I. Văn bản " Sông nước Cà Mau" ( Đoàn Giỏi)
C1: Ấn tượng chung của người kể về sông nước Cà Mau là gì? Nó được cảm nhận qua giác quan nào?
Cảnh thiên nhiên ở đây thật rộng lớn, hoang dã và hùng vĩ, đặt biệt là những dòng sông và rừng đước. Cảnh chợ Năm Căn là hình ảnh trù phú, độc đáo, tấp nập về sinh hoạt của con người ở vùng đất ấy.
=>mắt,tai
II. Văn bản "Vượt thác" (Quê nội- Võ Quảng)
C1: Phân tích sự thay đổi của cảnh sông nước và cảnh hai bên bờ? Người kể đã quan sát cảnh vật từ vị trí
nào? Vị trí ấy có thích hợp không? Vì sao?
C2: Phân tích cảnh vượt thác qua hình ảnh Dượng Hương Thư? Hình ảnh so sánh nào ấn tượng nhất? Ý nghĩa, nghệ thuật của nó?
• Trong khung cảnh đó, hình ảnh dượng Hương Thư được miêu tả nổi bật :
- Ngoại hình gân guốc, chắc khỏe : đánh trần, như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa.
- Động tác mạnh mẽ, dứt khoát : co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng “ soạc”, ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại.
• Miêu tả dượng Hương Thư vượt thác dữ, tác giả sử dụng các cách so sánh :
- Dùng thành ngữ dân gian , so sánh ngang bằng : động tác thả sào và rút sào “ nhanh như cắt”, hình ảnh con người “ như một pho tượng đồng đúc”.
- Dùng hình ảnh cường điệu : dượng Hương Thư “giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ” gợi sự liên tưởng với những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương bằng thịt đang hiện ra trước mặt người đọc, nhằm khắc họa nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người nhằm chế ngự thiên nhiên.
- Cách so sánh trên đối lập với hình ảnh “ dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ” – qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quý của người lao động : khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, trong khó khăn, thử thách.
C3: Hãy phân tích giá trị nghệ thuật của hai hình ảnh cây cổ thụ trong văn bản?