Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Từ văn bản Trong Lòng Mẹ (Nguyên Hồng) hãy nêu suy nghĩ về tình mẫu tử trong cuộc đời mỗi con người

5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
435
1
0
kim soek jin
21/11/2018 09:04:28
MB
Trong mỗi chúng ta có lẽ "tình mẫu tử" là thứ đẹp đẽ và thiêng liêng nhất. Bởi hình ảnh của người mẹ đã in sâu vào trong tâm trí của mỗi đứa con.Ta bắt gặp tình cảm thiêng liêng ấy trong đoạn trích Trong lòng mẹ của tác giả Nguyễn Hồng. Đọc đoạn trích người đọc không khỏi xúc động trước tình cảm của chú bé Hồng dành cho người mẹ đáng thương của mình. Hồng đã trải qua những thử thách không kém phần đau đớn để giữ trọn vẹn tình cảm yêu thương mẹ trong sự khinh bỉ, sân si độc ác của những người họ hàng giàu có. Cuối cùng, bao tháng ngày chờ mong, khao khát đã được đền đáp, Hồng đã được ở "trong lòng mẹ"

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
kim soek jin
21/11/2018 10:31:36
TB
Chú bé Hồng - nhân vật chính lớn lên trong một gia đình sa sút. Người cha sống u uất, trầm lặng rồi chết trong nghèo túng, nghiện ngập. Người mẹ có trái tim khao khác yêu đương nên đành vùi lấp tuổi thanh xuân của mình trong cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Sau khi chồng chết, người phụ nữ đáng thương ấy vì quá cùng quẫn phải bỏ con đi tha hương cầu thực và bị người đời gán cho cái tội" chưa đoan tang chồng mà đã chửa đẻ với người khác". Hồng phải sống cuộc sống mồ côi cha và thiếu vắng tình thương yêu của mẹ, phải sống nhờ người họ hàng giàu có nhưng cay nghiệt. Hồng phải chịu cảnh cô đơn và bị hắt hủi.
Trái với thái độ căm thù và trách móc, Hồng rất thương và nhớ mẹ vô cùng. Em nuốt những giọt nước mắt đau đớn vào tim khi luôn nghe những lời mỉa mai, bêu rêu, nói xấu mẹ của bà cô độc ác.
Đoạn trò chuyện giữa Hồng và bà cô là một đoạn đồi thoại đầy kịch tính đẩy tâm trạng của em đến những diễn biến phức tạp, căng thẳng đến tột cùng.
- Hồng, mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không?
Câu hỏi đầy ác ý ấy xoáy sâu vào tâm can của Hồng. Hồng hình dung vẻ mặt rầu rầu và sự hiền lành của mẹ, lại nghĩ tới những đêm không có mẹ bên cạnh khiến Hồng khóc thầm và muốn trả lời là "có". Nhưng cậu bé nhận ra ý nghĩa cay độc qua cách cười "rất kịch" của bà cô, cô ta chỉ cố ý gieo rắc và tâm trí em những hoài nghi về mẹ cậu.
Hồng đã cúi mặt không đáp, sau đó Hồng nở nụ cười thật chua xót.
Hồng hiểu mẹ, hiểu được hoàn cảnh vì sao mẹ bỏ đi. Em đã khóc vì thương mẹ bị lăng nhục, bị đối xử bất công. Em khóc vì thân trẻ yếu đuối, cô đơn không bênh vực được mẹ. Càng thương mẹ, em càng căm ghét những hù tục vô lí, tàn nhẫn đã trói buộc mẹ em:" Giá như những cổ tục đã đầy đọa mẹ tôi như một hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẫu gổ, tôi quyết vồ ngay ấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi".
Chính tình thương mẹ đã khiến cho Hồng nhận ra đâu là lẽ phải, đâu là những con người, những tập tục đáng phê phán.
Tình thương ấy còn được biểu hiển rất sinh động, rất cụ thể trong lần gặp mẹ.
Thoáng thấy bóng một người trên xe rất giồng mẹ, Hồng liền chạy, đuổi theo rất bối rối gọi:"Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ... ơi!
Những tiến gọi ấy bật ra từ lòng khao khác được gặp mẹ bấy lâu nay bị dồn nén. Sự thổn thức của trái tim thơ trẻ bật thành tiếng gọi. Khi đuổi được chiếc xe đó, Hồng được bàn tay diệu hiền của người mẹ xoa lên đầu. Hồng òa khóc. Trong tiếng khóc ấy có niềm hạnh phúc được gặp mẹ, nỗi tuổi thân bấy lâu nay không có mẹ bên cạnh, cả bao niềm cay đắng bị lăng nhục tàn nhẫn cùng những uất ức bấy lâu nay được giải tỏa.
Mãi mê ngắm nhìn và suy nghĩ về mẹ, mãi mê say xưa tận hưởng cảm giác êm dịu khi được ngồi vào trong lòng mẹ để bàn tay mẹ vuốt ve.
Trong giây phút này, Hồng như sống trong "tình mẫu tử" hạnh phúc ấy. Hạnh phúc trong lòng mẹ không chỉ là hạnh phúc, là niềm khao khát của riêng Hồng mà là khao khát, mong muốn của bất kì đứa trẻ nào.
Từ lúc lên xe đến khi về nhà, Hồng không còn nhớ gì nữa, cả những lời mẹ hỏi, cả những câu trả lời của cậu và những câu nói của người cô bị chìm đi - Hồng không nghỉ đến nó nữa...
1
0
kim soek jin
21/11/2018 10:42:10
TB
Súc động của bé Hồng khi gặp mẹ càng chứng tỏ tình thương mẹ của Hồng là sâu đậm, là nồng thắm, là nguyên vẹn. Bất chấp tất cả sự ngăn cách rào cản của lễ giáo phong kiến đối với phụ nữ nói chung và mẹ Hồng nói riêng.
KB
Tình mẫu tử trong đoạn trích thật đẹp đẽ, thiêng liêng và xúc động. Nhà văn Nguyên Hồng đã mở ra cho chúng ta một thế giới tâm hồn phong phú. Thế giới ấy luôn làm chúng ta ngạc nhiên, nhân đạo của tình người.
Trong lòng mẹ là lời khẳng định chân thành đầy cảm động về sự bất diệt của tình mẫu tử!
0
0
nguyễn trà my
21/11/2018 11:55:42

“Công cha như núi thái sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Thật đúng như vậy. tình cảm của cha mẹ giành cho con cái như biển trời. Mọi người sinh ra đều mang trong mình một tình mẫu tử cao đẹp và thiêng liêng. Tình mẹ thật dịu hiền và ấm áp biết bao nhiêu được ví như dòng suối trong ngọt ngào chảy ra. Tình cảm của mẹ dành cho con hay là con dành cho mẹ cũng đều tốt đẹp biết bao

Với mỗi chúng ta ắt hẳn ai cũng thấy rằng từ mẹ thật là quý giá và thiêng liêng biết bao nhiêu. Mẹ là người đã mang nặng để đau ra chúng ta,là người đã dìu dắt chúng ta đi qua những vấp ngã giông tố của cuộc đời,không những thế mẹ còn chắp cho cúng ta thêm đôi cánh để có thêm sức mạnh bay đến những chân trời hi vọng . Những việc làm của mẹ giành cho các con của mình không có gì co thể sánh bằng.

Khi sinh chúng ta sinh ra mẹ là người ở bên chúng ta tập cho ta nói,cho ta ăn rồi dìu từng bước đi của chúng ta. Ngay cả khi lớn lên thì mẹ vẫn sát cánh cùng con của mình trên những con đường đầy gian lao và thử thách của mình. Tình mẫu tử cao quý này không có gì có thể sánh bằng

Những đứa con cho dù lớn lên có đi đâu và về đâu thì vẫn luôn trân trọng những tình cảm ,những lời dạy của mẹ dành cho mình. Chúng ta phải đáp lại những tình cảm của mình giành cho mẹ như cố gắng học tập thật tốt để làm con ngoan trò giỏi, có như vậy mới không phụ lòng của cha mẹ giành cho chúng ta

Tình mẫu tử còn được thể hiện qua các câu thơ ,câu hát sâu lắng hay là những lời ru của bà. Có những câu hát như “tình mẹ bao la như biển thái bình dạt dào” đúng vậy,tình mẹ luôn được ví với những gì cao cả rộng lớn không thể đong đếm được

Hãy thử tưởng tượng mà xem,nếu một ngày chúng ta không có mẹ thì liệu sẽ ra sao? Lúc ấy cuộc sống của chúng ta thật vô vị và tẻ nhạt biết bao nhiêu. Mẹ là nguồn ánh sáng soi đường dẫn lỗi cho chúng ta đi qua. Mẹ là tấm gương sáng cho các con của mình noi theo

Thật may mắn và cao quý biết bao khi những ai vẫn đang còn mẹ. Không gì có thể hạnh phúc hơn khi được sống trong vòng tay của mẹ.,được mẹ chở che và dạy dỗ bảo ban. Mẹ luôn ở bên khi chúng ta buồn phiền hay vui vẻ,chúng ta đều có mẹ để chia sẻ. Lời yêu thương ngọt ngào cùng với những lời chỉ bảo ân cần của mẹ sẽ là hành trang quý báu trên cuộc đời con đi

Sau này chúng ta có làm ông to bà lớn hay có chức quyền gì đi nữa thì chúng ta cũng không được quên mẹ của mình,người đã nuôi dưỡng và sinh thành ra mình, mỗi chúng ta hãy trân trọng tình cảm thiêng liêng tuyệt vời này.

Hiện nay,với sự phát triển của xa hội thì vai trò của người mẹ càng được đề cao bởi không chỉ làm việc nhà,chăm sóc nuôi dạy con cái mà còn tham gia các hoạt động của xã hội. Mẹ không chỉ là mẹ mà còn là người bạn đồng hành chúng ta

Những ai đang còn mẹ thì hãy trân trọng và giữ gìn khi còn có thể “ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc” ,hãy phụng dưỡng cha mẹ khi về già để thấy rằng tinh cảm ấy thật dạt dào biết bao nhiêu.

0
0
Quỳnh Anh Đỗ
21/11/2018 19:20:17
Có những lúc mỏi mệt trên đường đời, có những phút yếu lòng tưởng chừng như ngã gục, có những khi lỡ lầm đường lạc lối thì không ai khác chính mẹ là người đã nâng đỡ, đã tiếp thêm sức mạnh cho tôi trên con đường lắm chông gai ấy. Tình mẫu tử quả là thiêng liêng và bất diệt, tôi càng thấm thía hơn câu thơ của Chế Lan Viên:
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đười lòng mẹ vẫn theo con.”

Tình mẫu tử là tình cảm ruột thịt thiêng liêng cao qúy giữa người mẹ và đứa con. Đó là sự hi sinh vô điều kiện của người mẹ vì hạnh phúc và thành công của con cái mình, là sự tôn trọng, biết ơn và khắc cốt ghi tâm tình mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào, vô tận. Chúng ta với sự hữu hạn của tâm hồn và lí trí không bao giờ có thể cân đong đo đếm được giá trị thiêng liêng và vai trò to lớn của người mẹ trong hành trình trưởng thành, trong hành trình sống làm người của mỗi người.
Tình mẫu tử là suối nguồn yêu thương vĩ đại nhất mà nhân loại được ban tặng. Tình mẫu tử giúp ta được sống đầy đủ và phong phú hơn với những nguồn tình cảm vốn xứng đáng được hưởng đặc quyền như nhau. Hãy thử nhìn những số phận bất hạnh ngoài kia, những người mồ côi không nơi nương tựa đang khao khát tình mẹ, khoa khát được một lần áp mặt vào bầu sữa nóng của mẹ, được mẹ gối đầu, được sà vào vòng tay âu yếm của mẹ mà khó biết bao. Tình mẹ là điểm tựa vững chắc và mạnh mẽ giúp ta vượt qua những chông gai của cuộc đời. Mỗi khi cuộc sống khó khăn, mỗi khi thất bại tưởng chừng gục ngã, bên cạnh mẹ và những lời động viên của mẹ là liều thuốc thần tiên tiếp thêm cho ta sức mạnh để soi đường chỉ lối, giúp ta vượt lên phía trước. Tình mẹ bao la luôn dung chứa và khoan dung, độ lượng, nhân hậu vô điều kiện với những sai lầm và tội lỗi ta gặp phải trong hành trình trưởng thành làm người. Mẹ là ánh sáng trên cao soi đời con những lúc tăm tối, là ánh mặt trời bừng sáng để sưởi ấm và nạp đầy năng lượng cho những bước đi của con. Có những điều có thể mất đi, có thể thay thế nhưng tình mẫu tử thì không gì bù lấp được nếu mất đi. Vậy nên, mới nói tình mẫu tử thiêng liêng và cao cả như vậy. Lòng mẹ bao la là bến đỗ bình yên nhất trong cuộc đời mỗi người. Thế nên phật dạy: “đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ, gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”. Đó là sự hi sinh, sự cắt máu và nhỏ những giọt nước mắt chắt ra từ an ruột để nuôi ta không lớn. Ấy vậy mà vẫn có những người sẵn sàng vất bỏ đi tình mẹ thiêng liêng ấy, có khi chỉ vì những giá trị vật chất nhất thời, những danh lợi tầm thường và ti tiện. Rất phổ biến trong xã hội hiện nay là tình trạng con cái hỗ láo, đánh đạp và phụ bạc cha mẹ, bản thân sống trong giàu có, sung túc nhưng lại bỏ mặc mẹ già neo đơn, cô độc không nơi nương tựa. Hơn nữa là việc sau khi thành đạt rồi họ lại cảm thấy coi thường và xấu hổ chỉ vì mẹ mình không sang trọng và giàu có như người khác, ảnh hưởng đến thanh danh của họ nên cũng sẵn sàng gửi mẹ đến viện dưỡng lão hoặc phó mặc như một kẻ vô tình, máu lạnh. Buồn biết bao khi những giọt mồ hôi, máu và nước mắt của những dấu chân mẹ in mọi nẻo đường, những giọt mồ hôi thấm từng hạt gạo, bông lúa để tảo tần nuôi con ăn học, thành đạt mà nay lại bị đối xử như vậy.
Hãy sống như một con người chân chính đó là việc trân trọng tình mẹ thiêng liêng, tôn thờ vai trò và tấm òng thiêng liêng của mẹ. Chính tình mẫu tử là nguồn cội, gốc rễ sâu xa nhất cho sự trưởng thành và phát triển bền vững của tâm hồn ta.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×