- Mở bài
“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” (Tố Hữu)
Đó là lẽ sống cao đẹp mà Tố Hữu đã tâm niệm. Thanh Hải cũng không ngoại lệ, ông đã thể hiện niềm khao khát về cuộc sống và ước nguyện được đóng góp qua bài “Mùa xuân nho nhỏ” cũng như Phương Định trong “Những ngôi sao xa xôi” – cô gái thanh niên xung phong dưới ngòi bút của Lê Minh Khuê. Tất cả họ có chung đặc điểm là được hy sinh hết mình, cống hiến cho đất nước.
- Thân bài
- Khái quát, giới thiệu tác giả – tác phẩm (khổ 4 MXNN)
Bức tranh mùa xuân reo vui đầy sinh động và cảm xúc ngất ngây của nhà thơ trước cảnh đất nước, con người vào xuân đã được thay thế bằng cảm xúc tha thiết và sâu lắng khi tác giả nói lên tâm tư và ước nguyện của mình, nhà thơ Thanh Hải đã khéo léo khẳng định ước mong được cống hiến cho đất nước:
“Ta làm con chim hótTa làm một cành hoaTa nhập vào hoà caMột nốt trầm xao xuyến.”Điệp từ “ta làm” như một lời khẳng định ước mong cống hiến cho đất nước với nghệ thuật ẩn dụ kết hợp với liệt kê bằng hình ảnh “con chim hót”, “một cành hoa”, “một nốt trầm” cho thấy ước nguyện, khát vọng của tác giả. Nhà thơ ước nguyện làm con chim nhỏ để dâng tiếng hát cho cuộc đời, làm cành hoa để tô thêm hương sắc cho mùa xuân. Tác giả muốn làm một nốt nhạc trong bản hòa ca mùa xuân, “một nốt trầm” tuy không ai để ý nhưng góp phần cho bản nhạc thêm sinh động hòa vào bản đồng ca cất lên giai điệu làm xao xuyến lòng người.
Nếu trong “Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải đã thể hiện khát vọng cống hiến cho quê hương đất nước thì trong “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê – nhân vật Phương Định cũng thể hiện được vẻ đẹp của người biết sống cống hiến.
- Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)
Phương Định – một cô gái trẻ đầy mơ mộng gạt bỏ hạnh phúc cá nhân đến với chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn ác liệt làm công việc vô cùng nguy hiểm, cái chết luôn rình rập nhưng với Phương Định chị rất dũng cảm, gan dạ, có cá tính mạnh:
- Trong suy nghĩ và công việc:
Công việc của chị và đồng đội là “chạy trên cao điểm” trong khung cảnh “đất bốc khói, không khí bàng hoàng”, “cỏ cây xơ xác”, “tinh thần căng như chão” -> hiện thực chiến tranh khốc liệt -> Phương Định cùng đồng đội lao mình ra phía trước -> chỉ có từ lòng “dũng cảm gan dạ”, lòng quả cảm tuyệt vời, lòng yêu nước thiết tha mới có thể diễn tả dũng khí, phẩm chất cao đẹp của chị.
- Phương Định trong một lần phá bom:
Tư thế đàng hoàng, chững chạc của chị khi phá bom: “Tôi đến gần quả bom… đàng hoàng mà bước tới” -> dáng đi lom khom hay thẳng không quan trọng mà quan trọng là có phá được bom hay không và có chết hay không -> không đi khom -> không hèn nhát -> tự trọng, kiêu hãnh.
Khi kề sát với cái chết, Phương Định có những cảm giác, suy nghĩ: “tôi rùng mình và bỗng cảm thấy…chẳng lành” -> chỉ có sự từng trải, dày dặn kinh nghiệm, thái độ bình tĩnh gan góc của con người đã từng được tôi luyện trong gian khổ mới có được tinh thần quả cảm ấy -> hình ảnh đẹp của các cô gái thanh niên xung phong thật cảm phục
- Đánh giá chung
Giọng điệu thơ tha thiết, cách kể tự nhiên, ngôn ngữ sinh động, nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật độc đáo. “Mùa xuân nho nhỏ” đã thể hiện ước nguyện cống hiến chân thành của nhà thơ, “Những ngôi sao xa xôi” với cô gái Phương Định có lý tưởng sống cao đẹp, họ đã cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho đất nước.
Tóm lại, vẻ đẹp của con người VN dù trong thời bình hay thời chiến tranh đều thể hiện rõ phẩm chất tốt đẹp: sống biết cống hiến cuộc đời mình cho quê hương đất nước. Nếu chúng ta tự hào về một cách khiêm tốn của Thanh Hải thì ta cũng sẽ không ca ngợi sự hy sinh thầm lặng của Phương Định.