Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

7 trả lời
Hỏi chi tiết
664
1
3
Nguyễn Tấn Hiếu
29/06/2018 14:57:10
C3
Bố cục
- Phần 1 (từ đầu đến "thu nhận thêm những kinh nghiệm mới"): phần mở đầu, khẳng định sự cấp thiết và cần thiết của hành động đảm bảo tương lại tốt đẹp cho tất cả trẻ em.
- Phần 2 (tiếp theo đến "phải đáp ứng"): Những thách thức mà nhiệm vụ này đặt ra.
- Phần 3 (tiếp theo đến "tái phan bổ các tài nguyên đó"): Những cơ hội cần nắm bắt để thực hiện quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
- Phần 4 (đoạn còn lại): Những nhiệm vụ cụ thể cần phải làm để thực hiện quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
2
Nguyễn Tấn Hiếu
29/06/2018 14:57:53
C4
Sau bài học, em hiểu được tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay và sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này. Quan trọng hơn, học sinh ý thức được những quyền lợi mà bản thân các em được hưởng, biết quý trọng, yêu thương chính mình và bạn bè xung quanh.
1
2
Nguyễn Tấn Hiếu
29/06/2018 15:19:23
Câu 3 :
Phần 1 : Sự thách thức. Nêu lên những thực tế, những con số về cuộc sống khổ cực trên nhiều mặt, về tình trạng bị rơi vào hiểm họa của nhiều trẻ em trên thế giới hiện nay.
Phần 2 : Cơ hội – khẳng định những điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
Phần 3 : Nhiệm vụ. Xác định những trách nhiệm cụ thể mà từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần làm vì sự sống còn, phát triển của trẻ em.
1
2
Nguyễn Tấn Hiếu
29/06/2018 15:21:53
Câu 4 :
- Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của từng quốc gia và của cộng đồng quốc tế. Đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến tương lai của một đất nước, của toàn nhân loại.
- Qua những chủ trương, chính sách, qua những hành động cụ thể đối với việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em mà ta nhận ra trình độ văn minh của một xã hội.
- Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em đang được cộng đồng quốc tế dành sự quan tâm thích đáng với các chủ trương, nhiệm vụ đề ra có tính cụ thể, toàn diện.
1
1
My
29/06/2018 15:23:06
Câu 3 :
- Phần 1 (từ đầu đến "thu nhận thêm những kinh nghiệm mới"): phần mở đầu, khẳng định sự cấp thiết và cần thiết của hành động đảm bảo tương lại tốt đẹp cho tất cả trẻ em.
- Phần 2 Sự thách thức: Nêu lên những thực tế, những con số về cuộc sống khổ cực trên nhiều mặt, về tình trạng bị rơi vào hiểm họa của nhiều trẻ em trên thế giới hiện nay.
- Phần 3 Cơ hội: Khẳng định những điều kiện thuận lợi cơ bản cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
- Phần 4 Nhiệm vụ: Xác định những nhiệm vụ cụ thể mà từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần làm vì sự sống còn, phát triển của trẻ em. Những nhiệm vụ này được nêu lên một cách hợp lí và có tính cấp bách bởi trên cơ sở tình trạng, điều kiện thực tế.
Ba phần của văn bản này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Hai phần trước là cơ sở, căn cứ để rút ra những nội dung ở phần sau.
1
2
Câu 3:
Văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em gồm 17 mục, ngoài phần tuyên bố về mục đích tham dự Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em và nhận thức về nhu cầu, quyền được chăm sóc, phát triển của trẻ em, văn bản được bố cục thành ba phần:
- Phần Sự thách thức: phân tích thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới (trẻ em trước hiểm hoạ chiến tranh và bạo lực, trẻ em trong thảm hoạ đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh, ma tuý…);
- Phần Cơ hội: Chỉ ra những điều kiện thuận lợi của bối cảnh quốc tế trong việc thúc đẩy việc chăm sóc, bảo vệ quyền trẻ em;
→ Hai phần trước là cơ sở, căn cứ để rút ra những nội dung ở phần sau.
1
2
Câu 4:
Trẻ em có quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ... Nhưng trong thực tế, theo thế giới Tuyên bố về sự sống còn của trẻ em..., hằng ngày có hàng triệu trẻ em phải chịu đựng thảm hoạ của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp... Hơn 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất thế giới không có những điều kiện thiết ỵếu để tồn tại như thiếu thực phẩm, nước uống, thiếu thuốc chữa bệnh... ở nhiều nước đang phát triển, đặc biệtnhững nước kém phát triển nhất ở châu Phi, trẻ em đang phải chịu tác động nặng nề của nợ nước ngoài, của tình hình kinh tế không giữ được mức độ tăng trường đều đặn hoặc không có khả năng tăng trưởng.Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại. Nhựng trong thực tế, cũng theo Tuyên bố thế giới về quyền được bảo vệ của trẻ em, hằng ngày có vô số trẻ em khắp nơi trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm hoạ khôn lường. Chiến tranh vẫn nổ ra liên miên trên khắp thế giới. Cuộc chiến ở Cô-sô-vô, Nam Tư; cuộc chiến tranh của Mĩ và Anh ở I-rắc; cuộc chiến ở Áp-ga-ni-xtan; các cuộc xung đột ở Trung Đông; chủ nghĩa khủng bố hoành hành khắp nơi... đã biến trẻ em thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, thậm chí, ở một số nước châu Phi, người ta tuyển mộ cả trẻ em vào quân đội, tay lăm lăm súng ống giáp mặt với giết chóc...Trẻ em có quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập, được vui chơi giải trí, được tham gia các hoạt động văn hoá, thể thao... Nhưng trong thực tế hiện nay, có hơn 100 triệu trẻ em không được đến trường hoặc chưa trải qua giáo dục cơ sở.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư