Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vai trò, vị trí của nghề trồng cây ăn quả? Yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả?

C1: Vai trò, vị trí của nghề trồng cây ăn quả
C2: Yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả?
C3: Phương pháp nhân giống cây ăn quả? Phân tích? Ưu nhược điểm
C4: Quy trình phương pháp ghép cành, chiết cành, ghép đoạn cành?
C5: Yêu cầu ngoại cảnh của cây ăn quả có múi?
8 trả lời
Hỏi chi tiết
9.154
16
25
Nguyễn Mai
29/12/2018 09:36:27
Câu 1
Vai trò, vị trí của nghề trồng cây ăn quả
Cung cấp quả cho con người
Cung cấp nguyên liệu cho công nghệ chế biến đồ hộp, nước giải khát
Xuất khẩu
Trồng cây ăn quả là một nghề góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đồng thời còn là nguồn thu nhập đáng kể
Nghề trồng cây ăn quả được phát triển từ lâu đời, nhân dân ta đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm và chọn lọc được nhiều giống quý có năng suất và chất lượng cao.
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, có tiềm năng phát triển nghề trồng cây ăn quả.
Do đó nước ta rất phong phú về chủng loại cây ăn quả và kinh nghiệm trồng cây ăn quả cũng có từ lâu đời.
Nghề trồng cây ăn quả đang được phát triển mạnh, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cây trồng ngày càng cho nhiều sản phẩm có năng suất và chất lượng càng cao, nghề trồng cây ăn quả mang lại thu nhập đáng kể cho người dân và nền kinh tế mỗi nước.
Do đó, nghề có một vị trí quan trọng không thể thay thế

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
11
3
Nguyễn Trần Thành ...
29/12/2018 09:38:58
Câu 3:
Phương pháp nhân giống bằng hạt
Ưu điểm
- nhanh tạo ra cây con
- cây tạo ra đồng loạt, cùng kích cỡ, độ tuổi
- nhân giống nhanh, đơn giản
- cây thích nghi tốt, bộ rễ khỏe
Nhược điểm
- dễ thoái hóa giống
- khó kiểm soát được các phẩm chất của cây con do có thể có hiện tượng biến dị di truyền
- cây chậm ra hoa, quả
Phương pháp nhân giống vô tính ví dụ như : giâm cành, chiết cành, ghép cành...
Ưu điểm:
- cây thích nghi tốt
- cây giữ được đặc tính của cây mẹ
- nhanh ra hoa, quả.
- tạo cây con nhiều, nhanh, đồng loạt( đối với giâm cành)
Nhược điểm
- qua nhiều thế hệ thì cây bị thoái hóa
- cây không có rễ cọc nên yếu
- không tạo được nhiều cây( đối với pp chiết cành)
12
1
Nguyễn Trần Thành ...
29/12/2018 09:40:03
Câu 2:
Yêu cầu ngoại cảnh:
+Nhiệt độ: 25-27c
+Ánh sáng: đủ
+Độ ẩm không khí: 70-80%. Đất luôn ẩm.
+Đất phù sa, bazan.
+Độ pH :5,5-6,5.
9
1
Nguyễn Trần Thành ...
29/12/2018 09:44:41
Câu 5:
- Cây ăn quả có múi như: cam, chanh, quýt, bưởi... có giá trị dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế cao, được trồng nhiều ở nước ta.
+ Đường: 6 – 12%
+ Vitamin từ 40- 90 mg / 100g
+ Axít hữu cơ và các chất khoáng 0,4- 1,2%.
- Yêu cầu ngoại cảnh:
+ Nhiệt độ: 25- 270c
+ Ánh sáng vừa đủ
+ Độ ẩm: 70- 80%
+ Lượng mưa: 1000- 2000mm/ năm
+ Đất phù sa
+ Độ PH 5,5- 6,5.
0
8
Nguyễn Mai
29/12/2018 09:47:37
Câu 2
Yêu cầu ngoại cảnh:
+Nhiệt độ: 25-27c
+Ánh sáng: đủ
+Độ ẩm không khí: 70-80%. Đất luôn ẩm.
+Đất phù sa, bazan.
+Độ pH :5,5-6,5.
0
9
Nguyễn Mai
29/12/2018 09:50:22
Câu 3
Các phương pháp nhân giống cây ăn quả
– Phương pháp hữu tính: Gieo hạt
– Phương pháp nhân giống vô tính bao gồm: Chiết ghép cành, tách chồi và phương pháp nuôi cấy mô.
Gieo hạt Ưu điểm: Dễ làm, có hệ số nhân giống cao, cây có bộ rễ khoẻ, sinh trưởng phát triển tốt, có khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh.
Nhược điểm: Lâu có quả (thường phải 4 – 5 năm hay lâu hơn), khó giữ được các đặc tính tốt của cây mẹ ban đầu. Các cây con mọc từ hạt độ đồng đều kém. Sau khi trồng các cá thể sinh trưởng, ra hoa, kết quả, năng suất phẩm chất quả rất khác nhau.
Do những nhược điểm trên, ngày nay người ta chỉ nhân giống bằng hạt trong trường hợp những giống chưa tìm ra phương pháp nhân giống tốt hơn, hoặc chỉ áp dụng với những cây ăn quả có hiện tượng đa phôi như cam, quýt, xoài, bơ…
Những điều cần chú ý khi nhân giống bằng hạt
Để hạt nảy mầm đều, tỷ lệ nảy mầm cao cần phải nắm được đặc tính sinh lý của hạt từ đó có các biện pháp xử lý thích hợp:
+ Một số giống cây ăn quả hạt chín sinh lý sớm, hạt có thể nảy mầm ngay khi quả chín, ví dụ: mít, cam, quýt, đu đủ…
+ Một số giống sau thu hoạch nên gieo ngay, càng để lâu sức nảy mầm càng giảm, như: vải, nhãn, đu đủ, na…
+ Một số giống muốn hạt nảy mầm tốt cần được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thấp khoảng 3 – 6°C từ 1 – 2 tuần, như: đào, mận, hồng…
+ Một số hạt có vỏ cứng cần được xử lý trước khi gieo như ngâm nước nóng, gọt bớt lớp vỏ ngoài, tác động cơ giới bằng cách đập nhẹ để tách được lớp vỏ cứng, xử lý hoá học đối với hạt đào, mơ, mận, táo ta… Riêng với dừa thì dùng dao phạt một lớp vỏ ngoài phía gần cuống cho đến gần sọ dừa …
Điều kiện ngoại cảnh để hạt nảy mầm tốt – Nhiệt độ thích hợp đối với hạt giống cây ăn quả nhiệt đới: 23 – 35°c, cây ăn quả á nhiệt đới: 15,5 – 26,5C, cây ăn quả ôn đới: 10 – 21C.
– Độ ẩm đất: 70 – 80% độ ẩm bão hoà.
– Đủ ô xy: Đất gieo hạt phải tơi xốp, thoáng khí, không nên lấp hạt quá sâu nhất là với các loại hạt bé.
Các phương pháp gieo hạt để làm cây giống
– Gieo hạt ươm cây trên luống.
– Gieo hạt ươm cây trong bầu. Phương pháp này có nhiều ưu điểm: dễ chăm sóc cây con, đỡ công bứng bầu, không làm tổn thương bộ rễ vì vậy khi trồng tỷ lệ sống cao, cây phát triển nhanh, khoẻ, vận chuyển cây con đi xa thuận lợi (bầu dùng túi pôlyêtylen có đục lỗ ở đáy, độ lớn của túi phụ thuộc vào giống cây).
Đất trong bầu có thể dùng lớp đất mặt tơi xốp trộn thêm phân chuồng hoai và một ít phân lân (dùng lg lân nguyên chất cho 1kg đất bầu). Các khâu kỹ thuật chăm sóc khác làm đầy đủ như gieo hạt trong vườn ươm.
Chiết cành Ưu điểm: Sớm cho quả, giữ được các đặc tính tốt của cây mẹ, nhanh có giống để trồng. Thông thường sau khi chiết khoảng 3 – 4 tháng hoặc 8 tháng tuỳ giống vì vậy có thể đẩy nhanh tốc độ trồng mới. Ngoài ra cây trồng bằng chiết cành còn có ưu điểm: cây thấp, tán cây gọn, phân cành đều trong không gian, sớm cho thu hoạch và thuận lợi trong chăm sóc.
Nhược điểm: Hệ số nhân giống chưa thật cao. Nếu chiết nhiều cành một lúc trên cây mẹ sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây mẹ. Để khắc phục nhược điểm này người ta dùng phương pháp chiết cành nhỏ.
Những biện pháp kỹ thuật để nâng cao tỷ lệ ra rễ của cành chiết và chất lượng cành chiết.
Chọn giống, chọn cây, chọn cành chiết tốt Khâu chọn giống rất quan trọng. Ví dụ cùng là bưởi nhưng có giống chua, giống ngọt, giống chín sớm, chín muộn khác nhau, lại có giống bưởi trắng ruột, bưởi điều…Vì vậy nên chọn giống nào có phẩm chất ngon, thị trường ưa chuộng và có năng suất cao. Cũng như trong một vườn bưởi, không phải cây nào cũng có năng suất cao và ăn ngon như nhau, mà chỉ có một số cây nhất định, thậm chí cả vườn chỉ được một cây ngon, hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Còn việc chọn cành trên cây thì nên chú ý độ lớn và vị trí cành. Độ lớn cành nên chọn loại cành có đường kính 1,0 – 2,0cm. Cành đã hoá gỗ ở vị trí giữa tầng tán phơi ra ngoài ánh sáng. Không chiết cành la, cành vượt.
Chọn đúng thời vụ thích hợp cho từng giống để chiết Ở vùng đồng bằng Bắc bộ và bắc Trung bộ phần lớn các giống cây ăn quả nên chiết vào 2 vụ chính: vụ xuân (tháng 3 – 4) và vụ thu (tháng 8 – 9). Tuy nhiên cũng có thể tuỳ theo giống mà xê dịch thời vụ cho phù hợp. Ví dụ mận, đào nên chiết sớm vào tháng 2 – 3 khi cây bắt đầu ra hoa và vụ thu có thể chiết kéo dài đến hết tháng 10.
Ở các tỉnh khu 4 cũ nên chiết vào vụ thu (tháng 8 – 9), không nên chiết vào vụ xuân vì tháng 5 – 6 ở đây có gió Lào, nắng, nóng và hạn. Các tỉnh ở miền Nam, Tây Nguyên nên chiết vào đầu mùa mưa.
Kỹ thuật chiết Khoanh vỏ bầu chiết: Chiều dài khoang vỏ tốt nhất bằng 1,5 – 2 lần đường kính cành chiết, sau khi khoanh vỏ cạo sạch lớp tế bào tương tầng dính trên lõi gỗ. Với giống khó ra rễ cần phơi nắng khoảng 1 tuần sau đó mới bó bầu.
Chất độn bầu: Dùng tỷ lệ 1/2 phân chuồng hoai + 1/2 đất màu, hoặc 2/3 phân chuồng hoai + 1/3 đất màu. Độ ẩm đất bầu chiết phải đảm bảo 70% độ ẩm bão hoà.
Bó bầu bằng giấy pôlyêtylen màu trắng, đảm bảo cho bầu đất không bị xoay bằng cách buộc thêm một giây lạt ở giữa bầu.
Sử dụng chất kích thích sinh trưởng Chất này có tác dụng làm tăng khả năng ra rễ đối với những giống khó ra rễ hoặc chiết vào mùa không thích hợp với cây.
Các chất kích thích sinh trưởng thưòng dùng cho chiết cành như Indol butyric (IBA), α.naphtyl axêtic axit (NAA), Indol axêtic axit (IAA), Gibberellin (GA3). Cần chọn loại chất kích thích sinh trưởng và nồng độ phù hợp cho từng loại giống và mùa chiết khác nhau.
Tách chồi Phương pháp này chỉ áp dụng đối với những giống cây ăn quả không có hạt, không chiết cành, giâm cành và ghép cây được như chuối và dứa.
Với dứa có thể dùng các loại chồi như chồi ngọn, chồi cuống, chồi thân (chồi nách) để nhân giống nhưng tốt hơn cả là dùng chồi nách.
Với chuối chỉ lấy những cây con hình búp măng, không dùng loại cây con lá to, thân bé.
0
8
Nguyễn Mai
29/12/2018 09:58:00
Câu 4
- Chiết cành
Bước 1. Chọn cành chiết
Bước 2. Khoanh vỏ
Dùng dao khoanh vỏ cành chiết ở vị trí cách chạc cành từ 10 - 15 cm.
- Độ dài phần khoanh từ 1,5 - 2,5 cm.
- Bóc hết lớp vỏ rồi cạo sạch phần vỏ trắng sát phần gỗ rồi để khô.
Bước 3. Trộn hỗn hợp bó bầu
Trộn 2/3 đất với 1/3 mùn, bèo tây, chất kích thích ra rễ và làm ẩm tới 70% độ ẩm bão hoà.
Bước 4. Bó bầu
Bôi thuốc kích thích ra rễ vào vết cắt khoanh vỏ ở phía trên hoặc trộn cùng với đất bó bầu
- Bó giá thể bầu vào vị trí chiết cho đều, hai đầu nhỏ dần. Phía ngoài bọc mảnh PE trong rồi buộc hai đầu.
- Kích thước bầu đường kính từ 6- 8cm, dài 10- 12cm. Cũng có thể tuỳ thuộc vào loại cây, đường kính cành chiết.
Bước 5. Cắt cành chiết
Sau 30 - 60 ngày quan sát bầu đất thấy rễ xuất hiện và có màu vàng ngà thì cắt cành chiết ra khỏi cây.
- Bóc vỏ PE bó bầu rồi đem giâm ở vườn ươm.

-Các bước ghép đoạn cành
Trên gốc ghép, ở độ cao cách mặt đất 25 - 30 cm, tiến hành cắt ngọn gốc ghép (có giữ lại một vài lá gốc).
Chọn cành ghép có đường kính tương tự với đường kính gốc ghép, cắt một lát cắt tạo vết cắt dài 2 - 2,5 cm, có 2 - 3 mầm ngủ.
Chẻ một vết trên gốc ghép có chiều rộng và sâu tương tự với kích thước của vết cắt trên cành ghép.
Cài cành ghép vào gốc ghép sao cho ít nhất có một phía tượng tầng được trùng khớp và dùng dây nilon mỏng cuốn lại.
Trước hết cuốn nhiều vòng dây để cố định cành ghép vào gốc ghép, sau đó trải rộng dây nilon và cuốn kín một lượt xung quanh cành ghép, đưa dây nilon trở lại cố định dây tại gốc ghép.
Sau ghép 15 - 20 ngày, mầm ghép bắt đầu mọc xuyên qua dây cuốn, tiến hành các biện pháp chăm sóc cây con sau khi ghép đoạn cành.
1
0

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Công nghệ Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo