Từ Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy, chúng ta còn được nhận một bài học quí giá nữa: bài học về cách xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa riêng với chung, giữa nhà nước, giữa cá nhân với cộng đồng. Các quan hệ đó được tác giả dân gian khéo léo lồng ghép trong mối quan hệ cha con, vợ chồng. Mị Châu là con gái An Dương Vương, là công chúa của nước Âu Lạc nhưng khi lấy Trọng Thủy – con trai kẻ thù của đất nước mình rồi, nàng là vợ Trọng Thủy. “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu…”, chắc chắn Mị Châu nhất nhất phải theo Trọng Thủy và cũng không thể dựa vào đó và nói rằng, Mị Châu hoàn toàn vô tội khi đáp ứng lời thỉnh cầu được xem nỏ thần – báu vật quốc gia của Trọng Thủy. Khước từ Trọng Thủy, Mị Châu chỉ phật lòng một người nhưng nghe lời dỗ của Trọng Thủy, nàng lại phụ cả thiên hạ của vua cha, phụ hết thảy muôn dân trăm họ. Mị Châu đã không suy xét hành động của cá nhân mình nên nàng không thể hài hòa các mối quan hệ với nhau. Tin theo chồng, nàng đã phản bội cha và nghiêm trọng hơn là phản bội đất nước. Lời phán quyết của nhân dân về hành động vô tình nghiêm trọng mà nàng đã gây ra. Vậy nên hành động tuốt kiếm chém đầu đứa con gái của An Dương Vương không phải là hành đông giết con của người cha mà là hành động trừng phạt kẻ có tội của người đứng đầu Nhà nước. Không vì tình riêng mà dung tha cho con mình, An Dương Vương đã xử trí hết sức chính xác, công bằng.
Giá như An Dương Vương không mất cảnh giác và Mị Châu ý thức một cách rõ ràng về địa vị của mình trong phạm vi gia đình, phạm vi đất nước, chắc chắn bi kịch nước mất nhà tan sẽ không xảy ra. Nhưng câu chuyện đã thuộc về lịch sử. Chúng ta chỉ có thể nghe lại, đọc lại và chiêm nghiệm về những bài học quí giá mà ông cha ta gửi gắm trong mỗi chi tiết nghệ thuật, mỗi hình tượng thẩm mĩ