lối, quan điểm của Đảng, tôn trọng thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mà cơ quan, đơn vị đã xây dựng.

Thành tâm, thật lòng: Tôi luôn có ý thức giữ gìn tư cách, đạo đức, tính tiên phong, gương mẫu của người đảng viên. Luôn thẳng thắn, công tâm, khách quan, nghiêm túc thực hiện công tác tự phê bình và phê bình, tiếp thu ý kiến đóng góp xây dựng với tinh thần cầu thị, trung thực, thành tâm, thật lòng chân thành với chính mình và với người khác.

Quý mến con người, khoan dung: Bản thân tôi luôn luôn quý mến bạn bề và đồng nghiệp. Coi học viên như người em,người bạn, người anh của mình; quý mến mọi người. Khoan dung đối với mọi người có việc làm sai trái để họ có cơ hội làm lại cuộc đời và sửa chữa lỗi lầm mà họ gây ra.

Học tập Bác về Tự mình đối với bản thân mình: Tôi luôn luôn chịu khó nghiên cứu các quy định, từ đó đã vận dụng vào trong công tác chuyên môn hàng ngày, và tham mưu cho lãnh đạo việc triển khai các chương trình, kế hoạch của phòng đúng định hướng, phù hợp với tình hình nhiệm vụ của cơ quan. Trong công tác tôi luôn quan tâm đến tính đúng đắn, khoa học, có kế hoạch, việc cụ thể, rõ ràng và thường xuyên. Sau mỗi việc làm tự mình ngồi nghĩ lại, xem lại việc mình làm đúng hay sai, chỗ nào chưa được cần khắc phục và sửa chữa cho hoàn thiện hơn.

Thông qua việc học tập và làm theo phong cách ứng xử của Người, mỗi cán bộ, đảng viên khắc phục những hạn chế yếu kém khi ứng xử trong công tác và cuộc sống đời thường, thực hiện có hiệu quả lời nói đi đôi với làm, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống giản dị trong sáng, luôn gắn bó mật thiết với nhân dân... để hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng và nhân dân giao phó

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×