1. *Dẫn:
Từ nỗi lòng nhớ về Kim Trọng và cha mẹ của Thúy Kiều trong đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích", Nguyễn Du đã gợi cho em những suy nghĩ sâu sắc về lòng vị tha trong cuộc sống hiện nay.
*Các ý triển khai:
+Giải thích:
"Lòng vị tha" là có tinh thần chăm lo một cách vô tư đến lợi ích của người khác mà hi sinh lợi ích cá nhân mình. Như vậy, lòng vị tha ở con người chứng tỏ một tinh thần vô cùng bao dung, nhân ái.
+Biểu hiện; Lòng vị tha thể hiện ở thái độ vô tư, không mưu toan, tính toán khi giúp đỡ người khác. Người có lòng vị tha luôn nhìn người khác với cái nhìn nhân từ, tình yêu thương, luôn biết đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu và cảm thông với họ.
_ Từ xưa, lòng vị tha đã trở thành một đức tính quý báu của dân tộc. Như cha ông ta đã từng nhắc nhở nhau:"Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng" hay " Bầu ơi thương lấy bí cùng/ tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"
_ Ngày nay, lòng vị tha được thể hiện ở mọi mặt trong đời sống xã hội.
=Trong lớp có học sinh học kém hơn, bạn không dè bỉu, xa lánh mà sẻ chia, giúp đỡ bạn ấy học tốt.Trong tập thể có thành viên mắc lỗi, bạn biết giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để giúp họ sửa sai.
=Trong đời sống xã hội, ta có thể nhìn vào hành động tình nguyện của sinh viên trong chiến dịch " Mùa hè xanh" đã không quản ngại khó để đến vùng cao, vùng lũ lụt, vùng gặp khó khăn,... để hòa mình, cùng đồng cam cộng khổ giúp đỡ đồng bào. Hay có những người đang từng ngày từng giờ thầm lặng hi sinh cho đất nước...Đó là những biểu hiện đáng trân trọng của lòng vị tha.
+ Ý nghĩa:
_Có được lòng vị tha, con người sẽ cảm thấy thanh thản trước cuộc đời. Hơnthế, họ còn được mọi người yêu mến, quý trọng. Những việc làm xuất phát từ lòng vị tha sẽ giúp họ có được mối quan hệ giữa người với người trong xã hội thêm đẹp hơn và ấm áp hơn. Trong cuộc sống, cần lắm những tấm lòng biết vì người khác. Không ai có thể nói hết được niềm hạnh phúc , lòng quyết tâm vươn lên và sự khởi sắc trong tương lai của những người chưa có thành công, những người lầm lỡ được lòng vị tha cứu giúp.
_Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn không ít những người sống ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến cá nhân mình, đặt lợi ích cá nhân lên trên mọi lợi ích của người khác, của tập thể hay xã hội. Đó là lối sống vị kỉ cần phải lên án và bài trừ ngay ra khỏi xã hội. Bên cạnh đó, một số người lại hiểu chưa đúng về lòng vị tha nên hi sinh một cách mù quáng. Điều đó cũng có tác hại đối với đời sống xã hội.
+ Liên hệ:
_nhận thức:
Là học sinh, chúng ta cần nhận thức đúng đắn về lòng vị tha, hiểu đây là một trong những đức tính tốt đẹp cần có ở mọi người.
_Hành động:
Trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay, còn rất nhiều gia đình nghèo khó. Lòng vị tha của mỗi học sinh được thể hiện trong việc đóng góp, ủng hộ những gia đình ấy. Sống vì những người thân yêu, học tốt, chăm ngoan để ông bà, cha mẹ, thầy cô vui lòng. Và nếu có thể, chúng ta hãy giúp đỡ bạn học cùng trang lứa đó cũng đã thể hiện lòng vị tha trong cuộc sống.
Thanks m.n nhiều nha. Giờ ta sang đề hai: NL về tính khiêm tốn
Dẫn: Từ A B C D (Cái này mình có thể tự viết được nhưng bạn nào rảnh và có lòng tốt thì viết hộ mình luôn nha)
*Giải thích:
"Khiêm tốn" là có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không cho mình hơn người, không tự đề cao cá nhân mình so với người khác.
* Biểu hiện: Người có tính khiêm tốn thường đánh giá đúng mức về bản thân, luôn học hỏi người khác, không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho rằng sự thành công của mình là không đáng kể.
+Từ xưa, khiêm tốn đã trở thành một đức tính quý báu của con người, nhất là những bậc danh nhân trong xã hội phong kiến vì chán ghét cảnh chấp chốn quan trường mà cáo quan về ở ẩn để giữ cho lòng mình luôn sáng, tinh thần khiêm tốn, thanh cao.
+ Ngày nay, đức tính khiêm tốn cũng được thể hiện ở mọi mặt trong đời sống xã hội. Đó là những người không tự đề cao mình, biết kính trên nhường dưới, sống hòa nhã, tôn trọng người khác và biết nghe nhiều hơn nói. Họ luôn nhanh chóng nhìn nhận và sửa đổi các khuyết điểm của mình, học tạo những cái hay, cái tốt từ người khác và không tự mãn với những gì mình đạt được. Trong cuộc sống hiện diện rất nhiều người có lòng khiêm tốn: Bác học vĩ đại Einstein, ông đã từng nói: " Tôi chỉ là một người bình thường như bao người khác thôi, cũng sống và làm công việc mình yêu thích sao lại gọi tôi là người nổi tiếng?".Và lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh cũng là một tấm gương sáng ngời về đức tính khiêm tốn quaphong cách sống giản dị mà thanh cao."Như đỉnh non cao tự giấu mình/Trong rừng xanh lá ghét hư vinh"( Tố Hữu). Hay là những học sinh học giỏi, thi đạt giải cao làm vẻ vang cho đất nước nhưng vẫn khiêm tốn, học hỏi người khác và nỗ lực để học giỏi hơn nữa...
* Ý nghĩa:
+ Khiêm tốn là một đức tính rất cần thiết góp phần nâng cao giá trị của người và là thái độ sống đẹp trong xã hội hiện nay. Đức tính đó sẽ giúp mọi người có thể hoàn thiện bản thân và mở rộng vốn hiểu biết của mình hơn. Người có tính khiêm tốn thường nhận được thiện cảm của những người xung quanh, có được mối quan hệ gần gũi, thân thiết.
+ Nếu không có tính khiêm tốn, con người chúng ta sẽ chìm đắm, ngủ quên trong vinh quang, không biết vươn lên, không tự mình tiến bộ, hoàn thiện bản thân và sẽ trở nên tụt hậu. Thế nhưng vẫn có những người không khiêm tốn, tự cao tự đại, khinh thường người khác. Một số lại tự ti, xem nhẹ bản thân, rụt rè và nhút nhát. Những con người như thế sẽ khó thành công trong công việc, không chịu học hỏi khiến kiến thức sẽ bị thu hẹp, gây đố kị, mất đoàn kết, dẫn đến thất bại. Nhưng thái độ đó cần bị phê phán.
* Liên hệ:
+ nhận thức: Là học sinh, trước hết chúng ta cần nhận thức đúng đắn về tính khiêm tốn, hiểu rằng đây là một trong những đức tính tốt đẹp cần có ở mọi người.
+ hành động: Trong cuộc sống, chúng ta cần phải biết kính trên nhường dưới, không ngừng học tập để tiếp thu tri thức, rèn luyện bản thân, không được tự mãn trước những thành quả mà ta đã đạt được. Rèn luyện tính khiêm tốn là chúng ta đã thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ kính yêu: "Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm".
2. Truyện Chiếc lược ngà được viết trong thời gian kháng chiến chống Mỹ cực kỳ ác liệt tại miền Nam. Theo lệnh cấp trên anh Sáu phải đến chiến trường và một quãng thời gian dài không trở về nhà, đứa con gái của anh khi đó vừa ra đời chưa biết mặt cha.
Sau thời gian dài, anh được nghỉ phép và trở về thăm gia đình. Anh nhận ra con gái và rất vui vì con đã lớn nhưng Bé Thu không nhận ba vì sẹo có trên mặt, em đã đối xử với cha như người xa lạ điều này đã khiến anh Sáu rất buồn rầu. Khi được bà giải thích vết sẹo trên mặt bé Thu hiểu ra mọi chuyện.
Đến lúc Thu nhận ra mọi việc thì là lúc anh Sáu trở về đơn vị, tình cha con mãnh liệt đã khiến em lao vào ông người cha và hứa khi cha về sẽ có quà đó là chiếc lược ngà. Ở đơn vị anh đã có gắng làm chiếc lược ngà và dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương vào món quà yêu quý để tặng cô con gái.
Trong một trận đánh ác liệt anh Sáu hi sinh, trước khi hi sinh anh đã kịp trao cây lược cho người bạn tin cậy và căn dặn gửi lại tận tay cho bé Thu. Đây không chỉ là món quà đơn thuần mà còn chứa đựng tình yêu thương của người cha dành cho đứa con gái hết mực yêu quý.