Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vận dụng kết hợp phân tích và so sánh, viết đoạn văn bàn về vẻ đẹp của bài thơ Tự tình II (Hồ Xuân Hương)

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
13.920
18
3
....^_^....
26/08/2018 20:35:49
Xã hội phong kiến xưa luôn tôn thờ chế độ “Trọng nam, khinh nữ” khiến cho cuộc đời và số phận của những người phụ nữ vô cùng bấp bênh, đau khổ. Họ không có quyền lựa chọn hạnh phúc cho bản thân, luôn phải sống dưới cái bóng quá lớn của khuôn khổ “Tam tòng, tứ đức”. Tuy nhiên, trước số phận nghiệt ngã ấy, có những người chọn cách im lặng, cam chịu, nhưng cũng có những người dám đứng lên để đấu tranh cho khát khao hạnh phúc của bản thân. Hồ Xuân Hương là một người như vậy. Bà là một trong số rất ít nhưng nhà văn nữ ở thời đại này nhưng ở Hồ Xuân Hương lại nổi bật một cá tính riêng không trộn lẫn. Là một “nhà văn phụ nữ viết về phụ nữ”, Hồ Xuân Hương đã dám cất lên tiếng nói để bộc lộ tâm sự, suy tư thầm kín. Có lẽ cũng bởi cuộc đời long đong lận đận của mình mà các sáng tác của Hồ Xuân Hương chủ yếu nói về người phụ nữ, nhất là những người mang thân phận làm lẽ. Bài thơ “Tự tình II” như nói lên tất cả
Không chỉ sáng tác thơ chữ Hán, mà các sáng tác thơ Nôm của bà cũng vô cùng phong phú. Chính vì vậy, “ông hoàng thơ tình Xuân Diệu” đã ưu ái gọi bà là “bà chúa thơ Nôm”. Bài thơ “Tự tình II” nằm trong chum ba bài “ Tự tình”, thể hiện rõ tài năng cũng như phong cách sáng tác của Hồ Xuân Hương. Đó là sự hòa quyện giữa một chất thơ trữ tình cùng sự táo bạo, dí dỏm. Bài thơ “Tự tình II” chan chứa nỗi đau thầm kín, bộc lộ cảnh ngộ, thân phận và nhân cách, bản lĩnh của Hồ Xuân Hương.
Tâm trạng của Hồ Xuân Hương bắt đầu trong một không gian vô cùng đặc biệt:
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn”.
“Đêm khuya” là khoảng thời gian mà vạn vật đã chìm vào giấc ngủ. Đó cũng là khoảng thời gian con người gạt bỏ hết những trăn trở, âu lo để trở về với hạnh púc gia đình, hạnh phúc lứa đôi. Nhưng với những người phụ nữ cô đơn, thì “đêm khuya” chính là lúc con người ta chất chứa nhiều tâm sự, là khoảng thời gian tâm tư sâu lắng nhất, thấm thía nhất nỗi bất hạnh, cô đơn đến tột cùng. Hồ Xuân Hương cũng vậy, khi màn đêm bao trùm lấy cảnh vật, cũng là lúc bản thân phải tự đối diện với lòng mình. Trong cái không gian tĩnh mịch ấy, bỗng “văng vẳng” tiếng “trống canh”. “Trống canh” là báo hiệu của thời gian, nay kết hợp với từ láy tượng thanh “văng vẳng” khiến âm thanh như từ xa vọng về, đầy ma mị, rối bời. Từ “dồn” như muốn nói lên sự dồn đuổi của thời gian lên cảnh vật, như thúc giục mọi người. Tuy nhiên, cấu trúc đảo ngữ đã khẳng định đây không chỉ là sự dồn đuổi của thời gian lên cảnh vật mà còn là sự dồn đuổi của tuổi trẻ giữa cái vòng tuần hoàn ngày-đêm của tạo hóa. Nếu như thời gian của cuộc đời là vô thủy, vô trung thì thời gian của đời người là hữu hạn. Giữa không gian yên ắng ấy là hình ảnh người phụ nữ lọt thỏm giữa bốn bề vắng lặng:
“Trơ cái hồng nhan với nước non”.
“Trơ” có nghĩa là trơ trọi, được đặt ở đầu câu gây ấn tượng mạnh. Người phụ nữ trơ trọi giữa không gian lạnh lẽo, yên ắng. Từ “trơ” cũng có nghĩa là tủi hổ, bẽ bàng trước số phận lẻ loi, tình duyên không trọn. Từ xưa đến nay, người ta dùng từ “hồng nhan” để chỉ người con gái đẹp với hàm ý nâng niu, trân trọng. Nhưng Xuân Hương lại nói “cái hồng nhan” thì nghe thật rẻ rúng, mỉa mai. “Cái hồng nhan” “trơ” với nước non không chỉ là dầu dãi mà còn là cay đắng, gợi nên sự bạc phận, xót xa. Tuy nhiên, “cái hồng nhan” khi đặt trong thế đối sánh với “nước non” như một thoáng kiên cường, mạnh mẽ, như một sự thách thức, kiêu hãnh của một tâm hồn đầy cá tính. Biện pháp đảo ngữ cho thấy bên cạnh nỗi đau Xuân Hương còn là một bản lĩnh Xuân Hương.
Sau những giây phút cô đơn, lạc lõng là những bế tắc, tuyệt vọng:
“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”.
Trong sự cô đơn, người phụ nữ ấy tìm đến rượu để quên đi nỗi đau nhưng càng uống thì lại càng như nuốt tủi, nuốt hận vào lòng. Cụm từ “say lại tỉnh” như vẽ ra một cái vòng luẩn quẩn, bế tắc, không có lối thoát. Bà tìm đến vầng trăng-người bạn tri kỉ muôn đời của những tâm hồn cô đơn với khao khát trăng sẽ chia sẻ nỗi niềm cô đơn, buồn tủi ấy. Nhưng vầng trăng cũng “khuyết chưa tròn”. Bằng việc sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình, nhà thơ đã tạo nên sự đồng điệu giữa ngoại cảnh và tâm cảnh. Vầng trăng đã ở phía bên kia bầu trời mà vẫn khuyết cũng như tuổi xuân của con người đã trôi qua mà tình duyên chưa trọn vẹn. Tất cả những cố gắng thoát ra khỏi nỗi đau đều không thành, cuối cùng lại càng bế tắc khôn nguôi.
Sự bế tắc ấy đã khiến nhân vật trữ tình trào dâng nỗi niềm phẫn uất. sự phẫn uất ấy cuộn chảy mạnh mẽ, thấm cả vào cảnh vật:
“Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”.
“Rêu”, “đá” là những sự vật nhỏ bé, vô tri, không được coi trọng. Nữ sĩ sử dụng hình ảnh của những sự vật bé nhỏ, hèn mọn, kết hợp với các động từ mạnh “xiên’, “đâm” để nói lên sức mạnh phản kháng trào dâng. Biện pháp liệt kê một lần nữa xuất hiện như muốn khẳng định thêm nỗi lòng phẫn uất của nhà thơ. “Rêu xiên ngang mặt đất”, “đá đâm toạc chân mây” như vách đất mà hờn, vạch trời mà oán. Ẩn sau những hình ảnh bình dị, giản đơn ấy, có lẽ chúng ta lại thấy bóng dáng của những người phụ nữ. Xã hội phong kiến quá bất công, khiến những người phụ nữ bé nhỏ phải oằn mình lên để chống đỡ. Qua cách miêu tả đầy tinh tế, cảnh vật hình như đang cựa quậy, căng đầy sức sống ngay cả trong bế tắc. Biện pháp tả cảnh ngụ tình đã thể hiện rõ bản lĩnh, cá tính và khát vọng mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương. Đó là khát khao hạnh phúc, khát khao được yêu thương trọn vẹn.
Hồ Xuân Hương có thể nói là một người phụ nữ cá tính, mạnh mẽ. Trước những sóng gió cuộc đời, bà vẫn luôn tự tin, kiêu hãnh. Tuy nhiên, dù tự tin, kiêu hãnh là thế, những cuối cùng, bà vẫn không thể vượt qua thân phận mình trong vòng vây của xã hội phong kiến. Sau tất cả sự cô đơn, tuyệt vọng, phẫn uất, đọng lại là tâm trạng ngán ngẩm, chán chường:
“Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con”.
Từ “xuân” trong thơ Hồ Xuân Hương thật đa nghĩa. “Xuân” là mùa xuân của đất trời, là mùa của vạn vật sinh sôi, đâm chồi nảy lộc. Nhưng “xuân” cũng là tuổi xuân của con người. Mùa xuân qua đi rồi mùa xuân lại đi tới, tạo hóa vẫn tuần hoàn với muôn ngàn hoa lá, cỏ cây. Chỉ có tuổi xuân của đời người qua đi mà vĩnh viễn biến mất. Xuân đi rồi xuân lại, hai từ “lại” xếp cạnh nhau những mang hai ý nghĩa. Từ “lạị” thứ nhất có nghĩa là thêm một lần nữa, còn từ “lại” tiếp theo mang ý nghĩa là sự tuần hoàn, quay trở lại. Thời gian của cuộc đời cứ thế vô tình trôi qua, cứ mỗi mùa xuân trở lại là ngày xanh của tuổi trẻ lại lần lượt ra đi. Tổi trẻ thì cứ lặng lẽ kết thúc, trong khi tình duyên vẫn mãi chẳng vẹn đầy:
“Mảnh tình san sẻ tí con con”.
Nhịp thơ 2/2/1/2 và nghệ thuật giảm dần làm cho nghịch cảnh trở nên éo le. Mọi người thường hay nói “mối tình”, “cuộc tình”, chứ “mảnh tình” thì nghe thật mâu thuẫn. Cụm từ “mảnh tình” khiến người đọc liên tưởng đến điều gì đó nhỏ nhoi, ít ỏi. Đau đớn hơn, “mảnh tình” đã bé, đã ít lại còn phải đem ra san sẻ, cuối cùng chỉ còn lại “tí con con” xót xa, tội nghiệp. Lời thơ quả thực cất lên từ sâu thẳm trong trái tim người đàn bà lẽ mọn với nước mắt đắng cay và tận cùng đau khổ.
“Tự tình II” thể hiện đặc sắc tài năng nghệ thuật của Hồ Xuân Hương. Tâm trạng nhân vật được khắc họa thành công qua việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật, ngôn từ tinh tế nhưng vẫn rất tự nhiên. Bài thơ là những lời bộc bạch vừa buồn tủi, vừa thách thức duyên phận, gắng gượng vươn lên những vẫn rơi vào bi kịch. Thế nhưng đó không chỉ là nỗi đau của riêng bà. Xuân Hương ôm trong mình nỗi đau của cả một thời đại. Nhà thơ cất lên tiếng nói nhân văn cho số phận, khát khao của những người phụ nữ trong xã hội xưa khi mà với họ, hạnh phúc là một chiếc chăn qua hẹp Qua đó, thể hiện tính nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. Có thể nói, đây là bài thơ tiêu biểu cho phong cách sáng tác thơ của Hồ Xuân Hương. Đó là sự thống nhất giữa một trái tim yếu mềm, đa cảm, nhiều yêu thương và một bộ óc mẫn tiệt, thông tuệ. Trong dòng chảy của văn học trung đại Việt Nam, ta thấy Xuân Hương nổi bật lên giữa tất cả các khuôn mẫu thông thường. Dù chỉ là một người phụ nữ nhỏ bé nhưng dám cất lên tiếng nói đòi quyền hạnh phúc, dám nói lên khát khao được yêu thương.
Qua bài thơ “Tự tình II”, ta thấy được tài năng cũng như trái tim nhân hậu của Xuân Hương. Dù cho có đau khổ, bế tắc thì vẫn luôn kiên cường, mạnh mẽ. Hình ảnh của Xuân Hương như một tấm gương sáng ngời về một người phụ nữ mạnh mẽ, thông minh, tài năng, nhân hậu mà những người phụ nữ ở thời đại trước hay thời đại ngày nay đều nên học tập. Không chỉ “ Tự tình II” mà tất cả những sáng tác của bà đều sẽ mãi in dấu trong lòng người đọc qua nhiều thế hệ. Bởi ở bà, ta thấy được một con người mang đầy tinh thần nhân đạo, là một Xuân Hương “kì nữ, kì tài”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
8
1
Nguyễn Việt Anh
26/08/2018 21:41:31
Tự tình II Hồ Xuân Hương Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non Chén rượu hương đưa say lại tỉnh Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn. Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn; Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại Mảnh tình san sẻ tí con con. a. Phần văn bản em viết là một bộ phận của một bài văn hoàn chỉnh, với: - Chủ đề của bài văn là bàn về đặc sắc nghệ thuật của bài thơ “tự tình II” của Hồ Xuân Hương. - Để làm sáng tỏ chủ đề trên, chúng ta cần nêu ra những luận điểm cụ thể như sau: + Bài thơ “Tự tình II” thể hiện tài năng độc đáo của “Bà chúa thơ Nôm” trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ. + Bài thơ “Tự tình II” thể hiện nghệ thuật xây dựng hình ảnh điêu luyện của Hồ Xuân Hương. + Bài thơ còn vận dụng rất linh hoạt các biện pháp nghệ thuật trong việc thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình. + Bài thơ có giọng điệu trữ tình đặc biệt độc đáo “chất Xuân Hương”: sắc sảo, da diết, giàu cá tính. Học sinh sẽ trình bày thành đoạn văn để làm sáng tỏ luận điểm thứ nhất(Thể hiện tài năng độc đáo của “Bà chúa thơ Nôm” trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ). Luận điểm này nằm ở phần đầu tiên trong dàn ý, do vậy cần sử dụng những phương tiện liên kết chuyển đoạn có tính chất mở đầu như “Trước hết chúng ta thấy…”, “Biểu hiện đầu tiên…”, “thứ nhất…”, “Để làm sáng tỏ cho nhận định ấy trước tiên chúng ta xem xét…”… b.* Các luận cứ để làm sáng tỏ cho luận điểm: - Ngôn từ bài thơ nôm na, dễ hiểu, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân nhưng lại rất chọn lọc, tinh tế, thể hiện một cách tài tình tâm trạng đau buồn, phẫn uất của người con gái trước duyên phận muộn mằn, gắng gượng vươn lên để đón đợi hạnh phúc mà vẫn rơi vào bi kịch. - Ngôn từ bài thơ được chắt lọc tài tình, rất giàu giá trị tạo hình và biểu cảm, kết hợp từ ngữ một cách sáng tạo: + Toàn từ thuần Việt giàu giá trị tạo hình và biểu cảm như Văng vẳng, dồn, trơ, say lại tỉnh, xiên ngang, đâm toạc, từng đám, mấy hòn.. + Hệ thống từ láy được sử dụng rất “đắt”: văng vẳng, nước non, con con. + Kết hợp từ độc đáo: cái hồng nhan, Mảnh tình – san sẻ – tí – con con, khuyết chưa tròn… + Sử dụng từ đồng âm khác nghĩa: lại lại, xuân đi(tuổi xuân), xuân lại(mùa xuân). * Thông thường các thao tác bổ trợ tùy vào diễn biến của ý mà sử dụng ở phần nào cho hợp lí song người ta thường sử dụng ở phần sau của đoạn văn hoặc bài văn, hoặc xen kẽ giữa các ý. * Không nên để thao tác bổ trợ lấn át thao tác chính, phải vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn. ố Có thể sử dụng thao tác lập luận phân tích là chính, vì như thế mới chỉ ra được những khía cạnh rất chi tiết trong nghệ thuật độc đáo về ngôn từ của bài thơ. c. Diễn đạt các ý đã có thành một đoạn văn hoàn chỉnh, trong đó vận dụng thao tác lập luận phân tích là chính còn so sánh là phụ. Gợi ý: Có thể tham khảo các bài thơ của các nhà thơ cùng thời Hồ Xuân Hương như Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm…Ví dụ: Chiều hôm nhớ nhà Bà Huyện Thanh Quan Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn Tiếng ốc xa đưa lẫn trống dồn; Gác mái ngư ông về viễn phố Gõ sừng mục tử lại cô thôn. Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi Dặm liễu sương sa khách bước dồn; Kẻ chốn Chương Đài người lữ thứ Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn. Nỗi lòng người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm - Đoàn Thị Điểm) Vài tiếng dế nguyệt soi trước ốc Một hàng tiêu gió thốc ngoài hiên; Lá màn lay ngọn gió xuyên Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm; Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông; Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau… Chú ý: So sánh thơ Hồ Xuân Hương với thơ của các nhà thơ khác là để thấy được sự độc đáo của thơ Hồ Xuân Hương chứ không phải để thấy thơ của bà là hay còn thơ của người khác là dở. Nhóm 1: Em hãy nhận xét nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Hồ Xuân Hương trong bài thơ “Tự tình II”? (Nhận định ngắn gọn, không trình bày dài dòng) Gợi ý: Chú ý vào hệ thống từ thuần Việt, từ láy, các kết hợp từ(cái hồng nhan, tí con con…). Tự tình II Hồ Xuân Hương Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non Chén rượu hương đưa say lại tỉnh Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn. Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn; Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại Mảnh tình san sẻ tí con con. Nhóm 2: Em hãy nhận xét nghệ thuật xây dựng hình ảnh của Hồ Xuân Hương trong bài thơ “Tự tình II”. (Chỉ nêu một nhận định ngắn gọn về nghệ thuật xây dựng hình ảnh trong bài thơ, không bàn luận dài). Tự tình II Hồ Xuân Hương Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non Chén rượu hương đưa say lại tỉnh Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn. Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn; Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại Mảnh tình san sẻ tí con con. Nhóm 3: Em có nhận xét gì về các biện pháp nghệ thuật được sử dụng để khắc họa tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ “Tự tình II” của Hồ Xuân Hương?(Chỉ nhận xét bằng một nhận định ngắn gọn, không phân tích cụ thể) Gợi ý: Chú ý vào các biện pháp tu từ, các đảo ngữ, âm thanh, nhịp điệu, phép giảm nghĩa.. Tự tình II Hồ Xuân Hương Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non; Chén rượu hương đưa say lại tỉnh Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn. Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn; Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại Mảnh tình san sẻ tí con con. Nhóm 4: Cảm nhận của em về giọng điệu trữ tình trong bài thơ “Tự tình II” của Hồ Xuân Hơng. Gợi ý: chú ý vào nhịp điệu, âm hởng, cách dùng từ thuần Việt, đảo ngữ… Tự tình II Hồ Xuân Hương Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non; Chén rượu hương đưa say lại tỉnh Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn. Xiên ngang mặt đất rêu từng đám Đâm toạc chân mây đá mấy hòn; Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại Mảnh tình san sẻ tí con con. Chiều hôm nhớ nhà Bà Huyện Thanh Quan Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn Tiếng ốc xa đưa lẫn trống dồn; Gác mái ngư ông về viễn phố Gõ sừng mục tử lại cô thôn. Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi Dặm liễu sương sa khách bước dồn; Kẻ chốn Chương Đài người lữ thứ Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn. Nỗi lòng người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm - Đoàn Thị Điểm) Vài tiếng dế nguyệt soi trước ốc Một hàng tiêu gió thốc ngoài hiên; Lá màn lay ngọn gió xuyên Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm; Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông; Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×