Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Văn nghị luận là gì? Có mấy bước làm bài văn nghị luận

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
298
2
0
Lê Duy Thái
30/04/2019 10:21:21
Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong vănhọc bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận. 2. Đặc điểm của văn nghị luận: -Luận điểm: ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
doan man
30/04/2019 10:22:14
Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong vănhọc bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.

2. Đặc điểm của văn nghị luận: -Luận điểm: ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận.

1/Nghị luận về tư tưởng đạo lý:
-Nêu vấn đề
-Giải thích
-Nguyên nhân
-Dẫn chứng
-Mở rộng
-Kết thúc
2/Nghị luân về hiện tượng đời sống
-Nêu vấn đề
-Giải thích
-Biểu hiện(Dẫn chứng)
-Nguyên nhân
-Kết quả(tác dụng , tác hại)
-Giải pháp
-Kết thúc
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
30/04/2019 10:33:52
Cách làm bài văn nghị luận:
1. Đối với loại đề về tư tưởng đạo lý

A.Mở bài:
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, trích dẫn nguyên văn câu nói, câu danh ngôn…

B. Thân bài:
Ý 1: Giải thích rõ nội dung tư tưởng, đạo lí (giải thích các từ ngữ, khái niệm).
Ý 2: Phân tích các mặt đúng của tư tưởng đạo lí (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 3: Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng đạo lí (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 4: Đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lí (ngợi ca, phê phán)
C. Kết bài: – Khái quát lại vấn đề NL.
– Rút ra bài học nhận thức, hành động cho bản thân, cho mọi người

2. Đối với loại đề về một hiện tượng xã hội

A. Mở bài:
Giới thiệu hiện tượng cần nghị luận.

B. Thân bài
– Ý 1: Nêu rõ hiện tượng (giải thích khái niệm).
– Ý 2: Phân tích các mặt đúng-sai, lợi hại (thực trạng của vấn đề cần bàn luận, chứng minh bằng các dẫn chứng)
– Ý 3: Chỉ ra nguyên nhân.
– Ý 4: Bày tỏ thái độ, ý kiến của bản thân về hiện tượng xã hội đó (đồng tình, không đồng tình). Nêu biện pháp khắc phục.

C. Kết bài: – Khái quát lại một lần nữa vấn đề vừa bàn luận.
– Bài học nhận thức và hành động cho bản thân.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×